ĐTC: Hiền lành chiến thắng sự giận dữ

Thứ năm - 20/02/2020 09:22  1181
Trong buổi tiếp kiến chung sáng thứ Tư, ngày 19.02.2020 tại đại thánh Đường Phao-lô VI, Đức Thánh Cha chia sẻ về các mối phúc bắt đầu bằng Thánh Vịnh:
“Cứ tin tưởng vào Chúa và làm điều thiện
thì sẽ được ở trong đất nước và sống yên hàn,
dừng cơn phẫn nộ và chớ mãi nổi xung,
đừng nổi giận kẻo sinh ra tội lỗi,
vì bọn gian ác sẽ bị diệt trừ.
Còn người trông đợi Chúa sẽ được đất hứa làm gia nghiệp” (Tv 37)

 
untitled 4

Anh chị em thân mến, trong bài chia sẻ giáo lý hôm nay, chúng ta tập trung vào mối phúc thứ Ba trong tám mối phúc của thánh Mát-thêu: “Phúc cho ai hiền lành, vì họ sẽ được đất làm sản nghiệp” (Mt 5,5). Người hiền lành là người bình tĩnh, đơn giản, nhẹ nhàng, vâng phục, hòa bình, đối xử tốt với người khác và không cãi vã với ai, được người khác quý mến và chiến thắng sự giận dữ. Chúng ta hãy học theo sự hiền lành của Đức Giê-su. Miền đất chúng ta được sở hữu chính là ơn cứu độ của anh chị em trong trái tim và tình thân ái mà chúng ta có thể đạt được bằng sự hiền lành.

Từ “hiền lành” được sử dụng ở đây có nghĩa đen là ngọt ngào, dịu dàng, lịch sự và không có bạo lực. Sự hiền dịu được thể hiện trong những khoảnh khắc xung đột. Nó được nhìn thấy trong cách người ta phản ứng trong cách cảnh huống thù địch. Bất cứ ai cũng có vẻ ôn hòa khi mọi thứ đều thanh bình. Nhưng người ta phản ứng thế nào trong tình huống bị áp lực, nếu bị tấn công bị xúc phạm, bị xâm hại?

Trong đoạn thư gửi tín hữu Cô-rin-tô, thánh Phao-lô nhắc lại “sự nhân từ và khoan dung của Đức Ki-tô” (2Cr 10,1), còn thánh Phê-rô thì nhắc lại thái độ của Đức Giê-su trong cuộc thương khó: “bị nguyền rủa, Người không nguyền rủa lại, chịu đau khổ mà chẳng ngăm đe, nhưng một bề phó thác cho Đấng xét xử công bình” (1Pr 2,23). Sự hiền lành của Đức Giê-su được chứng tỏ rõ ràng trong cuộc thương khó.

Trong Kinh Thánh, từ “hiền lành” cũng nói đến người không có sản nghiệp đất đai. Do đó, điều khiến chúng ta ngạc nhiên là mối phúc thứ ba nói rõ ràng rằng “người hiền lành sẽ được đất làm sản nghiệp”. Trong thực tế, mối phúc này trưng dẫn thánh vịnh 37 mà chúng ta nghe khi bắt đầu bài giáo lý. Ngay cả Thánh Vịnh đó cũng cho thấy tương quan giữa sự hiền lành và sở hữu đất đai. Hai điều này khi chúng ta suy xét về nó dường như không tương thích. Thực tế là sở hữu đất đai là môi trường dẫn đến xung đột một cách điển hình. Người ta thường chiến đấu vì một lãnh thổ để giành quyền trên một khu vực nhất định. Trong các cuộc chiến, người mạnh thế chiếm ưu thế và chinh phục các vùng đất khác.

Nhưng chúng ta hãy xem xét kỹ động từ được sử dụng để chỉ sự sở hữu của những người hiền lành. Họ không chinh phục đất đai nhưng thừa hưởng nó. Trong Kinh Thánh, động từ “thừa hưởng” có nghĩa sâu sắc hơn. Dân Chúa xem vùng đất Ít-ra-en, đất hứa, là tài sản thừa kế. Miền đất đó là một lời hứa và là một món quà dành cho dân Chúa, trở thành một điều lớn lao và sâu sắc hơn chỉ là một lãnh thổ. Có một miền đất, theo cách chơi chữ, là Nước Trời – miền đất chúng ta hành trình hướng về đó, trời mới và đất mới mà chúng ta đang đi đến (x. Is 65,17; 66,22; 2Pr 3,13; Kh 21,1). Do đó, người hiền lành là người thừa hưởng điều lớn lao nhất của lãnh thổ. Họ không phải là kẻ hèn nhát, kẻ yếu đuối, người tìm thấy một đạo đức thu mình lại để tránh xa rắc rối. Hoàn toàn khác hẳn, họ là người đã nhận được một gia tài và không muốn phân tán nó. Người hiền lành là môn đệ của Đức Ki-tô, người đã học cách bảo vệ một miền đất khác. Họ bảo vệ bình an của mình, bảo vệ mối quan hệ của mình với Thiên Chúa và bảo vệ những ân sủng của Ngài, giữ gìn lòng thương xót, tình huynh đệ và hy vọng. Bởi vì những người hiền lành là những người có lòng thương xót, có tình huynh đệ, tin tưởng và là những người có niềm hy vọng.

Tội tức giận

Ở đây chúng ta phải đề cập đến tội tức giận, một phong trào bạo lực mà tất cả chúng ta đều biết động lực của nó. Ai mà chẳng có đôi lần tức giận! Tất cả đều có. Chúng ta phải đảo ngược mối phúc và tự hỏi mình một câu hỏi: với sự tức giận chúng ta đã phá hủy bao nhiêu thứ? Chúng ta đã mất bao nhiêu thứ? Một khoảng khắc tức giận có thể mất nhiều thứ, bạn mất kiểm soát và không đánh giá được điều gì thực sự quan trọng và bạn có thể phá hỏng mối quan hệ của nhiều người anh em, đôi khi không thể chữa lành được. Vì giận dữ, nhiều anh chị em không nói chuyện với nhau nữa. Họ xa cách nhau. Sự hiền lành thì quy tụ còn giận dữ thì chia cách.

Ngược lại, người hiền lành chinh phục nhiều thứ. Sự hiền lành có khả năng chiến thắng trái tim, cứu vãn tình bạn và nhiều hơn thế nữa. Bởi vì những người tức giận nhưng sau đó bình tĩnh lại, suy nghĩ lại và hối hận. Như thế, với sự hiền lành nó có thể xây dựng lại. vùng đất hiền lành cần chinh phục chính là ơn cứu độ của anh chị em mà tin mừng Thánh Mát-thêu nói đến. “Nếu người anh em của bạn lắng nghe bạn, bạn sẽ có được người anh em của mình” (Mt 18,15). Không có vùng đất nào đẹp hơn trái tim của người khác, không có lãnh thổ nào đẹp hơn, cần thu được hơn là sự bình yên tìm thấy với một người anh em. Đó là mảnh đất cần thừa kế với sự hiền lành!

Tác giả: Tiểu Bôi 

Nguồn tin: zenit.org

***+***
xkta
lpv
gkpv
tvcv
***+***
ra khoi
lnth
LIÊN KẾT

 

 

 

11.jpg 8.jpg 9.jpg 10.jpg 13.jpg
PAGE FACEBOOK
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập264
  • Máy chủ tìm kiếm49
  • Khách viếng thăm215
  • Hôm nay35,449
  • Tháng hiện tại1,057,449
  • Tổng lượt truy cập71,085,206
Copyright © 2022 thuộc về Tòa Giám Mục Bùi Chu
   Phụ trách: Ban Truyền Thông Giáo Phận Bùi Chu
Địa chỉ: Xuân Ngọc - Xuân Trường - Nam Định

Email: bttbuichu@gmail.com

Chúng tôi trên mạng xã hội

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây