GIÁO XỨ HƯNG NHƯỢNG
1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ
Giáo xứ Hưng Nhượng hay còn gọi là xứ Vĩnh Thượng, thuộc thôn Vĩnh Thượng, xã Nam Lợi, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định.
2. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH
Hưng Nhượng cùng dải đất với Trực Chính và Nam Dương. Khoảng năm 1700, dân cừ các vùng tới Hưng Nhượng khai khẩn lập ấp. Giáo hữu đón nhận Tin mừng khoảng năm 1710. Năm 1725, số giáo hữu trở nên đông, nhờ sự giúp đỡ của bề trên, giáo hữu cùng nhau đóng góp công của làm nhà thờ. Giáo họ Hưng Nhượng được thành lập, thuộc giáo xứ Bách Tính.
Khoảng năm 1930, Đức cha Munagorri Trung tách hai họ: họ Vĩnh Thượng, họ Vĩnh Hạ từ giáo xứ Bách Tính để thành lập giáo xứ mới lấy tên là giáo xứ Hưng Nhượng. Giáo xứ Hưng Nhượng chỉ có một họ Vĩnh Hạ là họ lẻ (1916), nhận thánh Laurenxô làm quan thầy.
Từ khi thành lập, giáo xứ có 500 giáo hữu và hiện tại có 834 nhân danh (2014). Giáo xứ nhận Đức Mẹ Mân Côi làm quan thầy. Hưng Nhượng là nguyên quán của 20 vị tôi tớ Chúa, 13 vị được chôn cất trong đất nhà xứ, hồ sơ án tích đang được giáo phận và Bộ phong thánh lưu giữ.
3. QUÝ CHA PHỤC VỤ GIÁO XỨ
Khi còn là giáo họ, Hưng Nhượng thường xuyên được các cha dòng Tên và dòng Đanminh coi sóc. Khi thành giáo xứ có: 1. Cha Đaminh Nghi, 1937
2. Cha Đaminh Kính, 1940
3. Cha Đaminh Trần Hữu Hiếu, 1945-1954
4. Cha Gioankim Nguyễn Đức Hinh, 1956-1957
5. Cha Phêrô Phạm Văn Cử, 1965-1975
6. Cha Giuse Phạm Đình Chẩn, 1975-1990
7. Cha Phêrô Nguyễn Đức Long, 19912007
8. Cha Đaminh Nguyễn Văn Vàng, 2007-2008
9. Cha Phaolô Vũ Minh Hòa, 2008...
10. Cha Antôn Đinh Văn Đang, 2008-2009
11. Cha Augustinô Lưu Viết Cẩn, từ 2009 đến nay.
4. CƠ CẤU GIÁO XỨ & CÁC CÔNG TRÌNH TIÊU BIỂU
Ngay từ những ngày đầu thành lập, được sự giúp đỡ của bề trên, một ngôi nhà nguyện nhỏ đã được hình thành để có chỗ sinh hoạt và phụng tự.
Năm 1910, giáo xứ đã xây dựng ngôi thánh đường rộng lớn hơn với diện tích: chiều dài 30m, rộng 17m, cao 14m. Trải qua những năm tháng chiến tranh và bão tố, ngôi thánh đường đã bị xuống cấp, năm 1997 giáo xứ đã tu sửa lại khu đầu nhà thờ và năm 2008 đã sửa lại hai mái ngói.
Ngoài Thánh đường còn có: Nhà trung tâm mục, Nhà giáo lý, Linh đài La Vang và một số công trình khác.
Sau gần 300 năm đón nhận Tin mừng, với biết bao sóng gió, nhưng đời sống đạo của giáo xứ không ngừng được củng cố, thăng tiến và đi vào nề nếp là nhờ sự hy sinh, phục vụ, coi sóc của quý cha; sự cộng tác đắc lực của hội đồng mục vụ giáo xứ, các đoàn hội: Thiếu Nhi Thánh Thể, Giáo lý viên, Gia trưởng, Con Đức Mẹ, Hội trống, Hội trắc, Hội kèn đồng, Huynh đoàn giáo dân Đaminh, cùng nhiều đoàn hội và các ban ngành khác.