Từ việc cắt tỉa cây đến nghệ thuật buông bỏ

Chủ nhật - 07/10/2018 21:08  1380
download 4Một ngày đẹp trời, khi còn ở nhà, một nơi yên bình, ít tiếng xe cộ và những tiếng còi xe inh ỏi của thành phố không còn nữa, một nơi khi về đêm, trong sự tĩnh mịch của thiên nhiên, tôi nghe được những tiếng sóng vỗ bờ, những tiếng gió vi vu đập vào tán lá cây gần nhà tôi. Kết hợp với những tiếng kêu xa xa, và gần gần của những loài động vật sống về đêm, tất cả tạo nên một bản nhạc thiên nhiên bình yên của nơi nông thôn vốn có.

Trong khuôn viên nhà tôi, chú tôi trồng những loại cây cảnh đã được tạo thế cũng như những cây đang chờ được tạo thế. Những cây sanh đó được trồng cũng khá lâu rồi, trước khi rời xa mái nhà thân yêu của mình, tôi không nhớ nữa nhưng chắc cũng phải 5 năm rồi. Cây to, những gốc rễ to bằng bắp chân của người trưởng thành, tán lá um tùm che một khoảng không gian nơi trồng cây. Tuy không phải là loại cây lấy bóng mát, nhưng đối với những cây trồng để làm cảnh thì nó cũng khá to.

Lúc đó, tôi còn ở nhà, cũng là lúc đến thời gian cây được tạo dáng hay còn gọi là thế theo từng ngôn ngữ của vùng miền. Chú cũng không phải là người sành về việc chơi cây cảnh, nhưng cũng không phải là người không biết gì về các thế. Chắc do thích cây cảnh, nên chú có tìm hiểu về những thế trên mạng gì đó. Thấy chú cũng hay ra cắt tỉa một số cây nhỏ. Tuy nhiên, những cây này khá to nên với kiến thức của chú thì chắc không thể nào có thể uốn nắn theo những thế đẹp. Thế là chú đã thuê một nghệ nhân lành nghề về cây cảnh.

Khi nhìn qua cây xanh, ông đã suy nghĩ cho cây cảnh một thế rất đẹp. Tôi không còn nhớ gì về cái tên gọi đó, nhưng ý nghĩa của nó rất hay. Ý nghĩa của tên thế cây cảnh thể hiện sự quây quần của con cháu, sự đoàn kết, yêu thương trong một đại gia đình nhiều thế hệ.

Trước khi người nghệ nhân nói về thế cây cảnh, nhiều người sẽ bàn tán cho cây này. Tôi cũng thế, tuy không phải là người thích chơi cây cảnh, nhưng tôi cũng xen vào nói vài thế để cho bầu khí thêm vui. Tôi đưa ra một cái tên “rồng ngồi, hổ quận”, thực ra tôi cũng chẳng biết nó là thế gì, nhưng vẫn cứ nói, cốt chỉ tạo ra tiếng cười cho mọi người, hay cũng có câu để nói. Vậy là khi nghệ nhân nói về thế cây cảnh và ý nghĩa của nó thì chú tôi đồng ý. Bằng kinh nghiệm làm nghề cây cảnh nhiều năm và đồ nghề sẵn có, ông bắt đầu tạo thế cho cây, từ những cành nhỏ đến những cành lớn.

Là một nghệ nhân, nhưng khi bắt đầu thực hiện thì ông không còn là nghệ nhân nữa mà là một nghệ sĩ cây cảnh. Là người đam mê cây cảnh, ông tỉ mỉ, cắt tỉa từng cành một, đắn đo suy nghĩ từng cành để lỡ khi ra quyết định cắt lại ảnh hưởng đến thế tổng quan của cây. Để tạo thành một thế đẹp không chỉ cần thời gian, sự tỉ mỉ, cẩn thận và tư duy của một người nghệ sĩ mà còn cần cả tình yêu đối với cây cảnh, mới cho ra đời một thế đẹp và ý nghĩa như thế.

Nhìn người nghệ sĩ cắt tỉa, tôi lặng người và suy nghĩ về cuộc đời mình. Có phải ta cũng là một người nghệ sĩ đang cắt tỉa chính cuộc đời mình không? Tôi suy nghĩ một lúc, nhưng vẫn nhìn người nghệ sĩ ân cần cắt tỉa từng cành một. Tưởng tượng ra cuộc đời của mình cũng giống như cây kia, đang được cắt tỉa tạo nên thế của riêng mình, hay là thế của những người xung quanh. Tôi không biết nữa, nhưng tôi vẫn suy nghĩ cho chính cuộc đời mình.

Chả mấy chốc, cây cũng thành thế. Tuy chỉ là khuôn thế ban đầu, nhưng tôi đã nhìn ra thế mà người nghệ sĩ đã nói tới. Tự hỏi bản thân “Liệu mình đã ra thế gì chưa? Hay vẫn còn là một cái cây rậm rạp chưa được cắt tỉa?” Nhìn từng cành nhỏ được người nghệ sĩ cắt tỉa cũng như những thói quen không tốt của mình, hẳn rất nhiều thói quen không tốt của tôi chưa được cắt tỉa, bởi tôi vẫn chưa cho phép bản thân mình cắt tỉa nó. Những thói quen khiến tôi chưa tốt lên, rất nhiều thói quen không tốt như ngủ trễ, ngủ nướng, đoán xét người khác,… rất nhiều.

“Suy nghĩ tạo nên hành động, hành động tạo nên thói quen, thói quen tạo nên tính cách, tính cách tạo nên kết quả”.

Không chỉ như thế, khi đã cắt tỉa xong những cành nhỏ, không cần thiết để tạo nên một cái cây đẹp. Ông tìm và cắt bỏ những cành cây đã bị sâu ăn bởi những cành cây đó đã không làm đẹp cho cái tổng thể mà còn ăn mòn những dưỡng chất của những cành cây khác. Tôi cũng vậy, đôi khi có những mối quan hệ không khiến mình tốt hơn mà còn tệ hơn mỗi ngày, có những mối quan hệ đến rồi sẽ đi, nhưng đôi khi lại không nỡ từ bỏ.  Bên cạnh đó, tôi còn có cả những chiếc lá già cỗi, nhưng tôi vẫn còn cố gắng níu giữ. Nó tượng trưng cho quá khứ đã qua. Tôi vẫn nghe “quá khứ đã qua sẽ không lấy lại được” nhưng không hiểu sao tôi vẫn cố gắng níu giữ quá khứ. Tôi sống cho những quá khứ đã qua, để rồi quên mất hiện tại và tương lai. Buông bỏ sẽ đau, cũng như việc cắt tỉa cành cây dù to hay nhỏ, nhưng nếu không cắt tỉa, nghệ nhân sẽ không tạo ra một thế cây đẹp và ý nghĩa!

Bạn thân mến! Buông bỏ chỉ có hai tiếng nhưng để thực hiện nó thì không dễ. Đôi khi ta không dám buông bỏ, bởi vì ta sợ đau, chính vì sợ đau mà ta không dám bước qua vòng kiềm toả của bản thân, không dám cho phép mình được tốt hơn. Dẫu biết là đau, nhưng mọi thứ sẽ tốt đẹp. Cái gì cũng phải học, vậy hãy học cách buông bỏ để chúng ta có cuộc sống tốt hơn mỗi ngày.

Tác giả: Paul Nguyễn

***+***
xkta
lpv
gkpv
tvcv
***+***
ra khoi
lnth
LIÊN KẾT

 

 

 

11.jpg 8.jpg 9.jpg 10.jpg 13.jpg
PAGE FACEBOOK
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập246
  • Máy chủ tìm kiếm22
  • Khách viếng thăm224
  • Hôm nay47,806
  • Tháng hiện tại1,069,806
  • Tổng lượt truy cập71,097,563
Copyright © 2022 thuộc về Tòa Giám Mục Bùi Chu
   Phụ trách: Ban Truyền Thông Giáo Phận Bùi Chu
Địa chỉ: Xuân Ngọc - Xuân Trường - Nam Định

Email: bttbuichu@gmail.com

Chúng tôi trên mạng xã hội

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây