THÁNG MƯỜI MỘT
THÁNG CẦU CHO CÁC TÍN HỮU ĐÃ QUA ĐỜI
Ngay từ buổi đầu của Kitô giáo, Hội Thánh lữ hành đã hết lòng kính nhớ, dâng lời cầu cho những người đã qua đời, vì cầu nguyện để họ được giải thoát khỏi tội lỗi là một ý nghĩ lành thánh (2 Mcb 12,45). Hãy dâng Thánh Lễ và các việc lành để cầu nguyện cho các tín hữu đã qua đời.
Cầu nguyện theo ý Đức Thánh Cha
Cầu nguyện cho sự phòng chống việc tự tử: Chúng ta hãy cầu nguyện cho những người bị cám dỗ tự tử tìm thấy nơi cộng đoàn của họ sự nâng đỡ, sự quan tâm và tình yêu mà họ cần đến, giúp họ mở lòng trước sự đẹp đẽ của cuộc sống.
1/11 12/9 Tr Thứ Bảy đầu tháng. CÁC THÁNH NAM NỮ. Lễ trọng.
Lễ cầu cho giáo dân. Buộc dự lễ và nghỉ việc xác.
Kh 7,2-4.9-14; 1Ga 3,1-3; Mt 5,1-12a.
Ngày đền tạ Trái Tim vẹn sạch Đức Mẹ.
Kỷ niệm ngày Đức cha Thánh Liêm (Jerónimo Hermosilla) và Đức cha Thánh Vinh (Valentinô Berrio Ochoa) bị xử trảm (1861).
Đức cha Thánh Liêm, Đức cha Thánh Vinh và Thánh Phêrô Bình (Almato), linh mục, tử đạo.
Giáo xứ Xuân Dục chầu Thánh Thể.
Kỷ niệm ngày chịu chức linh mục
01/11/1973: Cha Giuse Phạm Văn Chỉnh.
Lưu ý:
Về việc viếng nhà thờ và viếng nghĩa địa:
1. Từ trưa ngày Lễ Các Thánh đến nửa đêm ngày cầu cho các tín hữu đã qua đời, ai viếng nhà thờ, nhà nguyện, đọc một kinh Lạy Cha và một kinh Tin Kính, thì được hưởng một ơn đại xá, với những điều kiện theo thường lệ (xưng tội, rước lễ và cầu nguyện theo ý Đức Giáo Hoàng), nhưng phải nhường lại cho các linh hồn. Mỗi ngày được hưởng một lần mà thôi. Ai bị ngăn trở, có thể viếng nhà thờ, nhà nguyện, lãnh ơn đại xá vào Chúa Nhật trước hay Chúa Nhật sau.
2. Từ ngày 1 đến ngày 8 tháng 11 này, các tín hữu thành kính đi viếng nghĩa địa, và dù có cầu nguyện thầm cho các linh hồn, thì cũng được hưởng một ơn đại xá, với những điều kiện theo thường lệ (xưng tội, rước lễ và cầu nguyện theo ý Đức Giáo Hoàng), nhưng phải nhường lại cho các linh hồn (trong tám ngày, mỗi ngày được hưởng một lần mà thôi).
3. Các ngày khác trong năm, khi đi viếng nghĩa địa và cầu nguyện cho các linh hồn, thì được hưởng nhờ ơn tiểu xá (Ench.
Indulg., ấn bản 1999, concessio 29).
2 13 Tm CHÚA NHẬT ĐẦU THÁNG. CẦU CHO CÁC TÍN HỮU ĐÃ QUA ĐỜI.
Thánh vịnh tuần III.
Giáo lý viên giáo phận, giáo xứ Kính Danh, Lý Nghĩa và Tích Tín chầu Thánh Thể.
GIÁO HUẤN SỐ 47
CHÚA GIÊSU CẦU NGUYỆN
Con Thiên Chúa, khi trở thành Con Đức Trinh Nữ, cũng đã học cầu nguyện theo trái tim nhân loại của Người. Chúa Giêsu đã học những công thức cầu nguyện nơi thân mẫu Người là đấng hằng ghi nhớ và luôn suy niệm trong lòng về mọi điều “cao cả” của Đấng Toàn Năng. Người cầu nguyện bằng những lời kinh và âm điệu của dân Người, trong Hội đường Nadarét và trong Đền Thờ. Nhưng kinh nguyện của Người còn phát xuất từ một nguồn mạch sâu kín hơn, như chính Người đã hé mở cho thấy lúc Người lên mười hai tuổi: “Con có bổn phận ở nhà của Cha con” (Lc 2,49). Ở đây, tính cách mới mẻ của việc cầu nguyện trong thời viên mãn bắt đầu được mặc khải: đó là lời cầu nguyện của Người Con, mà Chúa Cha vẫn chờ mong nơi các con cái của Ngài, cuối cùng đã được chính Người Con Một thực hiện trong nhân tính của Người cùng với con người và vì con người.
(Sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo, số 2599)
Lưu ý:
Theo Tông Hiến ngày 10/8/1915, hôm nay mọi linh mục được phép cử hành hoặc đồng tế ba Thánh Lễ, miễn là cử hành vào những giờ khác nhau; có thể chỉ một ý lễ cho bất cứ ai và nhận bổng lễ, còn ngoài ra phải dành một lễ cầu nguyện cho mọi tín hữu đã qua đời và một lễ cầu nguyện theo ý Đức Giáo Hoàng (không có bổng lễ đối với hai lễ này).
Cho mỗi Thánh Lễ, có thể chọn các bài đọc trong Sách Bài Đọc cầu cho các tín hữu đã qua đời (Sách Bài Đọc các thánh lễ chung, v.v..., 1973, tr. 225-249, hoặc Nghi lễ An Táng và Thánh lễ Cầu hồn, 1974, tr. 61-106).
3 14 X Thứ Hai. Rm 11,29-36; Lc 14,12-14.
Thánh Martinô Porres, tu sĩ (Tr).
Thánh Phêrô Phanxicô Bắc (Néron), linh mục, tử đạo (Đ).
4 15 Tr Thứ Ba. Thánh Carôlô Borrômêô, giám mục. Lễ nhớ.
Rm 12,5-16a; Lc 14,15-24.
5 16 X Thứ Tư đầu tháng. Rm 13,8-10; Lc 14,25-33.
Thánh Đaminh Đinh Đức Mậu, linh mục, tử đạo (Đ).
Ngày sùng kính Thánh Giuse.
6 17 X Thứ Năm đầu tháng. Rm 14,7-12; Lc 15,1-10.
Ngày cầu cho các linh mục.
Cha Augustinô Vũ Quốc Toàn qua đời (1993).
7 18 X Thứ Sáu đầu tháng. Rm 15,14-21; Lc 16,1-8.
Thánh Giaxintô Gia (Castañeda), linh mục; Thánh Vinhsơn Phạm Hiếu Liêm, linh mục, tử đạo (Đ).
Ngày đền tạ Thánh Tâm Chúa Giêsu.
Cha Giuse Nguyễn Đức Khoan qua đời (2020).
Lập Đông (Bắt đầu mùa đông)
8 19 X Thứ Bảy. Rm 16,3-9.16.22-27; Lc 16,9-15.
Thánh Phaolô Nguyễn Ngân, linh mục; Thánh Giuse Nguyễn Đình Nghi, linh mục; Thánh Martinô Tạ Đức Thịnh, linh mục; Thánh Gioan Baotixita Cỏn, giáo dân và Thánh Martinô Thọ, giáo dân, tử đạo (Đ).
Lễ Đức Mẹ trong ngày thứ Bảy (Tr).
9 20 X CHÚA NHẬT XXXII THƯỜNG NIÊN.
Thánh vịnh tuần IV. Bài đọc Năm C.
2Mc 7,1-2.9-14; 2Tx 2,16-3,5; Lc 20,27-38.
Cung hiến Thánh Đường Latêranô.
Giáo xứ Liên Thủy, An Đạo và Quỹ Nhất chầu Thánh Thể.
GIÁO HUẤN SỐ 48
CHÚA GIÊSU CẦU NGUYỆN
Tin Mừng theo thánh Luca nhấn mạnh đến tác động của Chúa Thánh Thần và ý nghĩa của việc cầu nguyện trong thừa tác vụ của Đức Kitô. Chúa Giêsu cầu nguyện trước những thời điểm quyết định trong sứ vụ của Người: trước khi Chúa Cha làm chứng về Người lúc Người chịu phép rửa, lúc Người Hiển Dung, và trước khi Người hoàn thành ý định yêu thương của Chúa Cha bằng cuộc thương khó của Người. Người cũng cầu nguyện trước những thời điểm quyết định liên quan đến sứ vụ của các Tông Đồ của Người: trước khi gọi và chọn nhóm Mười Hai, trước khi ông Phêrô tuyên xưng Người là “Đấng Kitô của Thiên Chúa”, và để lòng tin của vị thủ lãnh các Tông Đồ khỏi bị suy yếu trong cơn thử thách. Lời cầu nguyện của Chúa Giêsu trước các biến cố cứu độ, mà Chúa Cha đòi Người phải thể hiện, là sự phó thác khiêm nhường và đầy tin tưởng của ý chí nhân loại của Người cho ý muốn đầy yêu thương của Chúa Cha.
“Có một lần Chúa Giêsu cầu nguyện ở nơi kia. Người cầu nguyện xong, thì có một người trong nhóm môn đệ nói với Người: ‘Thưa Thầy, xin dạy chúng con cầu nguyện’” (Lc 11,1). Chẳng phải là người môn đệ của Đức Kitô, vì chiêm ngưỡng Thầy mình cầu nguyện trước, rồi khao khát cầu nguyện đó sao? Lúc đó, người này có thể học cầu nguyện từ bậc Thầy của việc cầu nguyện. Khi chiêm ngưỡng và lắng nghe Người Con, các con cái học biết cầu nguyện với Chúa Cha.
(Sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo, số 2600 & 2601)
10 21 Tr Thứ Hai. Thánh Lêô Cả, giáo hoàng, tiến sĩ Hội Thánh. Lễ nhớ.
Kn 1,1-7; Lc 17,1-6.
11 22 Tr Thứ Ba. Thánh Martinô, giám mục. Lễ nhớ.
Kn 2,23-3,9; Lc 17,7-20.
Cha Giuse Nguyễn Đức Dung qua đời (2022).
12 23 Đ Thứ Tư. Thánh Giôsaphát, giám mục, tử đạo. Lễ nhớ.
Kn 6,1-11; Lc 17,11-19.
13 24 X Thứ Năm. Kn 7,22-8,1; Lc 17,20-25.
14 25 X Thứ Sáu. Kn 13,1-9; Lc 17,26-37.
Thánh Stêphanô Thêôđorô Thể (Cuénot), giám mục, tử đạo (Đ).
15 26 X Thứ Bảy. Kn 18,14-16;19,6-9; Lc 18,1-8.
Thánh Albertô Cả, giám mục, tiến sĩ Hội Thánh (Tr).
Lễ Đức Mẹ trong ngày thứ Bảy (Tr).
16 27 X CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN.
Thánh vịnh tuần I. Bài đọc Năm C.
Ml 3,19-20a; 2Tx 3,7-12; Lc 21,5-19.
Thánh Margarita Scotland.
Thánh Gertruđê, trinh nữ.
Được kính trọng thể CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM (Đ) (HĐGM Việt Nam, khóa họp tháng 4/1991).
2Mcb 7,1.20-23.27b.29 (hoặc Kn 3,1-9); Rm 8,31b-39 (hoặc Kh7,9-17); Lc 9,23-26 (hoặc Ga 17,11b-19).
Giáo xứ Trung Linh, Tư Khẩn và Tương Nam chầu Thánh Thể.
GIÁO HUẤN SỐ 49
CHÚA GIÊSU CẦU NGUYỆN
Chúa Giêsu thường lui vào nơi thanh vắng, lên núi, nhất là lúc đêm khuya, để cầu nguyện.
Vì trong cuộc Nhập Thể, Người đã thông phần nhân tính, nên Người mang lấy mọi người trong kinh nguyện của Người, và Người dâng họ lên Chúa Cha bằng việc tự hiến chính mình Người. Chính Người, Ngôi Lời “đã mặc lấy xác phàm”, trong lời cầu nguyện nhân loại của mình, thông phần vào những gì “các anh em” của Người đang sống; Người cảm thông những yếu đuối của họ để giải thoát họ khỏi những yếu đuối ấy. Chính vì mục đích này mà Chúa Cha đã sai Người đến. Những lời nói cũng như việc làm của Người là biểu hiện rõ ràng về những gì Người cầu nguyện “trong thầm kín.”
Các tác giả sách Tin Mừng giữ lại hai lời cầu nguyện minh nhiên của Đức Kitô trong thời gian Người thi hành tác vụ. Cả hai đều khởi đầu bằng lời tạ ơn. Trong lời nguyện thứ nhất, Chúa Giêsu tuyên xưng, nhận biết và chúc tụng Chúa Cha vì Chúa Cha đã giấu các mầu nhiệm Nước Trời đối với những người tưởng mình khôn ngoan, nhưng lại mặc khải cho “những người bé mọn” (những người nghèo của các mối phúc). Sự rung cảm của Người, “Vâng, lạy Cha!” nói lên những gì tận đáy lòng Người, sự gắn bó của Người với “điều đẹp ý” Chúa Cha, như vọng lại lời “Xin vâng” của Mẹ Người lúc thụ thai Người, và như khúc dạo đầu cho lời Người sẽ thưa với Chúa Cha trong cơn hấp hối. Toàn bộ kinh nguyện của Chúa Giêsu đều chất chứa tâm tình gắn bó yêu thương của trái tim nhân loại của Người đối với “mầu nhiệm thánh ý” của Chúa Cha.
(Sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo, số 2602 & 2603)
17 28 Tr Thứ Hai. Thánh nữ Êlisabeth Hungari. Lễ nhớ.
1Mcb 1,10-15.41-43.54-57.62-64; Lc 18,35-43.
Cha Giuse Đinh Xuân An qua đời (2008).
18 29 X Thứ Ba. 2Mcb 6,18-31; Lc 19,1-10.
Cung hiến thánh đường thánh Phêrô và thánh đường thánh Phaolô (Tr).
19 30 X Thứ Tư. 2Mcb 7,1.20-31; Lc 19,11-28.
Tháng Mười Ất Tỵ (Đ)
20 1/10 X Thứ Năm. 1Mcb 2,15-29; Lc 19,41-44.
Thánh Phanxicô Xaviê Nguyễn Cần, thầy giảng, tử đạo (Đ).
Cha Vinhsơn Đặng Ngọc Đường qua đời (2003).
21 2 Tr Thứ Sáu. Đức Mẹ dâng mình trong đền thờ. Lễ nhớ.
Dc 2,14-17; Mt 12,46-50.
22 3 Đ Thứ Bảy. Thánh Cêcilia, trinh nữ, tử đạo. Lễ nhớ.
1Mcb 6,1-13; Lc 20,27-40.
Tiểu tuyết (Tuyết xuất hiện)
23 4 Tr CHÚA NHẬT XXXIV THƯỜNG NIÊN. ĐỨC GIÊSU KITÔ VUA VŨ TRỤ. Lễ trọng.
Bài đọc Năm C. 2Sm 5,1-3; Cl 1,12-20; Lc 23,35-43.
Thánh Clêmentê I, giáo hoàng, tử đạo.
Thánh Côlumbanô, viện phụ.
Cha Vinhsơn Đinh Văn Mợi qua đời (2022).
Cử hành Thánh lễ trọng thể tại đền thánh Đại Đồng.
Giáo xứ Đại Đồng, Xuân Đài, Hải Nhuận và Dòng Mẹ Thăm Viếng Bùi Chu chầu Thánh Thể.
GIÁO HUẤN SỐ 50
CHÚA GIÊSU CẦU NGUYỆN
Lời cầu nguyện thứ hai được thánh Gioan ghi lại vào lúc trước
khi Ladarô được cho sống lại. Lời tạ ơn đi trước biến cố: “Lạy Cha, con cảm tạ Cha, vì Cha đã nhận lời con” hàm ý là Chúa Cha luôn nhận lời Người cầu xin; và Chúa Giêsu thêm ngay: “Con vẫn biết Cha luôn nghe lời Con” hàm ý Chúa Giêsu luôn nài xin Chúa Cha. Như vậy, lời cầu nguyện của Chúa Giêsu, được khởi đầu bằng tâm tình tạ ơn, mặc khải cho chúng ta biết phải cầu xin như thế nào: trước khi nhận được hồng ân, Chúa Giêsu đã gắn bó với Đấng ban ơn, cũng là Đấng tự ban mình trong các hồng ân của Ngài. Đấng ban ơn thì quý trọng hơn hồng ân bội phần, chính Ngài là “Kho tàng” và tâm hồn của Con Ngài quy hướng về chính Ngài; hồng ân chỉ là điều được “ban thêm”. Lời nguyện “tư tế” của Chúa Giêsu có một vị trí độc nhất vô nhị trong nhiệm cục cứu độ (lời nguyện này sẽ được suy niệm ở cuối Đoạn thứ nhất). Thật vậy, lời cầu nguyện này cho thấy kinh nguyện của Đức Kitô Thượng Tế luôn là lời cầu nguyện của ngày hôm nay, và đồng thời cũng dạy chúng ta cách cầu nguyện cùng Chúa Cha.
Khi đến Giờ hoàn tất ý định yêu thương của Chúa Cha, Chúa Giêsu cho thoáng thấy chiều sâu khôn dò của lời cầu nguyện của Người Con, không những trước khi Người tự nguyện trao nộp chính mình (“Lạy Cha,… xin đừng cho ý Con thể hiện, mà là ý Cha”: Lc 22,42), mà cả đến những lời cuối cùng của Người trên thập giá, lúc mà cầu nguyện và tự hiến trở nên một. “Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm” (Lc 23,34); “Tôi bảo thật anh, hôm nay, anh sẽ được ở với tôi trên thiên đàng” (Lc 23,43); “Thưa Bà, đây là con của Bà… Đây là Mẹ của anh” (Ga 19,26-27); “Tôi khát” (Ga 19,28); “Lạy Thiên Chúa, Thiên Chúa của con, sao Ngài bỏ rơi con?” (Mc 15,34); “Thế là đã hoàn tất” (Ga 19,30); “Lạy Cha, con xin phó thác hồn con trong tay Cha” (Lc 23,46) cho đến cả “tiếng kêu lớn” khi Người trao hơi thở.
(Sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo, số 2604 & 2605)
24 5 Đ THÁNH ANRÊ TRẦN AN DŨNG LẠC VÀ CÁC BẠN TỬ ĐẠO. Lễ trọng.
2Mcb 7,1.20-23.27b-29 (hoặc Kn 3,1-9); Rm 8,31b-39 (hoặc Kh 7,9-17); Lc 9,23-26 (hoặc Ga 17,11b-19).
Thánh Phêrô Cao (Dumoulin-Borie), giám mục; Thánh Phêrô Võ Đăng Khoa, linh mục và thánh Vinhsơn Nguyễn Thế Điểm, linh mục, tử đạo.
Kỷ niệm ngày thiết lập Hàng Giáo Phẩm Việt Nam (1960).
Đọc một kinh Lạy Cha, một kinh Kính Mừng, một kinh Sáng Danh, tạ ơn Chúa và cầu nguyện cho Giáo Hội tại Việt Nam.
Cử hành Thánh Lễ trọng thể tại đền thánh Quần Phương.
Giáo xứ Quần Phương chầu Thánh Thể.
25 6 X Thứ Ba. Thánh vịnh tuần II.
Đn 2,31-45; Lc 21,5-11.
Thánh Catarina Alexanđria, trinh nữ, tử đạo (Đ).
26 7 X Thứ Tư. Đn 5,1-6.13-14.16-17.23-28; Lc 21,12-19.
Kỷ niệm ngày chịu chức linh mục
26/11/2015: Cha Giuse Phan Văn Duy; Cha Đaminh Nguyễn Văn Dương; Cha Giuse Nguyễn Văn Đình; Cha Giuse Phạm Văn Đình; Cha Phêrô Trần Văn Nam; Cha Giuse Trần Văn Toàn.
27 8 X Thứ Năm. Đn 6,12-28; Lc 21,20-28.
Kỷ niệm ngày Đức Cố Giám Mục Đaminh Hồ Ngọc Cẩn qua đời (1948).
28 9 X Thứ Sáu. Đn 7,2-14; Lc 21,29-33.
Thánh Anrê Trần Văn Trông, giáo dân, tử đạo (Đ).
29 10 X Thứ Bảy. Đn 7,15-27; Lc 21,34-36.
Lễ Đức Mẹ trong ngày thứ Bảy (Tr).
Kỷ niệm ngày chịu chức linh mục
29/11/2005: Cha Phêrô Nguyễn Văn Đối; Cha Giuse Phạm Minh Phan; Cha Vinhsơn Lại Văn Quynh; Cha Đaminh Nguyễn Văn Thiện; Cha Giuse Vũ Phú Thịnh; Cha Vinhsơn Đinh Minh Thỏa; Cha Giuse Đỗ Hữu Trọng.
NĂM PHỤNG VỤ 2025 - 2026
Năm A (Lược soạn)
30 11 Tm CHÚA NHẬT I MÙA VỌNG.
Thánh vịnh tuần I. Bài đọc Năm A.
Is 2,1-5; Rm 13,11-14a; Mt 24,37-44.
Thánh Anrê, Tông Đồ.
Thánh Giuse Du (Marchand), linh mục, tử đạo.
Bắt đầu tuần chín ngày kính Đức Mẹ Vô Nhiễm.
Bổn mạng: Cha Anrê Trần Văn Công.
Giáo xứ Lục Thủy, Đồng Quỹ, Nam Đường, Tân Cường và Thượng Trại (Văn Giáo) chầu Thánh Thể.