Đức Tổng Giám mục Ivan Jurkovic
Chạm đến một chủ đề có ý nghĩa huấn luyện, thực hành, làm việc, và quyết định
Nhiều yếu tố giống nhau đòi hỏi để có thành công trong các môn thể thao phản ánh những gì cần thiết để đạt được một thế giới của hòa bình và công lý. Đây là thông điệp ngày 28.11.2017 từ Đức Tổng Giám mục Ivan Jurkovic, Quan sát viên thường trực của Tòa Thánh tới Liên hiệp quốc và các tổ chức quốc tế khác ở Geneva ở Liên minh Toàn cầu Sự toàn vẹn của Thể thao - SIGA (Sport Integrity Global Alliance) Cuộc họp đặc biệt Geneva, tại Geneva.“Ngày nay, dường như chúng ta nhấn mạnh đến kết quả cuối cùng của những nỗ lực của mình nhiều hơn là tiến trình để đạt được những thành quả đó” Đức Tổng giám mục Jurkovic đã nói như thế. “Dường như nhiều người dành cho kết quả trong chính bản thân nhiều giá trị hơn mà ít quan tâm đến những bước quan trọng và có tính quyết định không thể thay thế để đạt được mục tiêu.
“Tuy nhiên, hầu hết chúng ta hiểu rằng việc đạt được một thành quả đòi hỏi việc rèn luyện, thực hành, làm việc chăm chỉ, và nhiều quyết định và cống hiến.”
Đức Tổng Giám mục đã giải thích rằng thể thao mang đến ba bài học có thể áp dụng trong những khung cảnh rộng hơn: - Một công cụ cho sự phát triển con người: “Giáo Hội thường dùng ẩn dụ về tinh thần thể thao như hình ảnh của sự trưởng thành”.
- Hội nhập và liên đới quốc tế: “Thể thao … tạo nên một công cụ để giáo dục con người sự quan trọng của việc chia sẻ, tình bạn, và tôn trọng người khác, cũng như giá trị ưu thế của liên đới”.
- Vượt thắng các quyền lợi kinh tế và sự ích kỷ: “Trong thể thao cũng như trong cuộc sống, phấn đấu cho kết quả là quan trọng, nhưng chơi hay và chơi đẹp còn quan trọng hơn nhiều” (ĐTC Phanxicô, 2016)
Đức tổng Giám mục Jurkovic kết luận bởi việc nói rằng “Giáo hội gán giá trị lớn cho các mối liên hệ với thể thao” nhớ rằng “Thể thao sẽ làm cho người chơi trở nên chú ý đến những mối quan tâm của người khác và dẫn họ đến một ý nghĩa của tình huynh đệ và sự thành thực, thể thao đóng góp xây dựng một xã hội dân sự nơi sự cạnh tranh thay cho đối đầu, đồng thuận thay cho xung đột, và sự đối diện cách trunh kiên cho những chống đối ác ý”
Sau đây là bài nói chuyện của Đức Tổng Giám mục
Dẫn nhập
Ngày nay, dường như chúng ta nhấn mạnh nhiều đến kết quả cuối cùng của những nỗ lực của mình hơn là chặng đường để đạt được những mục tiêu của chúng ta. Có vẻ như phần lớn người ta cho chính các mục đích nhiều giá trị mà ít quan tâm đến những bước quan trọng và quyết định không thể thiếu được để đạt được các mục tiêu. Tuy nhiên, hầu hết chúng ta hiểu rằng việc đạt đến một thành quả đòi hỏi việc tập luyện, thực hành, nỗ lực, và nhiều sự quyết định và cống hiến.
Hôm nay chúng ta quy tụ ở Nhà hát quốc tế (Palais des Nations), nơi những yếu tố này cần thiết cho việc thực hiện của hòa bình và là nơi hành trình để đạt được những thành quả quốc tế thích đáng có thể thực sự thúc đẩy chúng ta tôn trọng sự kiên trì và trung thành của mỗi hội viên trong cuộc đối thoại và các đàm phán quốc tế, kể từ khi tiến trình có thể tạo được những khoảng trống cho tình huynh đệ, chia sẻ và liên đới.
Những yếu tố này truyền cảm hứng giống như các hoạt động thể thao. Thực tế, từ xa xưa, thể thao đã được nhìn nhận như là một cách thức giúp một người lớn lên và phát triển, khi đó thể thao có tiềm năng làm dịu đi bản năng con người và khả năng để quy tụ con người cùng hướng về một mục tiêu chung, thăng tiến hội nhập, liên đới và hòa bình. Hơn nữa, thể thao có sự thu hút phổ quát và có khả năng kéo con người từ những nền văn hóa và các tầng lớp khác nhau cùng nhau trong cuộc thi đấu thân thiện. Như vậy, thể thao đã có tiềm năng trong việc giúp vượt thắng tính cá nhân và ích kỷ, để khoảng trống hợp lý cho tình huynh đệ và sự hợp nhất, là những yếu tốt duy nhất có khả năng cải thiện thực sự thiện ích chung, ở tất cả các cấp độ.
Ở điểm này, Giáo Hội Công Giáo đã luôn luôn quan tâm đến thể thao như là sự diễn tả của con người toàn diện và nhận ra rằng hoạt động thể thao được kết nối với việc giáo dục, việc đào tạo con người, tới các mối tương quan giữa con người và hội nhập, và cuối cùng là tới tâm linh và sự hoàn chỉnh. Hôm nay, tôi muốn suy tư với các bạn về ba yếu tố qua đó thể thao có thể đóng góp thực sự cho nền hòa bình và việc phát triển.
Thể thao như một công cụ cho việc phát triển con người toàn diện
Giáo Huấn của Giáo Hội đề cập đến hoạt động thể thao được đặt trọng tâm mang tính hệ thống trên tất cả tiềm năng giáo dục của nó và chỉ ra trong nó một phương tiện cho sự phát triển toàn diện của một con người. Trong mối quan tâm này, Giáo Hội thường dùng phép ẩn dụ của tinh thần thể thao như một hình ảnh cho việc lớn lên – cả về thể lý và tâm linh – như thế việc nhận ra vai trò mà thể thao có thể đảm nhận trong việc hoàn thiện hóa một con người. Như Đức giáo Hoàng Phanxicô đã nói trong thông điệp của ngài cho liên đoàn bóng đá thế giới (FIFA World Cup): “Khi thực hành thể thao, chúng ta có thể nhìn thấy phép ẩn dụ cho cuộc sống. Trong cuộc sống rất cần thiết ‘để rèn luyện’, để cố gắng để đạt được những thành quả quan trọng. Tinh thần thể thao trở thành một hình ảnh cho việc hy sinh cần thiết để lớn lên trong các nhân đức thiết yếu cho cá tính của một người. Đối với một người để tiến bộ, ‘việc rèn luyện’ chuyên sâu và thích hợp là cần thiết, và cần nhiều hơn để đạt được một cuộc gặp gỡ và hòa bình giữa những người ‘tiến bộ’! Cần thiết ‘rèn luyện’ nhiều…”[1].
Khi những vận động viên chuẩn bị cho một cuộc chạy đua hoặc một trận đấu, việc rèn luyện có phương pháp phát triển những tài năng của họ và giúp họ vượt thắng những khó khăn cá nhân, học được kỷ luật và tinh thần hy sinh. Tất cả điều này tạo con đường nhỏ cho sự phát triển con người thực sự khi nó đòi hỏi hy sinh, dẻo dai, kiên nhẫn, và trên hết là khiêm nhường điều không nhận được sự tán thưởng từ công chúng, nhưng nó là bí quyết thực sự của chiến thắng.
Trong bối cảnh này, thật quan trọng để nhấn mạnh rằng Giáo Hội đã luôn luôn quan tâm đến những vấn đề liên quan đến thể thao bởi vì Giáo hội quý trọng tất cả những gì đóng góp mang tính xây dựng tới sự phát triển hài hòa và trọn vẹn của con người, cả thể xác và tinh thần. Nơi các trường học và các câu lạc bộ tuổi trẻ, Giáo Hội gắn cho việc giáo dục bằng thể thao giá trị rất lớn, như là một nền tảng giáo dục nhân đức, một trường học của việc quân bình nội tâm và điều khiển bề ngoài, và dẫn đến những chinh phục đúng đắn và bền vững hơn. Như trong thực tế, hoạt động thể thao – khi được tập luyện cách phù hợp – có thể phát triển sức khỏe, sự thành thạo, tính kiên trì, và sự hài hòa, trong khi cùng với nó giúp sự lớn lên về nội tâm, trở thành một trường học về sự trung tín, can đảm, chịu đựng, dẻo dai, và tình huynh đệ. Như thế thể thao miêu tả một con đường cụ thể cho sự phát triển con người toàn diện, tiêu biểu cho bước đầu tiên và cần thiết hướng tới việc thực tại hóa của một thế giới hòa bình.
Thể thao, hội nhập và liên đới quốc tế
Có một phương diện khác của thể thao giúp hướng dẫn hành động của chúng ta đó là thuộc về một đội tuyền đòi hỏi những cá nhân chiến thắng mọi dạng của ích kỷ và cô lập, khi đội thi đấu tạo cơ hội để gặp gỡ và ở với người khác và giúp đỡ nhau, để thi đấu với sự kính trọng lẫn nhau, và lớn lên trong tình huynh đệ. Khi tinh thần thể thao tiếp tục đánh bại tính ích kỷ, mỗi thành viên của đội tạo ra sự đóng góp của mình, không quan trọng là lớn hay nhỏ, cho sự hài hòa và thành công toàn diện của nhóm. Trong cuộc chạy đua dài, đề cao thành công của cả đội sẽ trội hơn nhiều việc đề cao một người chơi riêng lẻ. Như thế, thể thao thiết lập một công cụ để giáo dục con người thấy được tầm quan trọng của việc chia sẻ, tình bạn hữu và tôn trọng người khác, như là giá trị lớn nhất của tình liên đới.
Liên hiệp quốc đã phát triển một chiến lược mới để thăng tiến nhân quyền toàn cầu, qua việc thực thi đầy đủ các chương trình thể thao bảo trợ cho những sáng kiến xây dựng hòa bình, khoan dung và hòa giải qua việc giáo dục giảm tình trạng căng thẳng, bất công và định kiến [2]. Đó là sự tăng trưởng nhận thức, trên cấp độ toàn cầu, về ảnh hưởng của các chương trình nhân đạo áp dụng thể thao như một dụng cụ cho việc phát triển trong các bối cảnh địa chính trị và văn hóa. Chính Đức Thánh Cha Phanxicô gần đây đã xác nhận rằng thể thao cung cấp một “ngôn ngữ phổ quát” và có tiềm năng để “vượt qua những khác biệt văn hóa, xã hội, tôn giáo và thể lý, và … có thể hiệp nhất con người, làm họ tham dự trong cùng một cuộc chơi và, chúng nhau, là các vai chính của chiến thắng và thất bại” [3].
Từ năm 1996, Ủy Ban Olympic Quốc tế (the International Olympic Committee IOC) và Các Cố Vấn Cấp cao của Liên Hiệp quốc về người Tị Nạn (United Nations High Commissioner for Refugees - UNHCR) đã hợp tác lên các dự án thể thao cho các trại tị nạn và các vùng tái định cư trên toàn thế giới. Việc trang bị các môn thể thao cơ bản và các hoạt động giải trí được cung cấp cho các người dân lánh nạn vẫn bị túng thiếu về những của cải thiết yếu, và là những người đặc biệt cần những hoạt động trong lúc nhàn rỗi để vượt thắng sự lười nhác của cuộc sống trong trại của họ, đặc biệt là giữa các trẻ em và người trẻ. Trong mối bận tâm này, các hoạt động thể thao cũng là cách để làm cho các cuộc đối thoại giữa người tị nạn và các cộng đoàn địa phương xung quanh trại được dễ dàng, tạo ra một không gian của sự chia sẻ và gặp gỡ. Thực tế, đối thoại và gặp gỡ qua thể thao chứa đựng tiềm năng rất lớn trong vùng xây dựng hòa bình và ngăn ngừa xung đột. Trong khi nguyên tắc của luật và công lý giữ được nền tảng hòa bình lâu bền, thì thể thao cung cấp khí cụ cho các phe cánh bị khóa kín trong xung đột đến với nhau cho một mục đích chung. Những giây phút hiệp nhất này có thể ngắn ngủi và chỉ có một số lần, thoáng qua. Tuy nhiên, chúng cung cấp một dấu ấn quan trọng rằng, trong kinh nghiệm con người, có nhiều người nam, người nữ đã bỏ trốn khỏi quốc gia của họ để tìm kiếm sự bảo vệ, người đã không còn là một công dân an toàn nơi quê hương của họ, hoặc trong những nơi họ được chào đón, tìm được một sự gắn bó khởi điểm chung trong thể thao. Việc tham gia của họ trong những trò chơi này làm chúng ta tái khám phá giá trị nguyên thủy của biến cố này khi nó được thưởng thức một truyền thống tôn trọng của việc thăng tiến các mối tương quan quốc tế một cách hòa bình giữa những người khác biệt.
Vượt qua các quyền lợi kinh tế và sự ích kỷ
Dù như thế nào, các giá trị của thể thao được chia sẻ không được nảy sinh trong sự cô lập một mình. Những cống hiến chung của chúng ta sẽ là sự bảo vệ khỏi một nền văn hóa làm tăng óc nặng về vật chất, cũng là điều đã sản sinh ra những bất công trên thế giới, dẫn đến 767 triện người [4] sống trong những điều kiện nghèo đói cực độ.
Vì “trong thể thao, cũng như trong cuộc sống, tranh đua cho một thành quả là quan trọng, nhưng chơi hay và đẹp lại còn quan trọng hơn nhiều” [5], tuy nhiên thử thách thực sự trước mặt chúng ta là giữ được sự trung thực của thể thao. Như thế nó là điều cực kỳ quan trọng để vượt thắng những quyền lợi kinh tế và sự hợp lý hóa của chủ nghĩa cá nhân, để thăng tiến tính liêm khiết của thể thao. Và đây chính xác là những gì sự liên đới của các bạn, liên minh toàn cầu về sự cao đẹp của thể thao (The Sport Integrity Global Alliance - SIGA) làm, khi có mục tiêu “để cải thiện những tiêu chuẩn cao nhất về việc chơi đẹp trong việc quản trị thể thao, đặc biệt trong các vùng cai trị các tài sản, sự toàn vẹn về tài chính và thể thao đánh cuộc sự toàn vẹn” [6].
Kết luận
Các bạn kính mến, Cộng Đoàn Quốc Tế sẽ nhìn vào sự cống hiến của các bạn. Mặt khác, chúng ta sẽ duy trì sự đóng góp của chúng ta để đảm bảo rằng thể thao và những vấn đề toàn cầu sẽ luôn luôn đi liền với nhau nhiều hơn và được quản lý đẹp hơn. Giáo Hội quy cho một giá trị to lớn với những mối dây liên hệ thể thao. Trong khi thực tế một vấn đề xảy ra, những mối liên hệ với thể thao không dẫn những người riêng lẻ hay một nước riêng biệt trở thành quá táo bạo lạm quyền. Ngược lại, thể thao sẽ làm cho những người chơi trở nên chú ý tới những quan tâm của người khác và dẫn họ đến một ý nghĩa của tình huynh đệ và sự trung thực, điều đó góp phần xây dựng một xã hội dân sự nơi mà việc phấn đấu thay cho phản kháng, nơi sự đồng thuận thay cho xung đột, và nơi sự đối diện trung nghĩa thay cho sự chống đối ác ý. Xin Cám ơn.
Tiểu Bôi chuyển ngữ
1 Pope Francis, Video message for FIFA World Cup 2014. Translation in L’Osservatore Romano, 12 20 June 2014.
2 Giulianotti, R. (2011). Sport, peacemaking and conflict resolution: A contextual analysis and modeling of a sport development and peace sector. Ethnic and Racial Studies, 34(2), 207-228.
3 Pope Francis, Address to the Special Olympics Athletes Participating in the Unified Football Tournament, 13 October 2017.
4 Cf., World Bank Open Data, http://www.worldbank.org/en/understanding-poverty.
5 Pope Francis, Address to participants in the “Sport and Faith” conference: ensure sport is inclusive and its benefits are accessible to all. 05 October 2016.
6 Sport Integrity Global Alliance (SIGA), Statement of Intent, http://siga-sport.net/statement-of-intent/.
Copyright © 2017 Permanent Observer Mission of the Holy See to the United Nations, All rights reserved.
https://zenit.org/articles/arch-jurkovic-lessons-from-world-of-sports/