Trung Lao

GIÁO XỨ TRUNG LAO
 
1.     VỊ TRÍ ĐỊA LÝ
          Giáo xứ Trung Lao thuộc làng Trung Lao, xã Trung Đông, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định.
 
2.     LỊCH SỬ HÌNH THÀNH
          Trung Lao cùng dải đất với Tương Nam. Khoảng thế kỷ XIII, dân từ Hà Nội, Phố Hiến, Hải Dương, Ninh Bình và vùng lân cận tới Trung Lao khai khẩn lập ấp. Từ khi các cha dòng Tên: Amaral, Morelli mới đặt chân tới Đàng Ngoài, các ngài đã có dịp giới thiệu Tin Mừng với người dân Trung Lao, và xứ đạo Trung Lao đón nhận Tin mừng từ năm 1596. Đến năm 1635, nhờ sự giúp đỡ của các nhà thừa sai, giáo hữu đã cùng nhau đóng góp công của làm nhà thờ và giáo họ Trung Lao được thành lập.

          Từ khi đón nhận Tin mừng, Trung Lao trở thành trọng điểm truyền giáo của giáo phận Đàng Ngoài, đến giáo phận Đông, rồi giáo phận Trung và giáo phận Bùi Chu. Do nhu cầu mục vụ, các nhà thừa sai dòng Tên thường xuyên ở tại Trung Lao để phục vụ giáo hữu và các vùng lân cận.

          Theo “Sử ký Địa phận Trung”, trước năm 1916, xứ Trung Lao nằm trên địa bàn 13 xã, gồm 27 giáo họ. Do nhu cầu mục vụ, Đức Giám mục Munhagorri Trung đã tách mấy họ lân cận lập xứ An Lãng năm 1916, lập xứ Nam Lạng năm 1921. Đời Đức cha Đaminh Hồ Ngọc Cẩn tách họ Phú An và Quần Lạc lập xứ Phú An năm 1938.
          Giáo xứ Trung Lao ngày nay gồm các giáo họ:
1.     Giáo họ VinhSơn, 1886
2.     Giáo họ Giuse, 1888
3.     Giáo họ Phêrô, 1866
4.     Giáo họ Phaolô, 1866
5.     Giáo họ Tôma, 1820
6.     Giáo họ Hạ Lao: đầu thế kỷ XX
7.     Giáo họ Cổ Lễ: đầu thế kỷ XX
8.     Giáo họ Hạ Thôn, 1910
9.     Giáo họ Hải Lộ, 1910.

 
          Khi thành lập, giáo xứ có 9.132 giáo hữu, và hiện tại có 9.062 nhân danh (2014). Giáo xứ nhận Đức Mẹ Mân Côi làm quan thầy. Trung Lao là nguyên quán của nhiều vị tử đạo trong đó có cha thánh Đaminh Vũ Đình Tước được Giáo hội phong hiển thánh ngày 19/6/1988, và 8 vị tôi tớ Chúa, hồ sơ án tích đang được giáo phận và Bộ Phong Thánh hoàn tất.

3.     QUÝ CHA PHỤC VỤ GIÁO
Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử thăng trầm, nhưng Trung Lao luôn có các linh mục phục vụ:
          Giai đoạn thứ nhất: từ khi thành lập, giáo xứ Trung Lao thường xuyên được các vị thừa sai dòng Tên và dòng Đanminh phục vụ. Năm 1607 có cha Cao coi sóc.

         Giai đoạn thứ hai (1607-1863): 15 cha, gồm 6 cha ngoại quốc và 9 cha Việt Nam: Đức cha Cao (1693), cha chính Giulda (1714), cha Thánh Đậu (1733), cha Thánh Liêm (1770), cha Độ (1785), Đức cha Thánh An (1843), cha Đạt, cha Lương, cha Manuel Gonzalez (1836), cha Huỳnh, cha Báu, cha Đoán, cha Khoan, cha Gioan Thao (1859), cha Phêrô Cảnh (1859).

          Giai đoạn ba (1836-1916): 23 cha, gồm 6 cha ngoại quốc và 17 cha Việt Nam: cha Báu, cha Nhã (1866), cha Thông, cha Luật, cha Dụ, cha Trứ, cha Huỳnh, Đức cha Thuận (1883), cha Tràng Thái (1888), cha chính Hiền, cha Tràng Định, cha Đoán, cha Tràng Thanh, cha Trương, cha Thạch, cha Thông, cha Giản, cha Tràng Thiều (1894), cha Bỉnh, cha Quán, cha Báu (1908), cha Nghiễm, cha Đaminh Trịnh Quang Khải (1916).

          Giai đoạn bốn (1916-1996): 37 cha Việt Nam: cha Đaminh Duệ, cha Đaminh Đỗ Minh Chuẩn, cha Chiêu, cha Hoàn, cha Đỉnh, cha Rĩnh, cha Lương, cha Cương, cha Vượng, cha Trang, cha Thông, cha Phêrô Trịnh Khắc Đảm, cha Tân, cha Thưởng, cha Súy, cha Bảo, cha Triệu, cha Hồ, cha Quyền,  cha Giuse Nguyễn Quang Lãm, cha Ngân, cha Thiện, cha Gioan Vũ Công Khanh, cha Đaminh Nguyễn Huy Chương, cha Đaminh Đinh Cảnh Thụy, cha Đaminh Trần Đình Thủ, cha Ngô Khắc Oánh (1930-1935), cha Giuse Lê Đình Trang (1932-1934),  cha Hiêrônimô Trần Thành Hiến (1935-1938), Đức cha Đaminh Lê Hữu Cung (1939-1942),  cha Đaminh Vũ Đức Triêm (1943-1945), cha Đaminh Đinh Cao Đàm (1944-1945), cha Bùi Đức Hạnh (1946-1950), cha Vinhsơn Mai Ngọc Liễn (1943-1962), cha Đaminh Phạm Tuấn Đức (1949-1952), cha Giuse Hà Quang Thanh (1952-1953), cha Phêrô Phạm Văn Cử (1960-1994), cha Giuse Lê Ngọc Hoàn (1963).

          Giai đoạn năm (1996 đến nay): 7 cha Việt Nam:
Cha Giuse Lê Ngọc Hoàn, 1963-2006
Cha Gioankim Nguyễn Văn Tường, 2006-2009
Cha Giuse Phạm Văn Phong, phó xứ: 2008-2009
Cha Giuse Phạm Văn Phong, 2009-2012
Cha Giuse Bùi Văn Bá, phó xứ: 2009-2012
Cha Giuse Phạm Ngọc Đồng, 2012 đến nay
Cha Giuse Hoàng Quốc Vương, phó xứ: 2012-2014
Cha Giuse Nguyễn Văn Hồ, phó xứ: 2014 đến nay.
 
4.     CƠ CẤU GIÁO XỨ & CÁC CÔNG TRÌNH TIÊU BIỂU
          Ngay từ những ngày đầu lập xứ năm 1635, được sự giúp đỡ của các nhà thừa sai dòng Tên, giáo hữu đã cùng nhau đóng góp công của dựng một ngôi nhà nguyện nhỏ để có chỗ sinh hoạt và phụng tự.

          Từ năm 1671 đến 1781, Trung Lao đã 3 lần làm nhà thờ nhỏ lợp bổi. Đến năm 1888, cha Juan Pages Tràng Thái và cha Trứ thừa sai Tây Ban Nha đã chỉ đạo xây nhà thờ trong 10 năm, theo kiến trúc Á-đông với diện tích: dài 50m, rộng 16m, cao 12m với tháp chuông cao 20m chạy dài về hướng Đông Tây, lòng nhà thờ bao gồm 11 gian, bốn hàng cột. Nhà thờ xây dựng toàn bằng gỗ lim rất cổ kính oai nghi, tráng lệ, tới nay vẫn còn nguyên bản.

          Ngoài Thánh đường, còn có: Đài Đức Mẹ Mân Côi, Đài Cha Thánh Đaminh Vũ Đình Tước, Nhà trung tâm mục vụ, Nhà giáo lý, Nhà truyền thống.

          Sau 400 năm đón nhận Tin mừng, với biết bao sóng gió, nhưng đời sống đạo của giáo xứ không ngừng được củng cố, thăng tiến và đi vào nề nếp là nhờ sự hy sinh, phục vụ, coi sóc của quý cha; sự cộng tác đắc lực của hội đồng mục vụ giáo xứ, quý nữ tu dòng Đaminh Bùi Chu, các ban ngành đoàn hội: Các bà mẹ Công giáo, Lòng thương xót, Con Đức Mẹ, Gia trưởng, Giới trẻ, Học sinh- sinh viên, Bác ái, Bảo vệ sự sống, Gia đình phạt tạ Thánh Tâm, Thiếu Nhi Thánh Thể, Giáo lý viên,  Huynh đoàn giáo dân Đaminh và nhiều đoàn hội khác.
***+***
xkta
lpv
gkpv
tvcv
***+***
ra khoi
lnth
LIÊN KẾT

 

 

 

11.jpg 8.jpg 9.jpg 10.jpg 13.jpg
PAGE FACEBOOK
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập86
  • Máy chủ tìm kiếm37
  • Khách viếng thăm49
  • Hôm nay38,893
  • Tháng hiện tại286,681
  • Tổng lượt truy cập79,518,519
Copyright © 2022 thuộc về Tòa Giám Mục Bùi Chu
   Phụ trách: Ban Truyền Thông Giáo Phận Bùi Chu
Địa chỉ: Xuân Ngọc - Xuân Trường - Nam Định

Email: bttbuichu@gmail.com

Chúng tôi trên mạng xã hội

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây