ĐTC: Con đường nên thánh bằng sống hiền lành

Thứ sáu - 20/04/2018 08:43  1259
Hiền lành không chỉ là nhân đức giúp ta luôn được người khác đón tiếp, có chỗ ở; bản thân và những người xung quanh được nghỉ ngơi dưỡng sức mà nó còn là con đường nên thánh của mỗi người chúng ta. Đức Thánh Cha Phanxicô đã triển khai Mối phúc này trong Tông Huấn Gaudete et Exsultate từ số 71 đến số 74.
 
“Phúc thay ai hiền lành, vì họ sẽ được đất hứa làm gia nghiệp”
 
71. Đây là một kiểu nói mạnh trong thế giới mà ngay từ đầu là một nơi thù nghịch, nơi mà người ta tranh chấp nhau, oán ghét, hận thù ở mọi phía, nơi mà người ta liên tục xếp loại tha nhân theo những ý tưởng tập quán, thậm chí theo cả cách nói năng và ăn mặc. Tóm lại là một vương quốc của kiêu ngạo, háo danh, trong đó mỗi người tưởng có quyền coi trọng bản thân hơn những người khác. Tuy có vẻ không thể được, Đức Giê-su vẫn đề nghị một con đường sống khác: đó là sự hiền lành. Đó là điều Ngài đã thực hành cùng với các môn đệ và chúng ta thấy khi ngài tiến vào thành Giê-ru-sa-lem: “Này đây vua của ngươi đang đến với ngươi hiền lành ngồi trên một con lừa” (Mt 21,5; Dcr 9,9).
 
72. Đức Ki-tô nói: “hãy học cùng tôi vì tôi hiền lành và khiêm nhường trong lòng và tâm hồn anh em sẽ tìm được sự nghỉ ngơi bồi dưỡng”(Mt 11,29). Nếu chúng ta bị dao động, kiêu hãnh trước người khác thì rốt cuộc chúng ta sẽ mệt mỏi và kiệt lực. Nhưng khi chúng ta nhìn những giới hạn và khuyết điểm của họ với sự dịu dàng và hiền lành, không cảm thấy mình cao trọng hơn họ, chúng ta có thể giúp họ một tay và tránh lãng phí năng lực qua những lời than vãn vô ích. Đối với thánh nữ Tê-rê-sa thành Lisieux: “đức bác ái hoàn hảo hệ tại ở chỗ chịu đựng những khuyết điểm của người khác, không hoàn toàn ngạc nhiên vì những yếu đuối của họ” (Manuscript C, 12r).

73. Thánh Phao-lô liệt kê sự dịu dàng như một hoa trái của Chúa Thánh Linh (x. Gl 5,23). Ngài đề nghị rằng nếu đôi khi ta lo âu về những hành động xấu của người anh em, thì chúng ta hãy đến gần để sửa chữa họ nhưng “với một tâm hồn dịu dàng”, và thánh nhân nhắc khi “bạn phải cảnh giác bản thân kẻo bị cám dỗ” (Gl 6,1). Cả khi bênh vực đức tin và các xác tín của mình, cần phải hành động một “cách hiền hòa” (1 Pr 3,16) và thậm chí cả các đối thủ cũng cần được đối xử một các “hiền từ” (2 Tm 2,25). Trong giáo hội, có bao lần chúng ta đã lầm lẫn vì đã không lắng nghe lời mời gọi này của Chúa.
 
74. Sự hiền lành là một cách diễn tả khác về sự thanh bần nội tâm của người chỉ đặt tin tưởng nơi Thiên Chúa. Trong thực tế, trong Kinh Thánh, người ta thường dùng cùng một từ -Anawim - để nói về người nghèo và người hiền lành. Có thể có người vặn lại: “Nếu tôi hiền quá họ sẽ nói rằng tôi là người điên, người ngu xuẩn hoặc yếu đuối”. Có lẽ là như thế. Nhưng chúng ta hãy để người khác nghĩ như thế, tốt hơn hiền lành vẫn là điều tốt lành và những ước mong lớn nhất của chúng ta sẽ được thành tựu. Người hiền lành “sẽ được đất là gia nghiệp” bởi họ sẽ thấy những lời hứa của Thiên Chúa ứng nghiệm trong cuộc sống của họ. Trong mọi hoàn cảnh, những người hiền lành luôn hy vọng nơi Chúa và những người hy vọng nơi Chúa thì sẽ được đất làm gia nghiệp và được hưởng an bình lớn lao (x. Tv 37,9.11). Đồng thời, Chúa tín nhiệm nơi họ: “Ta sẽ hướng nhìn nơi ai? Nơi người khiêm tốn và nơi người có tinh thần thống hối và người run rẩy trước lời Ta” (Is 66,2).
 
Phản ứng với lòng hiền lành khiêm tốn đó là sự thánh thiện.

Tiểu Bôi biên tập và chuyển ngữ
https://www.youtube.com/watch?v=7SIfbDD9Rf4
https://zenit.org/articles/gaudate-et-exsultate-on-the-call-to-holiness-in-todays-world-full-text/
***+***
xkta
lpv
gkpv
tvcv
***+***
ra khoi
lnth
LIÊN KẾT

 

 

 

11.jpg 8.jpg 9.jpg 10.jpg 13.jpg
PAGE FACEBOOK
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập293
  • Thành viên online1
  • Máy chủ tìm kiếm40
  • Khách viếng thăm252
  • Hôm nay79,783
  • Tháng hiện tại1,040,947
  • Tổng lượt truy cập71,068,704
Copyright © 2022 thuộc về Tòa Giám Mục Bùi Chu
   Phụ trách: Ban Truyền Thông Giáo Phận Bùi Chu
Địa chỉ: Xuân Ngọc - Xuân Trường - Nam Định

Email: bttbuichu@gmail.com

Chúng tôi trên mạng xã hội

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây