Đối tượng của lời cầu nguyện

Thứ hai - 25/05/2020 05:23  1214
Thứ Ba sau Chúa Nhật VII mùa Phục Sinh
(Cv 20, 17-27; Ga 17, 1-11a)
Đối tượng của lời cầu nguyện

unnamed 1Trong cuộc sống, bất cứ ai làm việc gì đều hướng đến mục đích cụ thể. Thiếu nhi đến trường để trau dồi kiến thức; người trưởng thành lao động để tiền của nuôi sống bản thân, cho gia đình và phát triển xã hội. Người già làm việc bác ái để giúp đỡ người khác, tích đức cho mình và cho con cháu. Việc cầu nguyện cũng ở trong qui luật ấy. Trong bài Tin Mừng hôm nay, Đức Giê-su đã chỉ dẫn cho chúng ta về đối tượng của lời cầu nguyện: chính bản thân Chúa, tha nhân và Chúa Cha.

Trước tiên là bản thân. Cầu nguyện là hơi thở của đời sống Ki-tô hữu vì qua cầu nguyện, con người nói chuyện, chia sẻ, thân thưa với Chúa về niềm vui nỗi buồn của mình, đồng thời cũng xin Chúa ban cho mình những ơn cần thiết để sống tốt và có một tâm hồn bình an. Khi cầu nguyện với Chúa Cha, Đức Giê-su đã nói: “Xin Cha tôn vinh Con Cha để Con Cha tôn vinh Cha”. Đức Giê-su đã xin Chúa Cha tôn vinh Người nhưng vinh quang của Chúa Cha và vình quang của Chúa Giê-su là một nên khi khi xin Chúa Cha tôn vinh Người, Đức Giê-su không nhằm vinh quang riêng của mình, nhưng vinh quang của Chúa Cha. Khi Thiên Chúa được vinh quang thì cũng là lúc con người được hưởng ơn cứu độ vì vinh quang của Chúa chính là sự sống của con người và sự sống của con người cũng là vinh quang của Chúa.

Thứ đến là tha nhân. Con người có tính xã hội nên cần liên đới với những người xung quanh để chia sẻ cuộc sống. Hơn nữa, con người sống ý nghĩa và giá trị hơn khi họ biết nghĩ, biết sống cho người khác. Trên thập giá, Đức Giê-su đã cầu nguyện cho những người đã đóng đinh Ngài: “Lạy Cha xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm”. Trong thời gian dịch bệnh vừa qua, Đức Giáo hoàng đã không ngừng cầu nguyện và kêu gọi mọi người cùng hiệp ý cầu nguyện với ngài để xin Chúa chấm dứt dịch bệnh hầu nhân loại được sống trong bình an. Hướng tới tha nhân là một trong những lời kêu gọi tha thiết của Hội Thánh dành cho con cái mình.

Cuối cùng là chính Thiên Chúa. Thiên Chúa là nguồn gốc và cùng đích của mọi điều thiện hảo nên khi cầu nguyện, người Ki-tô hữu qui hướng cuộc đời mình về với Thiên Chúa. Họ không ngừng tạ ơn và ngợi khen Thiên Chúa vì biết bao ơn lành Ngài đã ban cho mỗi người và cho toàn thế giới. Qua đó, họ sám hối ăn năn trở về với Chúa và được gặp Ngài, nơi con người có được bình an đích thật và sự sống vĩnh cửu. Mẹ Tê-rê-sa luôn cầu nguyện lâu giờ với Chúa Thánh Thể trước khi gặp gỡ tha nhân. Với tâm hồn tràn đầy sức sống của Chúa, Mẹ thánh đã đem tình yêu của Chúa đến cho biết bao người đau khổ trên thế giới. Nhờ cầu nguyện, con người ngày càng gắn bó kết hiệp với Thiên Chúa.

Lạy Chúa Giê-su là mẫu gương cho chúng con về đời sống cầu nguyện, xin Chúa ban cho chúng con ơn đức tin, đức cậy và đức mến để chúng con biết năng chạy đến với Chúa, chiêm ngắm Chúa. Qua đó, chúng con nhận ra chính Chúa là cùng đích của cuộc đời chúng con và cuộc đời của chúng con sẽ sinh  nhiều hoa trái của Thánh Thần cho mình và cho tha nhân. Amen!

Tác giả: Nhóm suy niệm BC

***+***
xkta
lpv
gkpv
tvcv
***+***
ra khoi
lnth
LIÊN KẾT

 

 

 

11.jpg 8.jpg 9.jpg 10.jpg 13.jpg
PAGE FACEBOOK
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập354
  • Máy chủ tìm kiếm53
  • Khách viếng thăm301
  • Hôm nay31,902
  • Tháng hiện tại1,053,902
  • Tổng lượt truy cập71,081,659
Copyright © 2022 thuộc về Tòa Giám Mục Bùi Chu
   Phụ trách: Ban Truyền Thông Giáo Phận Bùi Chu
Địa chỉ: Xuân Ngọc - Xuân Trường - Nam Định

Email: bttbuichu@gmail.com

Chúng tôi trên mạng xã hội

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây