Tháng 04/2018

Năm 2018 - Phụng Vụ Năm B
Tháng 01 02 03 04 05 06 07 08 09 10 11 12
Những điều cần biết Phiên chầu Thánh Thể

THÁNG 04/2018
thang 04

Cầu nguyện theo ý Đức Giáo Hoàng
Ý chung: Cầu nguyện cho những người có trách nhiệm trong lĩnh vực kinh tế, để trong tư tưởng và hành động, họ can đảm từ chối sự bóc lột và biết mở ra lối đi mới cho những người khác.
MÙA PHỤC SINH
Năm mươi ngày từ Chúa nhật Phục Sinh đến Chúa Nhật Hiện Xuống, được cử hành trong niềm hân hoan phấn khởi, như một ngày lễ duy nhất, hơn thế, như một ‘Đại Chúa Nhật’. Đặc biệt trong những ngày này hát Halleluia” (AC 22).

 
Dl AL Lễ Âm Lịch Tv
01/04 Tr
CHÚA NHẬT PHỤC SINH. CHÚA SỐNG LẠI. Lễ trọng với tuần bát nhật. Lễ cầu cho giáo dân. Buộc dự lễ và nghỉ việc xác. Thánh Vịnh Tuần I.
CANH THỨC VƯỢT QUA:
1. St 1,1–2,2 (hoặc St 1,1.26-31a);
2. St 22,1-18 (hoặc St 22,1-2.9a.10-13.15-18);
3. Xh 14,15–15,1a;
4. Is 54,5-14;
5. Is 55,1-11;
6. Br 3,9-15.32–4,4;
7. Ed 36,16-17a.18-28;
8. Rm 6,3-11;
9. Mc 16,1-8.
Lưu ý:
1. Theo truyền thống xa xưa, đêm nay là đêm Chúa truyền phải giữ, và cử hành Canh Thức Vượt Qua để kính nhớ Đêm Thánh Chúa sống lại, được coi là “Mẹ của mọi lễ canh thức”. Trong lễ canh thức này, Hội Thánh canh thức để mong đợi Chúa sống lại và cử hành Mầu Nhiệm Vượt Qua ấy trong các Bí Tích Khai Tâm Kitô giáo. Toàn thể truyền thống Kitô giáo luôn nhìn nhận buổi canh thức này mang tính chất trông đợi cuộc quang lâm cánh chung của Chúa.
2. Tất cả Canh Thức Vượt Qua được cử hành về đêm, nên không được bắt đầu trước lúc chập tối và phải kết thúc trước rạng đông ngày Chúa Nhật.
3. Không được phép chỉ cử hành Thánh Lễ mà không có các nghi thức Canh Thức Vượt Qua.
4. Có thể cử hành Canh Thức Vượt Qua tại các nhà thờ và nhà nguyện đã không cử hành nghi thức ngày thứ Năm và thứ Sáu Tuần Thánh. Tại các nơi đã cử hành các nghi thức ngày thứ Năm và thứ Sáu Tuần Thánh, có thể bỏ không cử hành Canh Thức Vượt Qua. Nhưng nơi nào có Giếng Rửa Tội thì buộc phải cử hành canh thức.
5. Trong tất cả buổi cử hành, linh mục và các thừa tác viên khác mặc lễ phục màu trắng như khi cử hành Thánh Lễ.
6. Trong đêm canh thức này, nghi thức được sắp xếp như sau:
- Phần thứ nhất: Thắp Nến Phục Sinh.
- Phần thứ hai: Phụng vụ Lời Chúa. Tin tưởng vào Lời Chúa và điều Chúa hứa, Hội Thánh suy niệm những kỳ công Chúa đã làm cho Dân Người, ngay từ lúc khởi nguyên.
- Phần thứ ba: Phụng vụ Thánh Tẩy. Hội Thánh đón nhận các anh em tân tòng, và toàn thể cộng đoàn lặp lại những lời cam kết khi lãnh nhận Bí Tích Thánh Tẩy.
- Phần thứ tư: Phụng vụ Thánh Thể. Gần rạng sáng Phục Sinh, cùng với những chi thể mới đã được tái sinh trong Bí tích Thánh Tẩy, Hội Thánh được mời vào bàn tiệc mà Chúa đã dọn sẵn cho Dân Người qua sự chết và phục sinh của Chúa Kitô, cho đến khi Người lại đến.
7. Phải cử hành Canh Thức Vượt Qua cách trang trọng để giáo dân có thể hiểu ý nghĩa của các biểu tượng và các nghi thức; ý nghĩa này cũng được nói lên qua các lời nhắn nhủ và các lời nguyện.
8. Để duy trì tính chân thực của dấu chỉ, Nến Phục Sinh phải được làm bằng sáp nguyên tuyền, đủ lớn và còn mới, bởi vì diễn tả hình ảnh Chúa Kitô là ánh sáng thật soi chiếu thế gian.
9. Do nhu cầu, bài công bố Tin Mừng Phục Sinh cũng có thể do một ca viên không phải là phó tế công bố, nhưng người này không xin linh mục chủ tế ban phép lành, và bỏ câu: “Vậy giờ đây...” cho đến hết lời kêu gọi, kể cả lời chào: “Chúa ở cùng anh chị em”. Có thể hát bản dài hay ngắn.
10. Phải đọc ít nhất ba bài Cựu Ước, và trong trường hợp gấp rút thì đọc ít nhất là hai bài; nhưng không bao giờ được bỏ bài trích Sách Xuất Hành. Nên hướng dẫn vắn tắt để giáo dân hiểu ý nghĩa Kitô giáo của các bài Cựu Ước.
11. Phụng vụ Thánh Tẩy trong Canh Thức Vượt Qua đạt ý nghĩa trọn vẹn nếu có ban Bí tích Thánh Tẩy cho người lớn hay ít là trẻ em. Bằng không, tại các nhà thờ giáo xứ thì làm phép nước rửa tội. Nơi nào không có ai lãnh nhận Bí tích Thánh Tẩy và cũng không phải làm phép Giếng Rửa Tội, thì làm phép nước để nhắc lại Bí tích Thánh Tẩy, sau đó lặp lại lời tuyên hứa khi lãnh nhận bí tích này rồi rảy nước thánh trên dân chúng.
12. Có thể xông hương khi đọc Tin Mừng, nhưng không mang đèn nến.
13. Dấu chỉ Bí Tích Thánh Thể được hoàn hảo khi cho rước lễ dưới hai hình bánh rượu trong Canh Thức Vượt Qua. Bản Quyền sở tại suy xét và ấn định các quy tắc về điều này.
14. Lễ Đêm Canh Thức là Thánh Lễ Phục Sinh, Chúa sống lại. Ai cử hành hoặc đồng tế lễ đêm còn được cử hành hoặc đồng tế thánh lễ ngày Phục Sinh.
CHÍNH NGÀY PHỤC SINH:
Cv 10,34a.37-43; Cl 3,1-4 (hoặc 1 Cr 5,6b-8); Ga 20,1-9 (hoặc Mc 16,1-8; trong Thánh Lễ chiều cũng có thể đọc Lc 24,13-35).
Phải đọc hay hát ca tiếp liên trong ngày Lễ Phục Sinh còn trong tuần bát nhật thì tuỳ ý.
Lưu ý:
1. Trong Thánh lễ, thay vì nghi thức sám hối thì rảy nước thánh (đã làm phép đêm trước), để nhắc lại Bí Tích Thánh Tẩy.
2. Thắp sáng Nến Phục Sinh và đặt gần giảng đài hoặc gần bàn thờ trong các giờ cử hành phụng vụ trọng thể hơn của mùa này, tức là trong Thánh Lễ, giờ Kinh Sáng và giờ Kinh Chiều, cho đến hết Chúa Nhật Hiện Xuống.
3. Các ngày trong tuần bát nhật, mừng như lễ trọng kính Chúa, nhưng không đọc kinh Tin Kính trong Thánh Lễ (x. AC 24).
4. Các ngày trong tuần bát nhật Phục Sinh chỉ được cử hành Thánh Lễ an táng mà thôi. Không được cử hành các Thánh Lễ khác.
5. Các Chúa Nhật Mùa Phục Sinh không được cử hành các Thánh Lễ khác, kể cả Thánh Lễ an táng.
6. Từ hôm nay cho đến hết Chúa Nhật Hiện Xuống, đọc kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng.
7. Về việc rước lễ trong Mùa Phục Sinh: GL 920: “Mọi tín hữu sau khi rước lễ lần đầu, buộc rước lễ mỗi năm ít là một lần. Phải chu toàn luật buộc này trong Mùa Phục Sinh, trừ khi vì lý do chính đáng, họ có thể chu toàn luật buộc này trong thời gian khác trong năm”.
Tại Việt Nam, thời gian cần thiết để giữ luật buộc rước lễ trong Mùa Phục Sinh là từ thứ Tư Lễ Tro cho đến hết lễ Chúa Ba Ngôi, chiếu theo điều 217 của Công Đồng Đông Dương lần thứ I, năm 1934 và thông báo của Uỷ Ban Giám Mục về Phụng vụ, số VII ngày 10/8/1971.
Nhân tiện cũng nhắc về việc xưng tội. GL 989: “Mọi tín hữu sau khi đến tuổi khôn buộc phải trung thành giữ luật xưng các tội trọng, một năm ít là một lần”.
16-02  
02/04 Tr
THỨ HAI TRONG TUẦN BÁT NHẬT PHỤC SINH. Cv 2,14.22b-33; Mt 28,8-15.
Thánh Phanxicô Paola, ẩn tu; Thánh Đa Minh Vũ Đình Tước, linh mục, tử đạo.
17-02 2
03/04 Tr
THỨ BA TRONG TUẦN BÁT NHẬT PHỤC SINH. Cv 2,36-41; Ga 20,11-18.
18-02  
04/04 Tr
THỨ TƯ ĐẦU THÁNG TRONG TUẦN BÁT NHẬT PHỤC SINH. Cv 3,1-10; Lc 24,13-35.
Thánh Isiđôrô, giám mục, tiến sĩ Hội Thánh.
Ngày sùng kính thánh Giuse.
19-02  
05/04 Tr
THỨ NĂM ĐẦU THÁNG TRONG TUẦN BÁT NHẬT PHỤC SINH. Cv 3,11-26; Lc 24,35-48.
Thánh Vinh Sơn Ferriê, linh mục.
Ngày cầu cho các linh mục.
                                     Thanh minh (Trời trong sáng
20-02  
06/04 Tr
THỨ SÁU ĐẦU THÁNG TRONG TUẦN BÁT NHẬT PHỤC SINH. Cv 4,1-12; Ga 21,1-14.
Thánh Phaolô Lê Bảo Tịnh, linh mục, tử đạo.
Ngày đền tạ Thánh Tâm Chúa Giêsu.
21-02  
07/04 Tr
THỨ BẢY ĐẦU THÁNG TRONG TUẦN BÁT NHẬT PHỤC SINH. Cv 4,13-21; Mc 16,9-15.
Thánh Gioan Baotixita Lasan, linh mục; Thánh Phêrô Nguyễn Văn Lựu, linh mục, tử đạo.
Ngày đền tạ Trái Tim vẹn sạch Đức Mẹ.
22-02  
08/04 Tr
CHÚA NHẬT II PHỤC SINH. CUỐI TUẦN BÁT NHẬT PHỤC SINH. Thánh Vịnh tuần II. Bài đọc năm B. Cv 4,32-35; 1 Ga 5,1-6; Ga 20,19-31.
                       Chúa Nhật lòng thương xót Chúa. Cử hành Thánh Lễ trọng thể tại đền thánh Liễu Đề.
                       Giáo xứ Liễu Đề, Tân Lý, Vinh Phú Xuân Thuỷ chầu Thánh Thể.
Lưu ý:
Các ngày trong tuần Mùa Phục Sinh:
a. Không được cử hành các Lễ cầu hồn hằng ngày (IM 381).
b. Chỉ được cử hành các Lễ tuỳ nhu cầu hay ngoại lịch, nếu thực sự có nhu cầu và lợi ích mục vụ đòi hỏi (IM 376).
c. Được cử hành các Lễ nhớ không bắt buộc về vị thánh có tên trong lịch hay sổ bộ các thánh ngày đó (IM 355b).
GIÁO HUẤN SỐ 17
SỰ ƯNG THUẬN KẾT HÔN
Sự ưng thuận là  “hành vi nhân linh, trong đó đôi vợ chồng tự hiến cho nhau và đón nhận nhau”: “Anh nhận em làm vợ”; “Em nhận anh làm chồng”. Sự ưng thuận này nối kết hai vợ chồng lại với nhau, được thể hiện trọn vẹn khi hai người “trở nên một thân thể”.
Sự ưng thuận phải là hành vi ý chí của mỗi người phối ngẫu, không bị cưỡng bức vì bạo lực hay quá sợ hãi do một nguyên cớ ngoại tại. Không có thế lực nhân loại nào có thể thay thế sự ưng thuận này. Thiếu sự tự do, hôn nhân không thành.
         (Sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo, số 1627 & 1628)
23-02  
09/04 Tr
Thứ Hai. LỄ TRUYỀN TIN, Lễ trọng. Is 7,10-14.8,10; Dt 10,4-10; Lc 1,26-38.
Trong Thánh Lễ, khi đọc kinh Tin Kính đến chỗ: “Bởi phép Đức Chúa Thánh Thần…và đã làm Người” thì bái gối (IM 137).
24-02  
10/04 Tr
Thứ Ba. Cv 4,32-37; Ga 3,7b-15.
25-02  
11/04 Tr
Thứ Tư. Thánh Stanislaô, giám mục, tử đạo. Lễ nhớ. Cv 5,17-21; Ga 3,16-21.
26-02  
12/04 Tr
Thứ Năm. Cv 5,27-33. Ga 3,31-36.
27-02  
13/04 Tr
Thứ Sáu. Cv 5,34-42; Ga 6,1-15.
Thánh Martinô I, giáo hoàng (Đ).
28-02  
14/04 Tr
Thứ Bảy. Cv 6,1-7; Ga 6,16-21.
29-02  
15/04 Tr
CHÚA NHẬT III PHỤC SINH. Thánh Vịnh tuần III. Bài đọc năm B.  Cv 3,13-15.17-19; 1 Ga 2,1-5a ; Lc 24,35-48.
Giáo xứ Ân Phú, Nam Dương, Trùng Phương Phù Sa (Lạc Thành) chầu Thánh Thể.
GIÁO HUẤN SỐ 18
SỰ ƯNG THUẬN KẾT HÔN
Vì lý do này (hay những lý do khác làm cho hôn nhân trở nên vô hiệu), sau khi nhờ toà án xét duyệt hoàn cảnh đầy đủ, Hội Thánh có thể tuyên bố một hôn nhân nào đó là “vô hiệu”, nghĩa là hôn nhân ấy trước đó đã không thành sự. Trong trường hợp này, hai người được tự do ký kết một hôn ước khác, dù vậy họ vẫn phải giữ những nghĩa vụ tự nhiên xuất phát từ dây ràng buộc trước.
Linh mục (hay phó tế), chứng giám nghi thức Hôn Phối, nhân danh Hội Thánh nhận lời ưng thuận của đôi hôn phối và chúc lành cho họ. Sự hiện diện của thừa tác viên Hội Thánh (và của những người làm chứng), cho thấy rõ ràng hôn nhân là một bậc sống trong Hội Thánh.
         (Sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo, số 1629 & 1630)
30-02 3
16/04 Tr
Tháng Ba Mậu Tuất (t)
Thứ Hai. Cv 6,8-15; Ga 6,22-29.
01-03-Mậu Tuất  
17/04 Tr
Thứ Ba. Cv 7,51-8,1a ; Ga 6,30-35.
02-03  
18/04 Tr
Thứ Tư. Cv 8,1b-8; Ga 6,35-40.
03-03  
19/04 Tr
Thứ Năm. Cv 8,26-40; Ga 6,44-51.
04-03  
20/04 Tr
Thứ Sáu. Cv 9,1-20; Ga 6,52-59.
                                                                                            Cốc vũ (Mưa rào)
05-03  
21/04 Tr
Thứ Bảy. Cv 9,31-42; Ga 6,51.60-69
Thánh Anselmô, giám mục, tiến sĩ Hội Thánh (Tr).
06-03  
22/04 Tr
CHÚA NHẬT IV PHỤC SINH. Thánh vịnh tuần IV. Bài đọc năm B. Cầu cho ơn thiên triệu linh mục và tu sĩ. Cv 4,8-12 ; 1 Ga 3,1-2 ; Ga 10,11-18.
Quyên góp cho chủng viện.
Giáo xứ Triệu Thông, Văn GiáoHải Điền chầu Thánh Thể.
GIÁO HUẤN SỐ 19
SỰ ƯNG THUẬN KẾT HÔN
Vì lý do này, Hội Thánh thường đòi buộc các tín hữu phải kết hôn theo thể thức của Hội Thánh. Quy định này có những lý do sau:
            - Hôn nhân là một bậc sống trong Hội Thánh, có những nghĩa vụ và quyền lợi giữa đôi vợ chồng và đối với con cái;
            - Bí tích Hôn phối là một hành vi phụng vụ. Do đó, nên cử hành trong nghi thức phụng vụ công khai của Hội Thánh;
            - Vì hôn nhân là một bậc sống trong Hội Thánh, nên phải có sự chắc chắn (vì thế buộc phải có những người làm chứng);
            - Việc công khai bày tỏ sự ưng thuận bảo vệ lời cam kết và giúp vợ chồng sống chung thuỷ.
                    (Sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo, số 1631)
07-03 4
23/04 Tr
Thứ Hai. Cv 11,1-18; Ga 10,1-10.
Thánh Giorgiô, tử đạo (Đ); Thánh Ađalbertô, giám mục, tử đạo (Đ).
08-03  
24/04 Tr
Thứ Ba. Cv 11,19-26; Ga 10,22-30.
Thánh Fiđêlê Sigmaringen, linh mục, tử đạo (Đ).
09-03  
25/04 Đỏ
Thứ Tư. THÁNH MARCÔ, TÁC GIẢ SÁCH TIN MỪNG. Lễ kính. 1 Pr 5,5b-14; Mc 16,15-20.
10-03  
26/04 Tr
Thứ Năm. Cv 13,13-25; Ga 13,16-20.
11-03  
27/04 Tr
Thứ Sáu. Cv 13,26-33; Ga 14,1-6.
Thánh Laurensô Nguyễn Văn Hưởng, linh mục, tử đạo (Đ).
12-03  
28/04 Tr
Thứ Bảy. Cv 13,44-52; Ga 14,7-14.
                                    Thánh Phêrô Chanel, linh mục, tử đạo (Đ); Thánh Louis Maria Grignion de Montfort, linh mục (Tr); Thánh Phaolô Phạm Khắc Khoan, linh mục; Thánh Phêrô Nguyễn Văn Hiếu, thầy giảng và thánh Gioan Baotixita Đinh Văn Thành, thầy giảng, tử đạo (Đ).
13-03  
29/04 Tr
CHÚA NHẬT V PHỤC SINH. Thánh Vịnh tuần I. Bài đọc năm B. Cv 9,26-31; 1 Ga 3,18-24; Ga 15,1-8.
                       Thánh Catharina Siena, trinh nữ, tiến sĩ Hội Thánh.
Giáo xứ Đồng Tâm, Nam LạngNam Điền chầu Thánh Thể.
GIÁO HUẤN SỐ 20
SỰ ƯNG THUẬN KẾT HÔN
Chuẩn bị Hôn nhân là điều rất quan trọng để lời cam kết của đôi hôn phối trở thành một hành vi tự do và có trách nhiệm, cũng như hôn ước có được nền tảng tự nhiên và siêu nhiên vững chắc và lâu dài:
            - Tấm gương và bài học của cha mẹ cũng như của các gia đình là bước chuẩn bị ưu tiên.
            - Các vị mục tử và cộng đoàn tín hữu được xem như là “gia đình Thiên Chúa”, giữ một vai trò quan trọng không thể thay thế được trong việc chuyển giao giá trị tự nhiên và siêu nhiên của hôn nhân và gia đình. Nhất là trong thời đại chúng ta, giới trẻ đã phải chứng kiến những cảnh gia đình tan vỡ, việc chuẩn bị lại càng khẩn thiết hơn:
            Phải biết giáo dục thanh thiếu niên hợp thời và hợp cách về phẩm giá, phận sự và hành vi thể hiện tình yêu vợ chồng, nhất là trong chính khung cảnh gia đình. Nhờ đó, một khi đã được rèn luyện để giữ đức khiết tịnh, đến tuổi thích hợp, họ có thể tiến tới hôn nhân sau khi sống đúng đắn giai đoạn đính hôn.
                     (Sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo, số 1632)
14-03 1
30/04 Tr
Thứ Hai. Cv 14,5-18; Ga 14,21-26.
Thánh Piô V, giáo hoàng (Tr); Thánh Giuse Trần Văn Tuân, linh mục, tử đạo (Đ).
15-03  
***+***
xkta
lpv
gkpv
tvcv
***+***
ra khoi
lnth
LIÊN KẾT

 

 

 

11.jpg 8.jpg 9.jpg 10.jpg 13.jpg
PAGE FACEBOOK
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập132
  • Máy chủ tìm kiếm28
  • Khách viếng thăm104
  • Hôm nay19,637
  • Tháng hiện tại538,140
  • Tổng lượt truy cập69,598,014
Copyright © 2022 thuộc về Tòa Giám Mục Bùi Chu
   Phụ trách: Ban Truyền Thông Giáo Phận Bùi Chu
Địa chỉ: Xuân Ngọc - Xuân Trường - Nam Định

Email: bttbuichu@gmail.com

Chúng tôi trên mạng xã hội

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây