Thánh Alberto cả: Giáo hội và Khoa học không đối kháng nhau

Thứ tư - 15/11/2023 23:10  215
0Người đương thời gọi thánh Albertô Cả là một nhân vật “phi thường và nhiệm lạ”. Ngài là một tu sĩ Đa Minh nhiệt thành có nhiều cống hiến và thành quả lớn lao cho Giáo hội. Sinh năm 1206, Albertô gia nhập Dòng Anh em thuyết giáo năm 1223, và nhanh chóng trở thành giáo sư giảng dạy phần lớn các bộ môn kinh viện. Vì không hài lòng với những định mức học thuật thời đó, ngài đã đi đầu trong việc khai sáng (nghiên cứu) các ngành khoa học tự nhiên – gồm cả khoa học kinh nghiệm và triết học. Những bài giảng dạy của ngài về mảng tự nhiên và thần học thực sự có tính cách mạng. Chính điều này đã gây ấn tượng cho một tu sĩ Đa Minh trẻ tuổi, lầm lì – là thánh Tôma Aquinô. Abertô vốn có sự am hiểu và khả năng lập luận trổi vượt hơn những người đương thời, nhưng chính môn sinh của ngài còn tỏa sáng hơn cả thầy mình. Nếu như Albertô là người chỉ đường thì Aquinô là người nối tiếp hành trình và tiếp tục đi đến đích điểm của nó. Thế nhưng, đáng buồn thay cái hào quang của Tôma đã nhanh chóng bị vụt tắt; và chính lúc này Abertô đã đứng ra bảo vệ học trò mình và giúp cậu đứng vững như một cột đèn của toàn thể Giáo hội. Thánh Albertô Cả là một giáo sư, một giám mục và là một nhà khai sáng một số tặng phẩm thần học vĩ đại nhất mà Giáo hội đã được đón nhận.

Sau khi vào Dòng Đa Minh. Năm 1245, Albertô đến Paris và đã thành công đạt bằng tiến sĩ. Tại đó, Ngài bắt đầu giảng và sau đó dạy tại Cologne, nước Đức. Chính trong thời gian ở Cologne này, Ngài đã để ý đến một cậu thanh niên trẻ tên là Tôma Aquino. Cậu thanh niên trẻ ít nói này được lũ bạn gọi là “Con bò câm” bởi vì cơ thể béo ú của cậu; và bởi vì lũ bạn nhầm lẫn rằng cậu ù lì, ít nói là do đầu óc cậu đần độn. Và trong thời gian đó, Alberto nhận ra sự nhạy bén đáng kinh ngạc của cậu thanh niên trẻ này, nên đã nhận Tôma làm học trò.

Thiên Chúa và Tự nhiên

Chính công việc nghiên cứu toàn diện về tự nhiên và Thiên Chúa của thánh Abertô đã thu hút Tôma và cũng là đối tượng của mọi lời khen chê dành cho ngài. Mặc dù đã hơn một thiên niên kỷ kể từ khi Chúa giáng sinh, Giáo hội vẫn gặp khó khăn trong việc định nghĩa tự nhiên và vai trò của nó trong Công trình Tạo dựng.

Về bản chất, các trường phái thần học khác nhau bất đồng về cách thức truyền đạt về một bản chất (tự nhiên) được cho là tự trị - theo quy luật và chuyển động riêng - và có một Thiên Chúa toàn năng điều khiển.

Vậy nếu trời có tuyết rơi, thì đó là do Thiên Chúa làm hay là do một nguyên nhân tự nhiên nào tạo nên? Dù đây là một thí dụ đơn giản, nhưng cho thấy được mối liên hệ giữa Thiên Chúa và tự nhiên chính là điểm quyết định tương quan giữa thần học và khoa học hay thậm chí giữa đức tin và lý trí. Thường thì, một số trường phái lo ngại rằng, việc thừa nhận tự nhiên có những căn nguyên độc lập sẽ giảm bớt đi quyền vinh Thiên Chúa hoặc làm vực dậy những tư tưởng ngoại giáo. Và triết gia ngoại giáo Aristotle chính là tâm điểm của nhiều cuộc tranh luận liên quan đến chủ đề này. Các tác phẩm ông lúc đầu được lan truyền đến Công giáo thông qua các học giả Do Thái và Hồi giáo, vốn là nơi đã du nhập rất nhiều bình phẩm sai lầm cách nguy hại. Những sai lầm – vốn đi từ sự hiểu lầm Aristotle đến việc cho rằng quan điểm của ông là không thể sai lầm – đã dặm thêm rằng người Công giáo chống lại vị triết gia Hy Lạp này về nhiều khía cạnh. Và chính tinh thần can trường của Alberto đã minh giải rằng quan điểm của Aristotle về tự nhiên có thể mang lại lợi ích to lớn cho Giáo hội và cho nền thần học của Giáo hội. Mặc dù đã viết cả một chương sách với tựa đề Những Sai lầm của Aristotle, nhưng Albertô đã chỉ ra rằng những nguyên tắc được nêu rõ trong triết học tự nhiên của Aristotle có thể tương hợp cách hài hòa với vũ trụ mà Kinh thánh đã mô tả.

Giáo hội & Khoa học

Thành quả lớn lao đầu tiên mà Giáo hội Công giáo được thừa hưởng từ Thánh Alberto đó là quan điểm cho rằng giữa Giáo hội và khoa học không có sự đối kháng nhau. Mặc dù tự nhiên tự vận hành theo một quy luật riêng, thế nhưng Tác giả của những quy luật đó cũng chính là Tác giả Thánh Kinh – đây là một xác quyết mạnh mẽ đối với cho niềm tin vào sự hòa hợp giữa đức tin và lý trí. Các nền tảng triết học để Giáo hội thảo luận về các vấn đề như tiến hóa, tuổi trái đất, tâm lý học, nguồn gốc vũ trụ, v.v., thì tất cả đều nhờ đến sự uyên bác khởi đầu của thánh Aberto.

Khái niệm tự nhiên có căn nguyên riêng của nó, và những căn nguyên đó có thể được nghiên cứu qua những cuộc thí nghiệm, mang tính cách mạng đến độ nhiều người không thể phân biệt được đâu là những thí nghiệm khoa học và đâu là yếu tố ma thuật; thế nên, thánh Alberto từng bị buộc tội là một pháp sư.

Thuyết Kinh viện

Thành quả thứ hai được thừa hưởng từ Thánh Alberto là Học thuyết Kinh viện, và cậu học trò Tôma Aquino. Cách tiếp cận Kinh viện độc đáo ở chỗ nó tập trung vào niềm tin thực sự vào sự hòa hợp giữa đức tin và lý trí, cũng như vào một vũ trụ có trật tự tốt với một Tác giả Thần thánh. Phương thức nghiên cứu theo lối kinh viện có tính độc nhất, theo nghĩa nó quy hướng vào niềm tin thực sự trong sự hòa hợp giữa đức tin và lý trí, cũng như vào một vũ trụ có trật tự hoàn hảo với một Tác giả thần thiêng.

Chính sự thâu tóm toàn bộ mọi ngành khoa học đặt dưới ánh sáng của một khoa học thần thánh, mà thánh nhân được người ta gọi là vị “tiến sĩ phổ quát”. Thật khó để thổi phồng vai trò quan trọng của Chủ nghĩa Kinh viện vốn vẫn còn tồn tại trong lòng mẹ Giáo hội. Đức Leo XII đã tuyên bố, “ đó là tặng phẩm phù hợp và duy nhất của các thần học gia Kinh viện nhằm nối kết tri thức nhân loại và tri thức thần thiêng trong một mối dây bền chặt nhất”. Đức Sixtô V khẳng định Chủ nghĩa Kinh viện “có một sự gắn kết tương hợp giữa các sự kiện và nguyên nhân, chúng liên kết với nhau; theo một trật tự và được dàn xếp như đội quân dàn trận vậy… và nhờ chính điều này mà ánh sáng và bóng tối được phân tách, sự thật và dối trá được rạch ròi. Những lời dối trá của dị giáo, vốn được phủ bọc bởi những mưu mô và ngụy biện, giờ đây lớp vỏ bị lột sạch và phơi bày ra tất cả.”

Và trong khi Thánh Albertô phải được tưởng nhớ theo một cách thế riêng dành cho ngài, thì chúng ta cũng phải thừa nhận sự vĩ đại của người học trò của ngài - là thánh Tooma Aquino. Và cái chết đột ngột của Tôma khi đang trên đường đi tham dự Công đồng Lyons, thì chính thánh Albertô đã tuyên bố rằng Ánh sáng Giáo hội đã tắt. Về sau, Giáo hội đã sắc phong thánh Tôma là “ Tiến sĩ Thiên thần”. Giáo hội tiếp tục coi trọng sự thông thái và chủ nghĩa kinh viện của ngài: “cái niềm tự hào chính yếu và đặc biệt” là bộ Tổng luận Thần học của ngài được đặt trên bàn thờ như một nguồn cảm hứng tại Công đồng Trentô. Về sau, ngài được Giáo hoàng Leo XIII đặt làm đấng bảo trợ của tất cả các trường học và đại học Công giáo.

Đứng đằng sau tất cả những lời ca ngợi đáng có dành cho thánh Tôma, cũng như bộ Tổng luận của ngài, và mọi điều tương tự như thế, thì đó chính là tài năng xuất chúng và sự bền bỉ của Thánh Albertô.

Lạy thánh Albert Cả, ngài là một khoa học gia, triết gia, thần học gia, và là người tiên phong dẫn đường, xin cầu cho chúng con.

Tác giả: Đức Hữu chuyển ngữ 

Nguồn tin: www.ncregister.com

 Tags: tu sĩ
***+***
xkta
lpv
gkpv
tvcv
***+***
ra khoi
lnth
LIÊN KẾT

 

 

 

11.jpg 8.jpg 9.jpg 10.jpg 13.jpg
PAGE FACEBOOK
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập145
  • Máy chủ tìm kiếm14
  • Khách viếng thăm131
  • Hôm nay47,936
  • Tháng hiện tại1,140,493
  • Tổng lượt truy cập71,168,250
Copyright © 2022 thuộc về Tòa Giám Mục Bùi Chu
   Phụ trách: Ban Truyền Thông Giáo Phận Bùi Chu
Địa chỉ: Xuân Ngọc - Xuân Trường - Nam Định

Email: bttbuichu@gmail.com

Chúng tôi trên mạng xã hội

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây