Truyền thông con người

Thứ năm - 01/07/2021 04:42  1106
untitled1Đọc và suy gẫm Thông điệp Fratelli Tuti về Tình huynh đệ và thân hữu Xã hội của Đức Thánh Cha Phanxicô ngay trong những số đầu tiên, tôi đã giật mình và thực sự bị cuốn hút vào cách suy tư và đặt vấn đề của Ngài:

“Truyền thông kỹ thuật số cũng có thể đặt người ta trước nguy cơ nghiện ngập, cô lập và dần dần đánh mất sự tiếp xúc với thực tế cụ thể, chặn đứng sự phát triển các mối tương quan liên vị.

Chúng không có những cử chỉ thân thiện, những diễn tả trên nét mặt, những khoảnh khắc thinh lặng, ngôn ngữ thân xác và thậm chí không có mùi hương, không có cái run rẩy của đôi bàn tay, sự đỏ mặt hay toát mồ hôi, là những điều có thể nói với chúng ta và là một phần của truyền thông con người. Những mối tương quan trên mạng, vốn không đòi hỏi sự vun xới dần dần tình thân hữu, sự tương tác ổn định hay việc xây dựng một sự đồng tâm nhất trí chín muồi qua thời gian, chúng có dáng vẻ của sự hòa đồng.

 Sự kết nối trên mạng không đủ để xây dựng những nhịp cầu. Nó không có khả năng hợp nhất nhân loại” (số 43).

 Thực tế, những người trẻ như tôi như bạn trong thế giới hôm nay có thể đã bị ảnh hưởng bởi vấn đề truyền thông kỹ thuật số thật nhiều. Mọi thắc mắc, bài tập, không cần mày mò sách vở, mà “cứ yên tâm, mọi sự đã có bác Google”. Có những lúc tự thấy không an toàn, nhưng hình như con người chả ai muốn “khổ”, chẳng ai muốn cất công đi kiếm thực phẩm chế biến món ăn trong khi tủ lạnh đã có đồ ăn nhanh. Tự bản thân cũng đôi lần thấy, cứ tình trạng này không khéo mình thành “ngỗng” – trong trắng đến trống rỗng.

 Trong vấn đề tình thân hữu cũng vậy. Bạn bè bốn phương đều thấy có, nhưng cái giáp mặt thì chỉ đếm trên đầu ngón tay. Có đối thoại mà không có gặp gỡ. Gặp nhau trên bàn phím máy tính, hai bên bấm bấm, gật gật…Vui buồn, sướng khổ đều biểu hiện ra cho cái màn hình lạnh ngắt chứng kiến.

Đó có thực sự là điều chúng ta tìm kiếm, thông tin trên những đầu ngón tay có làm chúng ta hài lòng và hạnh phúc. Hay sâu xa hơn, ta còn muốn một sự tiếp xúc liên vị mà với một xã hội đang mất dần khả năng lắng nghe, con người khó có thể đi tới một cuộc gặp gỡ trong kiên nhẫn, chân thành và cởi mở?

Khởi đầu công trình sáng tạo, Thiên Chúa đã dựng nên Ađam, đặt vào vườn Êđen và cho ông làm chủ mọi loài chim trời cá biển. Vạn vật đều trong tay ông, ông hiểu hết ngôn ngữ của chúng, thế nhưng “ông vẫn buồn”, Thiên Chúa thấy thế liền dựng nên cho ông một “trợ tá tương xứng” là Evà. Thế là từ đó ông vui, vui vì có Evà là “trợ tá tương xứng” nghĩa là Evà cũng là môt con người giống như ông – có tâm tư, tình cảm, thấu hiểu lẫn nhau. Ngày ngày cùng nhau đi dạo, chuyện trò… hai ông bà nguyên tổ luôn dùng phương pháp truyền thông con người (x. St 1).

Thiên Chúa cũng đã dùng phương pháp truyền thông con người: Ngài không ở trên cao phán một lời, hay chờ thần dân quỳ lạy rồi “rảy” một chút ân huệ xuống trần gian. Nhưng Ngài đã bước xuống (x. Ga 3, 16; x. Pl 2, 6-8) sống như một con người. Cũng làm việc bằng đôi bàn tay, cũng nhỏ những giọt mồ hôi, cũng chạnh lòng thương khi chứng kiến cảnh tang tóc, cũng đã nắm lấy tay mẹ vợ ông Phêrô khi Bà lâm bệnh, ánh mắt Ngài ánh lên sự quan tâm với người phụ nữ ngoại tình v.v…Ngài đã dùng chính phương thức truyền thông con người để nói với chúng ta. Ngài đã đến, đã chạm vào, và đã nâng chúng ta lên, không bằng cách “rảy” ơn huệ nhưng bằng sự gặp gỡ, đối thoại và sẻ chia.

Chúng ta thì sao? Đã từ lâu chúng ta dựa vào các phương tiện truyền thông kỹ thuật số để gặp gỡ những người thân, bạn hữu. Chúng ta nghĩ rằng, chúng ta vẫn gặp được cha mẹ và bạn bè thông qua những cài đặt thông minh mà không tốn tiền. Vẫn có thể nhìn thấy họ ăn nói, cười đùa, bực tức ngay trước mắt mình.

 Nhưng cũng chính vì thế mà đã nhiều lần ta không biết mỗi buổi sáng, các cha mẹ của ta đau đớn vì bệnh khớp ra sao, phải tiêm thuốc đề phòng những cơn bột phát tiểu đường, những đợt tăng huyết áp khốn khổ thế nào. Dường như, không bao giờ ta thấy cha mẹ, người thân, bạn bè đi lại vất vả, ăn uống vất vả, nói năng vất vả vì chứng bệnh tuổi già, vì nỗi lo cơm áo gạo tiền.

 Đã nhiều lần, chúng ta đã ngừng quan tâm nhau trong sự thấu hiểu “nhiệt thành”, chúng ta đã không còn rung cảm để tinh tế trước một ánh mắt thoáng buồn của đối phương. Nói dại?, bất ngờ họ mất đi, có lẽ mới là cơ hội để ta nhìn thấy họ, trong hình hài của một thân xác lạnh ngắt.

Nhưng khi đó phỏng còn ích gì?

Tất cả đều nhờ/ đều do/ đều là hậu quả ở truyền thông kĩ thuật số! Hóa ra tiến bộ công nghệ luôn chứa trong đó ánh sáng trí tuệ và bóng tối của thói quen xấu mà nó tạo ra cho con người. Nếu chúng ta chỉ biết đến mặt này, mà không lường mặt kia, sẽ đến lúc chúng ta bị rơi vào một nghịch lý lớn: Có nhiều thông tin hơn bao giờ hết, nhưng ít sự thật hơn bao giờ hết, ít khôn ngoan hơn bao giờ hết. 

Viễn cảnh đáng sợ là chúng ta có nguy cơ trở thành những kẻ vừa điếc vừa lòa ngay trong nhà mình, chỉ vì dại dột đánh mất TRUYỀN THÔNG CON NGƯỜI. 

Tác giả: Hoa Cát, FMSR

***+***
xkta
lpv
gkpv
tvcv
***+***
ra khoi
lnth
LIÊN KẾT

 

 

 

11.jpg 8.jpg 9.jpg 10.jpg 13.jpg
PAGE FACEBOOK
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập250
  • Máy chủ tìm kiếm45
  • Khách viếng thăm205
  • Hôm nay14,668
  • Tháng hiện tại842,445
  • Tổng lượt truy cập69,902,319
Copyright © 2022 thuộc về Tòa Giám Mục Bùi Chu
   Phụ trách: Ban Truyền Thông Giáo Phận Bùi Chu
Địa chỉ: Xuân Ngọc - Xuân Trường - Nam Định

Email: bttbuichu@gmail.com

Chúng tôi trên mạng xã hội

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây