Vô cảm

Thứ hai - 23/11/2015 10:32  2432
Một lần nọ, khi đang lướt facebook thì tôi bắt gặp câu chuyện được chia sẻ trên trang cá nhân của một người bạn. Chuyện kể về hành động của một anh thanh niên lái taxi. Khi đang kiếm khách thì anh gặp một cụ già đang loay hoay không biết làm cách nào để có thể qua bên kia đường được vì đường quá đông. Anh đã dừng xe vào bên lề và dẫn cụ già qua đường an toàn. Câu chuyện chẳng có nhan đề và cũng chỉ dừng lại ở đó nhưng lại được rất nhiều người likeshare. Thậm chí, có rất nhiều câu bình luận mang tính chất tôn vinh anh thanh niên ấy như là một anh hùng, một nam nhi đích thực.

Câu chuyện đó làm tôi suy nghĩ và trăn trở rất nhiều. Tại sao một hành động quá đỗi bình thường, một hành động đơn giản mà một đứa con nít cũng có thể làm lại được ca ngợi như một người hùng? Tại sao hành động ấy lại được tôn vinh? Phải chăng con người thời nay quá xa lạ với những điều mà bản chất con người ai cũng làm được như thế? Phải chăng con người thời nay đã ra vô cảm?

Khi dựng nên con người, Tạo Hoá đã ban cho con người có lòng vị tha, hướng thiện, yêu mến cái đẹp và tìm kiếm hạnh phúc. Vì thế, tự bản chất con người là tốt đẹp. Không chỉ thế, khi ban cho con người tấm lòng vị tha đó thì Tạo Hoá cũng ban cho con người sự tự do, tự do tìm kiếm hạnh phúc… Nhưng con người lại sử dụng chính tự do đó để càng ngày càng đi lệch đường lệch hướng, lầm đường lạc lối, lấn sâu vào vũng lầy tội lỗi. Đó chính là lúc con người trở nên vô cảm, con tim ra trơ lỳ, chai đá. Họ không còn mang trong mình bản chất sẵn có mà Tạo Hoá đã ban cho. Con tim họ trở nên băng giá, không còn cảm giác yêu thương, không còn nhạy bén đối với thiên nhiên vạn vật. Họ đóng chặt cánh cửa tâm hồn và chỉ nghĩ tới bản thân mình…

Vô cảm là căn bệnh mà hậu quả của nó để lại thật đáng sợ. Einstein, nhà vật lý học nổi tiếng đã khẳng định: “thế giới sẽ không bị huỷ hoại bởi những kẻ làm điều ác, mà sẽ bị tàn phá bởi những kẻ thấy điều ác đó mà dửng dưng không làm gì cả”. Quả vậy, cho dù thế giới này có vô số kẻ độc ác, tàn bạo đến đâu đi chăng nữa thì chúng cũng không thể nào phá huỷ thế giới này. Bởi vì, chẳng bao giờ tà đạo lại thắng được chính nghĩa, chẳng bao giờ bóng tối lại đẩy lui được ánh sáng, khi mà đâu đó trên trái đất này vẫn còn có sự hiện diện của tình yêu. Thế nhưng, thế giới này lại có thể bị tàn phá bởi những kẻ đứng trước những điều ác, những bất công, những yếu đuối của người khác mà lại dửng dưng không làm gì. Chính sự cằn cỗi, băng giá của con người đã huỷ hoại tình yêu là nguồn năng lượng sống số một của thế giới.

Sức tàn phá của vô cảm thật khủng khiếp và đáng sợ. Nó đánh vào trọng tâm của thế giới là tình yêu con người. Nó phá huỷ tâm hồn, con tim của từng người. Chính những con người mà Tạo Hoá dựng nên để yêu thương nhau giờ đây lại trở nên dửng dưng, vô cảm với nhau. Họ chẳng động lòng trắc ẩn, xót thương trước những đau khổ, lầm than của người xung quanh. Trước những cái hay, cái đẹp, tâm hồn họ cũng chẳng thấy rung động xao xuyến. Họ chẳng quan tâm, chia sẻ với ai mà chỉ sống cho chính bản thân. Họ lơ đi trước những nhu cầu của người khác và sống như một cỗ máy, như một con robot.

Sống trong xã hội, không ít lần chúng ta phải chứng kiến những câu chuyện đau buồn, những bi kịch của cuộc sống mà nguyên nhân xảy ra từ sự vô cảm. Chúng ta chẳng còn thấy lạ lẫm gì khi gặp trên báo những bài về những vụ án giết người một cách man rợ, gây hoang mang dư luận. Chẳng hạn, một thanh niên bình thường như bao thanh niên khác lại cầm dao giết hại cả một gia đình vì nhu cầu của bản thân; những vụ giết người chỉ vì tranh nhau cái ghế ngồi hoặc là chỉ một câu nói, một cái nhìn mà thời nay gọi là nhìn đểu cũng có thể dẫn đến ẩu đả; hay một cô bé đi đường bị cướp ngay giữa ban ngày; một người bị ngã xe mà phải tự mình đứng dậy trong đau đớn trong khi có bao người ngang qua một cách bình thản như không có chuyện gì xảy ra ... Ẩn sau những câu chuyện này là sự dửng dưng với người khác, là vô cảm. Vô cảm làm cho một con người trở thành một con mãnh thú dữ tợn. Nó làm cho một cộng đồng người trở thành những con robot. Từ đó, những hành động quan tâm giúp đỡ người khác như chia sẻ cho nhau những buồn vui trong cuộc sống, giúp một người qua đường hay cái bắt tay, một ánh mắt đầy cảm thông sẽ trở nên vô cùng xa lạ trên trái đất này. Như hành động của anh thanh niên lái taxi kia.

Vô cảm quả thật đáng sợ, nhưng nó ở đâu mà ra? Tại sao nó lại xuất hiện trong thế giới loài người? Thiết nghĩ, vô cảm phát xuất từ chính mỗi con người chúng ta. Khi chúng ta sống ích kỉ, chỉ nghĩ cho bản thân, chạy theo tiền tài danh vọng, quyền lực mà quên đi cách quan tâm chia sẻ, quên đi yêu thương thì vô cảm xuất hiện.

Vô cảm có sức mạnh phá huỷ to lớn như thế nhưng không phải không có cách để loại bỏ căn bệnh đáng sợ này. Bài thuốc hiệu quả nhất để trị liệu nó đó chính là yêu thương. Hãy làm nóng chính con tim đã bị chai lì, đã bị băng giá của chính mình để yêu thương nhiều hơn, chia sẻ và cho đi nhiều hơn những gì mà mình mong đợi được từ người khác.

Tóm lại, Tạo Hoá đã cho chúng ta các giác quan để chúng ta có thể cảm nhận được tình yêu trong trái tim của tất cả mọi người. Vì thế, chúng ta hãy mở lòng mình ra, hãy mở toang cánh cửa trái tim đã bị khoá chặt bấy lâu nay để chào đón tha nhân, bạn hữu; để rộng lòng chia sẻ cảm thông trước những khó khăn, đau khổ của người xung quanh. Được như vậy thì căn bệnh vô cảm sẽ chẳng còn chỗ đứng trong thế giới này. Con người sẽ lại trở nên đẹp đẽ cao cả với chính bản chất sẵn có trong mình.  Khi đó, hành động của người thanh niên lái taxi kia sẽ chẳng phải là một hành động cao cả, anh hùng vì nó chỉ là một hành động quá đỗi bình thường trong một thế giới đầy ắp yêu thương và tình người.

Tác giả: Antôn Đinh

***+***
xkta
lpv
gkpv
tvcv
***+***
ra khoi
lnth
LIÊN KẾT

 

 

 

11.jpg 8.jpg 9.jpg 10.jpg 13.jpg
PAGE FACEBOOK
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập227
  • Máy chủ tìm kiếm13
  • Khách viếng thăm214
  • Hôm nay73,711
  • Tháng hiện tại677,641
  • Tổng lượt truy cập70,705,398
Copyright © 2022 thuộc về Tòa Giám Mục Bùi Chu
   Phụ trách: Ban Truyền Thông Giáo Phận Bùi Chu
Địa chỉ: Xuân Ngọc - Xuân Trường - Nam Định

Email: bttbuichu@gmail.com

Chúng tôi trên mạng xã hội

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây