NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT
I. HUẤN THỊ VỀ PHỤNG VỤ
“Các mục tử không phải chỉ chú tâm tuân giữ các lề luật trong các hoạt động phụng vụ, để cử hành thành sự và hợp pháp mà thôi, nhưng còn phải làm cho tín hữu tham dự phụng vụ một cách ý thức, linh động và hữu hiệu” (PV, số 11).
“Tác vụ của linh mục là tác vụ của toàn thể Hội Thánh. Vì thế, không thể thi hành tác vụ này nếu không có sự vâng phục, sự hiệp thông cùng hàng giáo phẩm và chăm lo phục vụ Thiên Chúa và anh em. Bản chất phẩm trật của phụng vụ, hiệu lực bí tích và sự tôn trọng phải có đối với cộng đoàn Dân Chúa, đòi linh mục phải chu toàn nhiệm vụ trong việc phượng tự ‘như thừa tác viên và người phân phát trung tín các mầu nhiệm của Thiên Chúa’, và không được tự đưa vào những lễ nghi không được quy định và chấp nhận trong các sách phụng vụ” (Huấn thị Liturgicae Instaurationes ngày 05/9/1970, cuối số 1).
II. THÁNH LỄ CẦU CHO GIÁO DÂN
Theo luật chung, đó là Lễ mà Giám mục giáo phận dâng để chỉ cho giáo dân trong giáo phận (GL 388), và linh mục quản xứ dâng để chỉ cho giáo dân trong giáo xứ (GL534).
GL 534§1.“Sau khi đã nhận chức ở giáo xứ, cha xứ có nghĩa vụ phải dâng ý lễ cầu cho đoàn dân được trao phó cho ngài vào mỗi ngày Chúa Nhật và lễ buộc trong giáo phận; nếu mắc ngăn trở chính đáng không dâng ý lễ như vậy được, ngài phải nhờ một linh mục khác dâng ý lễ thay trong chính các ngày đó, hoặc chính ngài phải dâng ý lễ bù lại vào các ngày khác”.
GL 534 §2.“Cha xứ nào coi sóc nhiều giáo xứ, thì chỉ buộc dâng một ý lễ, vào những ngày được nói đến ở §1 , để cầu cho tất cả đoàn dân đã được trao phó cho ngài”.
GL 534 §3. “Cha xứ nào đã không chu toàn nghĩa vụ được nói đến ở các §1 và §2, nếu đã bỏ bao nhiêu ý lễ, thì ngài phải sớm hết sức dâng đủ bấy nhiêu ý lễ để cầu cho đoàn dân”.
Riêng tại Việt Nam, theo văn thư của Bộ Truyền Giáo (cũng gọi là Bộ Rao Giảng Tin Mừng cho các dân tộc) ngày 11/11/1987, chấp thuận đơn xin của HĐGM Việt Nam, chỉ có bổn phận phải dâng lễ cho giáo dân vào những ngày sau đây: - Lễ Chúa Giáng Sinh
- Lễ Chúa Hiển Linh
- Lễ Thánh Giuse (19/3)
- Lễ Phục Sinh
- Lễ Thăng Thiên
- Lễ Hiện Xuống
- Lễ Mình Máu Thánh Chúa Kitô
- Lễ Thánh Phêrô và Thánh Phaolô tông đồ (29/6)
- Lễ Đức Mẹ Hồn Xác lên trời (15/8)
- Lễ các Thánh Nam Nữ (1/11)
- Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm (8/12).
III. THÁNH LỄ CỬ HÀNH CHIỀU HÔM TRƯỚC
NGÀY LỄ BUỘC VÀ CHIỀU THỨ BẢY
GL 1248 §1. “Người nào tham dự Thánh Lễ được cử hành theo nghi thức Công Giáo trong chính ngày lễ hoặc chiều ngày áp lễ ở bất cứ nơi nào, thì đã giữ trọn luật buộc phải tham dự Thánh Lễ”.
Vì thế, Thánh Lễ chiều thứ Bảy và chiều trước ngày lễ buộc sẽ được sắp xếp với mọi yếu tố phải có (diễn giảng, lời nguyện tín hữu), hay nên có (dân chúng tham dự tích cực hơn bằng lời ca tiếng hát, v.v..., IM115-116) trong Thánh Lễ của ngày lễ.
Còn chính bản văn Thánh Lễ thì theo nguyên tắc chung, tức là “luôn luôn phải dành ưu tiên cho Thánh Lễ phải giữ theo luật buộc, mà không phải quan tâm gì đến bậc phụng vụ của hai lễ cử hành trùng nhau” (Thánh Bộ Phụng Tự, Notitiae 1984, tr. 603). Vì vậy, trong thực tế, nếu Lễ chiều thứ Bảy có giáo dân tham dự, thì sẽ cử hành Thánh Lễ Chúa Nhật (là Thánh Lễ Chúa Nhật hay Thánh Lễ trùng và thay Chúa Nhật năm đó).
IV. LỄ TRONG TUẦN TRONG MÙA VỌNG, MÙA GIÁNG SINH,
MÙA CHAY VÀ MÙA PHỤC SINH
Trong các ngày có lễ nhớ không bắt buộc:
a. Các ngày trong tuần Mùa Vọng từ 17 đến 24/12;
các ngày trong tuần bát nhật Giáng Sinh;
các ngày trong tuần Mùa Chay trừ thứ Tư Lễ Tro
và các ngày trong Tuần Thánh:
Linh mục cử hành Thánh Lễ theo ngày trong tuần, nhưng có thể đọc lời nguyện nhập lễ của lễ nhớ ghi trong lịch chung, thay lời nguyện nhập lễ của ngày trong tuần.
b. Các ngày trong tuần Mùa Vọng trước ngày 17/12;
các ngày trong tuần Mùa Giáng Sinh từ ngày 2/1;
các ngày trong tuần Mùa Phục Sinh:
Linh mục có thể chọn hoặc Thánh Lễ theo ngày trong tuần, hoặc Thánh Lễ vị thánh được nhớ, hay vị thánh có ghi trong sổ bộ các thánh của ngày đó.
V. VỀ VIỆC CỬ HÀNH THÁNH LỄ HÔN PHỐI
Khi cử hành hôn phối trong Thánh Lễ, thì chỉ được cử hành Thánh Lễ hôn phối vào một số ngày trong năm mà thôi.
A. Không được cử hành Thánh Lễ hôn phối trong những ngày sau đây:
- Các Lễ trọng buộc cũng như không buộc
- Các Chúa Nhật Mùa Vọng, Mùa Chay, Mùa Phục Sinh
- Lễ Tro và các ngày trong Tuần Thánh
- Lễ cầu cho các tín hữu đã qua đời (2/11)
- Các ngày trong tuần bát nhật Phục Sinh.
Gặp những ngày trên, phải cử hành Thánh Lễ theo ngày phụng vụ và đọc tất cả các bài Sách Thánh của ngày lễ đó. Vẫn đọc lời cầu nguyện cho đôi tân hôn trong Thánh Lễ, và cuối lễ có thể dùng công thức ban phép lành cho đôi tân hôn. Nếu không phải là Tam Nhật Vượt Qua hay Lễ trọng Lễ buộc, thì cũng có thể đọc một bài Sách Thánh về hôn phối.
B. Các Chúa Nhật Mùa Giáng Sinh và Thường Niên: cử hành Thánh Lễ Chúa Nhật, nhưng trong các bài Sách Thánh, có thể đọc một bài về hôn phối; nếu cử hành hôn phối trong Thánh Lễ không có cộng đồng giáo xứ tham dự, thì có thể cử hành toàn bộ Thánh Lễ hôn phối.
(CE 603 và OCM mới [1990] các số 34, 54 và 56)
Tuyệt đối tránh cử hành hôn phối ngày thứ Sáu và thứ Bảy Tuần Thánh.
VI. LỄ NGOẠI LỊCH KÍNH ĐỨC MẸ
CÁC NGÀY THỨ BẢY MÙA THƯỜNG NIÊN
Các ngày thứ Bảy trong Mùa Thường Niên, khi không có lễ nhớ bắt buộc, có thể cử hành lễ kính Đức Mẹ.
VII. VỀ VIỆC KÍNH TRỌNG THỂ
“Để phục vụ lợi ích mục vụ cho giáo dân, trong các Chúa Nhật Thường Niên, được phép mừng các lễ nào gặp trong tuần mà được giáo dân sùng mộ, miễn là những lễ ấy cao hơn chính ngày Chúa Nhật theo bảng ghi thứ tự ưu tiên. Có thể mừng các lễ ấy trong mọi Thánh Lễ có đông giáo dân tham dự” (AC 58).
Theo bảng ưu tiên ở AC 59, thì các lễ được xếp hạng như sau:
- Các Lễ trọng kính Chúa.
- Các Lễ trọng kính Đức Mẹ và các Thánh có ghi trong lịch chung.
- Lễ cầu cho các tín hữu đã qua đời.
- Các Lễ trọng riêng như Lễ kính tước hiệu nhà thờ, Lễ kỷ niệm cung hiến thánh đường, v.v...
- Các Lễ kính Chúa có ghi trong lịch chung.
- Các Chúa Nhật Mùa Giáng Sinh và Thường Niên.
Như vậy, vào những ngày Chúa Nhật Mùa Thường Niên và cả Mùa Giáng Sinh đương nhiên theo luật (ipso jure), được cử hành Thánh Lễ quen gọi là “kính trọng thể” về những lễ liệt kê ở hạng 1,2,4,5 trên đây, thí dụ:
- Các Lễ trọng: Kính Thánh Tâm Chúa Giêsu, Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời (15/8).
- Các Thánh Nam Nữ (1/11); Thánh Phêrô và Thánh Phaolô, tông đồ (29/6); Sinh nhật Thánh Gioan Tẩy Giả (24/6); Tước hiệu nhà thờ; Kỷ niệm cung hiến thánh đường…
- Các lễ kính về Chúa trong lịch chung: Chúa Hiển Dung (6/8); Suy tôn Thánh giá (14/9); Cung hiến đền thờ Latêranô (9/11)…
VIII. BẢNG CHỈ DẪN VIỆC CỬ HÀNH CÁC THÁNH LỄ
CÓ NGHI THỨC RIÊNG, THÁNH LỄ TUỲ NHU CẦU
VÀ THÁNH LỄ CẦU CHO CÁC TÍN HỮU ĐÃ QUA ĐỜI
Chữ viết tắt:
V1 Thánh Lễ có nghi thức riêng (IM372).
Thánh Lễ tuỳ nhu cầu và ngoại lịch do Đấng Bản Quyền sở tại chỉ định hoặc cho phép, khi gặp một nhu cầu hay một lợi ích mục vụ quan trọng (IM374).
V2 Thánh Lễ tuỳ nhu cầu và ngoại lịch theo sự xét đoán của vị phụ trách thánh đường hay của chính linh mục chủ tế, nếu thực sự có nhu cầu hoặc lợi ích mục vụ đòi hỏi (IM376).
V3 Thánh Lễ tuỳ nhu cầu và ngoại lịch, do linh mục chủ tế chọn theo lòng đạo đức của giáo dân (IM373, 377).
D1 Thánh Lễ an táng (IM380).
D2 Thánh Lễ cầu hồn sau khi được tin người chết hoặc trong ngày giỗ đầu (IM381).
D3 Thánh Lễ cầu hồn hằng ngày (IM381). IX. RAO LỊCH HẰNG TUẦN
Mỗi Chúa Nhật, các nơi sẽ rao lịch trong tuần tại nhà thờ, nhà nguyện của mình.
Không rao lịch khi giảng sau Tin Mừng, nhưng trước hoặc sau lời nguyện hiệp lễ (IM 166, 184).
Nếu được, mỗi gia đình nên có một cuốn Lịch Công Giáo để biết các ngày lễ của Hội Thánh, ý nghĩa và nghi lễ của các mùa phụng vụ hay dịp lễ.
X. BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
1. Các chữ viết tắt:
AC Normae de Anno liturgico et Calendario. Những quy luật tổng quát về Năm Phụng Vụ và Niên Lịch
CE Caeremoniale Episcoporum
Sách Nghi Thức Giám Mục
CGKPV Các Giờ Kinh Phụng Vụ
Đ Đỏ
GH Hiến chế Công Đồng về Giáo Hội
GL Giáo luật
HĐGM Hội đồng Giám mục
Hl Số chương và câu theo bản Hy Lạp
Hr Số chương và câu theo bản Híp Ri
IM Institutio generalis Missalis Romani 2002
Quy chế tổng quát Sách Lễ Rôma 2002
OCM Ordo Celebrandi Matrimonii
Nghi thức hôn phối (ấn bản mẫu thứ hai 1990)
OLM Ordo Lectionum Missae để soạn sách Các Bài Đọc (ấn bản mẫu thứ hai, 1981)
PV Hiến chế Công đồng về Phụng vụ Thánh
Tm Tím Tr Trắng
tt tiếp theo X Xanh
2. Các sách Kinh Thánh:
Ac Ai ca Kh Khải huyền
Am Amốt Kn Khôn ngoan
Br Barúc Lc Luca
Cl Côlôxê Lv Lêvi
Cn Châm ngôn Mc Máccô
1 Cr 1 Côrintô 1 Mcb Macabê quyển I
2 Cr 2 Côrintô 2 Mcb Macabê quyển II
Cv Công vụ Tông đồ Mk Mikha
Dc Diễm ca Ml Malakhi
Dcr Dacaria Mt Mátthêu
Ds Dân số Nk Nakhum
Dt Do Thái Nkm Nơkhemia
Đn Đanien Ov Ôvađia
Đnl Đệ Nhị Luật Pl Philípphê
Ed Êdêkien Plm Philêmôn
Ep Êphêxô 1 Pr 1 Phêrô
Er Étra 2 Pr 2 Phêrô
Et Étte R Rút
G Gióp Rm Rôma
Ga Gioan 1 Sb Sử biên niên quyển I
1 Ga 1 Gioan 2 Sb Sử biên niên quyển II
2 Ga 2 Gioan 1 Sm Samuen quyển I
3 Ga 3 Gioan 2 Sm Samuen quyển II
Gc Giacôbê St Sáng thế
Gđ Giuđa Tb Tôbia
Gđt Giuđitha Tl Thủ lãnh
Ge Giôen 1 Tm 1 Timôthê
Gl Galát 2 Tm 2 Timôthê
Gn Giôna Tt Titô
Gr Giêrêmia Tv Thánh vịnh
Gs Giôsuê 1 Tx 1 Thêxalônica
Gv Giảng viên 2 Tx 2 Thêxalônica
Hc Huấn ca 1 V Các Vua quyển I
Hs Hôsê 2 V Các Vua quyển II
Is Isaia Xh Xuất hành
Kb Khabacúc Xp Xôphônia
Kg Khácgai
Lưu ý:
1. Các bài đọc trong Thánh Lễ:
§Chúa Nhật và Lễ trọng ........................ Năm C
§Ngày thường ...................................… Năm II (Chẵn).
2. Các thánh không ghi bậc lễ (Lễ trọng, Lễ kính, Lễ nhớ) thì nhớ tự do, tùy theo từng nơi và vị chủ tế.