Đã nhận như không, thì hãy cho không
Card. Parolin In Lourdes, The Day Of The Sick © Sanctuaire ND De Lourd
“Anh em đã lãnh nhận như không; thì cũng cho không” (Mt 10,8)
Anh chị em thân mến,
“Anh chị em đã nhận không; thì hãy cho không” (Mt 10,8). Đây là những lời Đức Giê-su đã nói khi sai các tông đồ đi loan báo Phúc Âm, để Nước Chúa có thể lớn lên qua hoạt động của tình yêu vô vị lợi.
Nhân Ngày Thế Giới Bệnh Nhân lần thứ 27, được tổ chức trọng thể vào ngày 11 tháng Hai năm 2019 tại Calcutta, Ấn Độ, Giáo Hội – như một người Mẹ với các đứa con của mình, đặc biệt các bệnh nhân – nhắc nhớ chúng ta rằng những cử chỉ quảng đại như của người Samari Nhân Hậu là những cách thức đáng tin nhất của việc loan báo tin mừng. Chăm sóc các bệnh nhân đòi hỏi phẩm chất chuyên môn, sự dịu dàng, dễ hiểu và những cử chỉ đơn sơ được làm một cách tự do, giống như một sự vuốt ve vỗ về làm cho người khác cảm thấy được yêu thương.
Sự sống là một quà tặng từ Thiên Chúa. Thánh Phao-lô đã đặt câu hỏi: “Điều gì bạn có mà bạn đã không lãnh nhận” (1Cr 4,7). Một cách chính xác vì là một ân sủng, nên đời sống con người không thể bị giản lược thành một sở hữu cá nhân hoặc tài sản riêng tư, đặc biệt trong ánh sáng của sự tiến bộ của y học và công nghệ sinh học có thể cám dỗ chúng ta đụng chạm vào “cây sự sống” (x. St 3,24).
Giữa nền văn hóa vứt bỏ và dửng dưng ngày nay, tôi muốn chỉ ra rằng “ân sủng” là một phạm trù phù hợp nhất để đối diện với chủ nghĩa cá nhân hôm nay và sự thối nát của xã hội, trong khi cùng một thời điểm sự cải thiện các mối tương quan và các cách thức hợp tác mới giữa các dân và các nền văn hóa. Cuộc đối thoại – giả định về ân sủng – tạo ra những khả năng cho sự tăng trưởng và phát triển con người có khả thể phá vỡ qua những cách thức đã được thiết lập của quyền lực hoạt động trong xã hội. “Ân sủng” có ý nghĩa hơn là chỉ đơn giản là trao các món quà: Nó liên hệ đến việc trao ban chính bản thân, và không đơn giản là sự chuyển tải của tài sản hay những vật thể. “Ân ban” khác biệt với món quà cho tặng bởi vì nó đòi hỏi món quà tự do của chính bản thân và việc ước muốn xây dựng một mối tương quan. Nó chính là sự thừa nhận của những người khác, đặt nền tảng của xã hội. “Ân sủng” là một suy tư về tình yêu Thiên Chúa, mà lên đến cực điểm trong cuộc nhập thể của Chúa Con và việc tuôn đổ dạt dào của Chúa Thánh Thần.
Mỗi chúng ta đều là nghèo khó, thiếu thốn và cơ cực. Khi chúng ta được sinh ra, chúng ta cần sự chăm sóc của bố mẹ để tiếp tục sống, và ở mọi giai đoạn của cuộc đời chúng ta cách nào đó phụ thuộc vào sự giúp đỡ của người khác. Chúng ta sẽ luôn luôn ý thức được những giới hạn của mình, như “những thụ tạo”, trước những cá nhân và những hoàn cảnh khác. Nhận biết rõ ràng về chân lý này giữ chúng ta khiêm nhường và thúc đẩy chúng ta thực hành liên đới như một nhân đức thiết yếu trong cuộc sống.
Điều này như một nhận thức đưa chúng ta đến việc hành động cách có trách nhiệm để tiến tới một điều tốt cho cả cá nhân và cộng đồng. Nếu chúng ta nhìn bản thân mình, không chỉ như là một phần của thế giới, nhưng trong mối quan hệ huynh đệ với người khác, thì chúng ta có thể phát triển hành động liên đới mang tính xã hội nhắm mục đích ích chung. Chúng ta không nên e sợ khi thấy bản thân mình thiếu thốn hay cần cậy nhờ đến người khác, bởi vì theo tính cá nhân và bởi những nỗ lực của mình chúng ta không thể vượt qua những hạn chế của ta. Vì thế, chúng ta không nên sợ khi thừa nhận những hạn chế đó, vì chính Thiên Chúa, trong Đức Giê-su, đã nhập bè một cách khiêm nhường xuống thân phận chúng ta (x. Pl 2,8) và tiếp tục làm như vậy; nơi sự nghèo khó của chúng ta, Người đến trợ giúp chúng ta và ban cho chúng ta những hồng ân vượt trên sự tưởng tượng của con người.
Trong ánh sáng của buổi cử hành trọng thể tại Ấn Độ, tôi muốn mời gọi, với niềm vui và sự ngạc nhiên thán phục, hình ảnh của Mẹ Thánh Tê-rê-sa Calcutta – một mẫu gương bác ái, người làm cho tình yêu Thiên Chúa hiện rõ cho những người nghèo và các bệnh nhân. Như tôi đã nói ở lễ phong thánh của Mẹ: “Mẹ Tê-rê-sa, trong tất cả các phương diện đời sống của mình, là một người phân phát cách quảng đại lòng thương xót của Chúa, Mẹ làm cho bản thân sẵn sàng với mọi người qua việc đón tiếp và việc bảo vệ sự sống con người, những người không được sinh ra và những người bị bỏ rơi và ném ra lề xã hội… Mẹ đã cúi xuống những người đã bị sử dụng, rồi bị vất ra bên vệ đường, mẹ đã nhìn thấy nơi họ phẩm giá Thiên Chúa ban tặng; Mẹ đã làm cho các nhà cầm quyền thế gian nghe được tiếng kêu cứu của mình, để họ có thể nhận ra những lỗi lầm của họ về tội phạm – các tội ác! – về sự nghèo đói họ đã tạo ra. Với Mẹ Tê-rê-sa, lòng thương xót là ‘muối’cho hương vị các công việc của mẹ; đó là ‘ánh sáng’ chiếu soi trong đêm tối của nhiều người không còn nước mắt để khóc cho sự nghèo khổ và đau đớn của mình nữa. Sứ mệnh của mẹ tới các thành phố và các vùng ngoại vi cách hiện sinh để lại cho chúng ta ngày nay một chứng từ hùng hồn cho sự gần gũi với những người nghèo nhất của các người nghèo” (Bài giảng lễ, 04.09.2016)
Mẹ Thánh Tê-rê-sa giúp chúng ta hiểu rằng tiêu chuẩn hành động tốt nhất của chúng ta phải là tình yêu vị tha cho mọi người, không phân biệt ngôn ngữ, văn hóa, sắc tộc hay tôn giáo. Gương mẫu của mẹ tiếp tục hướng dẫn chúng ta mở ra ranh giới của niềm vui và niềm hy vọng cho tất cả những ai đang túng thiếu sự hiểu biết và tình yêu dịu dàng, đặc biệt cho những người đau khổ.
Lòng quảng đại thôi thúc và duy trì công việc của nhiều tình nguyện viên, những người có vai trò quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe và những người phản ánh hùng hồn sự hiện thân linh đạo của người Samari Tốt Lành. Tôi biết ơn và khuyến khích tất cả những hiệp hội tình nguyện tận tâm cho việc chuyên chở và trợ giúp các bệnh nhân, và tất cả các tổ chức hiến tặng máu, các mô và nội tạng. Một khu vực đặc biệt trong đó sự hiện diện của các anh chị em diễn tả sự chăm sóc và quan tâm của Giáo Hội đó là sự bênh vực các quyền của người bệnh, đặc biệt những người bệnh lý bất thường (the affected) đòi hỏi sự giúp đỡ đặc biệt. Tôi cũng muốn đề cập đến nhiều nỗ lực làm trỗi dậy ý thức và can đảm ngăn ngừa. Công việc tự nguyện của anh chị em trong điều kiện thuận lợi của y học hoặc trong các gia đình, sắp xếp từ việc cung cấp sự chăm sóc sức khỏe rồi đưa đến sự trợ giúp tâm linh, có tầm quan trọng hàng đầu. Biết bao người đau ốm, cô đơn, già cả hoặc yếu đuối trong tinh thần và thể xác được lợi ích từ những dịch vụ này. Tôi thúc đẩy anh chị em tiếp tục là một dấu chỉ của sự hiện diện của Giáo Hội trong một thế giới tục hóa. Một người tình nguyện là một người bạn tốt cho người khác có thể chia sẻ những suy nghĩ và cảm xúc riêng tư; bằng việc lắng nghe kiên nhẫn của họ, các tình nguyện viên làm cho các bệnh nhân có thể vượt lên từ những người nhận sự chăm sóc cách thụ động thành những tham dự viên chủ động trong một mối tương quan có thể phục hồi niềm hy vọng và khả năng mở ra với việc điều trị xa hơn. Công tác tình nguyện vượt trên những giá cả, cách cư xử và cách sống nảy sinh từ ước muốn sâu xa là quảng đại. Đó cũng là một phương tiện làm cho việc chăm sóc sức khỏe trở nên nhân văn hơn.
Tinh thần quảng đại phải đặc biệt thúc đẩy các cơ sở chăm sóc sức khỏe Công Giáo, ở bất cứ đâu trong các khu vực phát triển hơn hoặc nghèo đói của thế giới chúng ta, khi các cơ quan thực hiện các hoạt động của mình trong ánh sáng của Tin Mừng. Các chuyên khoa Công Giáo được mời gọi cho một gương mẫu hướng tha, quảng đại và liên đới trong việc phản ứng đối với não trạng lợi nhuận bằng bất cứ giá nào, hay não trạng cho đi để được nhận lại và não trạng khai thác mà không quan tâm đến con người.
Tôi thúc bách mọi người, ở mọi cấp độ, thăng tiến nền văn hóa quảng đại và ân sủng, điều đang cần thiết đặc để chiến thắng nền văn hóa lợi nhuận và vất bỏ. Các cơ sở chăm sóc sức khỏe Công Giáo quyết tâm không rơi vào cạm bẫy của việc vận hành đơn thuần của một việc kinh doanh; Các cơ sở đó phải bận tâm đến việc chăm sóc con người hơn là lợi nhuận. Chúng ta biết rằng sức khỏe thì liên hệ và phụ thuộc vào sự tương tác với người khác và đòi hỏi sự tín thác, tình thân và sự liên đới. Sức khỏe là một kho báu có thể được tận hưởng cách đầy đủ chỉ khi nó được chia sẻ.
Tôi xin trao phó tất cả anh chị em cho Đức Maria, Ơn cứu độ của những người bệnh (Salus Infirmorum). Xin Mẹ Giúp chúng ta chia sẻ những ân huệ chúng ta đã nhận được trong tinh thần đối thoại và đón nhận lẫn nhau, để sống như là những anh chị em lưu tâm đến những nhu cầu của nhau, cho đi từ một tấm lòng quảng đại, và học hỏi niềm vui của việc phục vụ người khác cách vị tha. Với niềm yêu mến lớn lao, tôi chắc chắn cầu nguyện cho anh chị em và tôi thân ái ban phép lành tòa thánh cho tất cả anh chị em.
Thành Phố Vatican, 25 tháng 11 năm 2018
Lễ Trọng Chúa Giê-su Ki-tô, Vua Vũ trụ
Tiểu Bôi chuyển ngữ
Tác giả: ĐGH Phanxico
Nguồn tin: zenit.org