Không ai được cứu một mình

Thứ tư - 21/10/2020 10:10  1998
ĐTC: Cám dỗ “hãy cứu chính ông đi”

Trích bài chia sẻ của Đức Giáo Hoàng Phanxi-cô tại hội nghị liên tôn quốc tế cầu nguyện cho hòa bình với chủ đề: “Không ai được cứu một mình. Hòa bình và tình huynh đệ” tại nhà thờ Saint Maria tại Aracoeli, vào ngày 20.10.2020.

 
untitled 4

“Hãy cứu chính ông đi” (Mc 15,30) trong đoạn tin mừng theo thánh Mác-cô thuật lại giờ phút cuối cùng của Đức Giê-su đang hấp hối trên thánh giá với cám dỗ “hãy cứu chính ông đi”.

Đây là một cám dỗ không chừa một ai, kể cả những ki-tô hữu chúng ta. Cám dỗ chỉ cứu lấy bản thân mình và những người thuộc về mình, chỉ tập trung vào những vấn đề và lợi ích của chính chúng ta, như thể không có điều gì khác quan trọng. Đó là một bản năng rất con người, nhưng sai lầm. Đó là cám dỗ cuối cùng khi Đức Giê-su bị đóng đinh.
“hãy cứu chính ông đi” thốt ra từ ba hạng người.

“Hãy cứu chính ông đi”. Những người đầu tiên thốt ra lời này là những người thường dân, những người qua đường (x. Mc 14,29). Những người đã nghe Đức Giê-su dạy và chứng kiến các phép lạ của Người. Bấy giờ họ nói với Người: “hãy cứu lấy chính ông và xuống khỏi thập giá đi”. Họ đã không có lòng thương xót. Họ chỉ muốn nhìn thấy các phép lạ, muốn thấy Đức Giê-su xuống khỏi thập giá. Đôi khi, chúng ta cũng thích một vị thần làm việc kỳ diệu hơn là một vị thần từ bi, một vị thần quyền năng trong mắt thế giới. Nhưng đây không phải là Thiên Chúa mà là sự sáng tạo của chính chúng ta. Đã bao lần, chúng ta muốn theo vị  thần theo hình ảnh của chúng ta, thay vì trở nên phù hợp với hình ảnh của chính Người. Chúng ta muốn một vị thần giống chúng ta, hơn là trở thành giống như Thiên Chúa. Theo cách này, chúng ta muốn thờ phượng chính mình hơn là thờ phượng Thiên Chúa. Sự thờ phượng đó được nuôi dưỡng và phát triển bởi sự thờ ơ đối với người khác. Những người qua đường đó chỉ quan tâm đến Đức Giê-su để thỏa mãn ước muốn của họ. Đức Giê-su bị ruồng bỏ, bị treo trên cây thập giá không còn được họ quan tâm nữa. Người ở trước mắt họ, nhưng lại ở xa trái tim của họ.

“Hãy cứu chính ông đi”. Nhóm người thứ hai nói những lời này là các thượng tế và ký lục. Những người đã kết án Đức Giê-su vì thấy ngài là mối nguy hiểm. Dẫu cho tất cả chúng ta là những người đóng đinh người khác để tự cứu mình. Nhưng Đức Giê-su đã chịu đóng đinh để dạy chúng ta đừng chuyển điều ác sang người khác. Các thượng tế đã buộc tội Người chính vì những gì Người đã làm cho người khác: “Người đã cứu người khác mà không thể tự cứu mình” (c. 31). Họ biết Đức Giê-su; họ nhớ đến các phép lạ chữa lành và giải thoát mà Người đã thực hiện, nhưng họ đã đưa ra một kết luận ác ý. Đối với họ, cứu người khác hay giúp đỡ người khác là vô ích. Đức Giê-su, Đấng đã tự hiến mình hoàn toàn cho người khác, nhưng lại không cứu được chính mình. Giọng điệu buộc tội, chế giễu được sử dụng trong ngôn ngữ tôn giáo hai lần sử dụng động từ “cứu”. Nhưng “tin mừng” cứu chính mình không phải là Tin Mừng cứu độ. Đó là điều sai trái nhất trong các ngụy thư khiến người khác phải vác thập tự giá. Trong khi đó, Tin Mừng đích thực thúc đẩy chúng ta vác thập giá vì người khác.

Loại người thứ ba mở lời chế giễu Đức Giê-su “hãy cứu chính ông đi” là những người cùng bị cùng bị đóng đinh bên cạnh Người. Thật dễ dàng biết bao khi chỉ trích, nói chống lại người khác, chỉ ra điều xấu nơi người khác, chứ không phải nơi chính mình, thậm chí đổ lỗi cho những người yếu đuối và bị ruồng bỏ. Nhưng tại sao họ lại khó chịu với Đức Giê-su? Bởi vì người đã không đưa họ xuống khỏi thập giá. Họ nói với Người “hãy cứu ông và cả chúng tôi nữa!” (Lc 23,39). Họ chỉ tìm đến Đức Giê-su để giải quyết vấn đề của họ. Tuy nhiên, Thiên Chúa không đến chỉ để giải thoát chúng ta khỏi những vấn đề tồn tại hằng ngày, mà còn giải thoát chúng ta khỏi vấn đề thực sự đó là vấn đề “thiếu tình yêu”. Đây là nguyên nhân chính gây ra các tệ nạn cá nhân, xã hội, quốc tế và môi trường. Chúng ta chỉ nghĩ đến bản thân mình. Đây là cha đẻ của mọi tệ nạn. Tuy nhiên, một trong những tên trộm sau đó nhìn Đức Giê-su và thấy nơi Người một tình yêu khiêm nhường. Ông ta vào Thiên Đàng nhờ làm một việc duy nhất: chuyển mối quan tâm từ mình sang Đức Giê-su, từ chính mình sang người bên cạnh (x. c. 42).

Anh chị em thân mến, đồi Can-vê là cuộc chiến “tay đôi dữ dội” giữa Thiên Chúa - Đấng đến để cứu chúng ta và con người chỉ muốn cứu chính mình; giữa niềm tin vào Thiên Chúa và sự tôn thờ cái tôi; giữa con người buộc tội và thượng đế bào chữa. Cuối cùng chiến thắng của Thiên Chúa đã được tỏ bày. Lòng thương xót của Thiên Chúa đã ngự xuống trái đất. Từ Thánh Giá, ơn tha thứ tuôn đổ và tình yêu huynh đệ được tái sinh. “Thánh giá đã làm cho chúng ta trở thành anh chị em” (Đức Benedicto XVI, Bài suy niệm đàng thánh giá ở Colosseum, 21.03.2008). Cánh tay của Đức Giê-su dang ra trên Thánh Giá đánh dấu một bước ngoặt. Vì Thiên Chúa không chỉ tay ra để buộc tội ai, nhưng thay vào đó Người ôm lấy tất cả. Vì chỉ có tình yêu mới dập tắt được hận thù. Chỉ có tình yêu thì cuối cùng mới chiến thắng bất công. Tình yêu thương là con đường dẫn đến sự hiệp thông trọn vẹn giữa chúng ta.

Chúng ta hãy xin Thiên Chúa chịu đóng đinh ban ơn để chúng ta được hiệp nhất và huynh đệ hơn. Khi chúng ta bị cám dỗ đi theo con đường của thế gian này, xin cho chúng ta được lời mời của Đức Giê-su nhắc nhở: “Ai muốn cứu mạng sống mình thì sẽ mất, còn ai liều mất mạng sống mình vì thầy và vì Tin Mừng thì sẽ giữ được nó”. Ước gì chúng ta học được bài học từ Chúa, Đấng đã cứu chúng ta bằng cách từ bỏ hoàn toàn chính mình (x. Pl 2,7) để trở nên một người khác, từ Thiên Chúa Người đã trở thành người, từ một vị vua trở thành nô lệ. Chúa yêu cầu chúng ta làm điều tương tự. Đó là hạ mình để “trở nên người khác”, để tiếp cận với những người khác. Càng trở nên gần gũi với Chúa Giê-su, chúng ta càng mở ra và càng “phổ quát” hơn (universal), vì chúng ta càng cảm thấy có trách nhiệm với người khác. Và rồi những người khác sẽ trở thành phương tiện để cứu rỗi chính chúng ta. Tất cả những người khác, mọi người bất kể lịch sử và tín ngưỡng của họ, bắt đầu từ những người nghèo, những người giống Giê-su nhất. Xin Chúa giúp chúng ta cùng nhau đồng hành trên con đường huynh đệ, nhờ đó, trở thành những chứng nhân đáng tin cậy của Thiên Chúa chân thật.

Tác giả: Tiểu Bôi biên tập

Nguồn tin: www.youtube.com

***+***
xkta
lpv
gkpv
tvcv
***+***
ra khoi
lnth
LIÊN KẾT

 

 

 

11.jpg 8.jpg 9.jpg 10.jpg 13.jpg
PAGE FACEBOOK
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập246
  • Máy chủ tìm kiếm33
  • Khách viếng thăm213
  • Hôm nay40,644
  • Tháng hiện tại627,526
  • Tổng lượt truy cập70,655,283
Copyright © 2022 thuộc về Tòa Giám Mục Bùi Chu
   Phụ trách: Ban Truyền Thông Giáo Phận Bùi Chu
Địa chỉ: Xuân Ngọc - Xuân Trường - Nam Định

Email: bttbuichu@gmail.com

Chúng tôi trên mạng xã hội

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây