CN19 TN: Hãy nhìn lên, đừng nhìn xuống

Thứ năm - 10/08/2017 15:05  2043
Chúa Nhật 19 Thường niên (Mt 14, 22-33)

Một kỉ niệm ngày còn nhỏ tôi khó quên. Một lần kia, mấy đứa trẻ trong làng chúng tôi rủ nhau đi thả diều ngoài cánh đồng. Khi cánh diều đã bay cao rồi, tôi vừa bước đi trên bờ mương vừa ngửa mặt lên trời nhìn cánh diều. Thế là không may tôi ngã sầm xuống lòng con mương cạn nước, quần áo lấm đầy bùn. Về nhà tôi bị mẹ mắng cho cái tội “mắt cứ để trên trán”, nghĩa là đi không để ý nhìn đường, cứ tớn mắt lên nhìn cái khác.
 
Tin mừng hôm nay thì khác, ông thánh Phê-rô đã không nhìn lên Chúa, mà lại nhìn xuống, nhìn những sự xung quanh, nên ông mới bị chìm dần xuống biển. “Nhưng thấy gió thổi thì ông đâm sợ, và khi bắt đầu chìm” (Mt 14, 30) Ông Phê-rô nhìn xuống thấy những con sóng dữ dằn dưới bước chân ông nên ông tỏ ra lo sợ. Lo sợ là thái độ của kẻ yếu tin. Ông không nhớ là có Chúa đang bên ông, đang trước ông, đang nâng đỡ bước chân ông. Vậy còn lí do gì mà phải lo sợ. Chứng tỏ ông kém tin vào Chúa, ông hoài nghi về Chúa. "Người đâu mà kém tin vậy! Sao lại hoài nghi?” (Mt 14, 31).
 
Có lẽ nhiều người trong chúng ta cũng có kinh nghiệm về việc leo lên độ cao. Để đỡ thấy sợ hãi khi trèo lên độ cao, ta không nên nhìn xuống đất, mà cứ nhìn hướng lên trời cao. Hay kinh nghiệm chống say xe, đó là ngồi nhìn xa về phía trước thì ta sẽ đỡ bị say, còn nhìn xuống mặt đường hay nhìn sang ven đường hai bên ta sẽ rất dễ bị chóng mặt và say.
 
Tại sao trong cuộc sống, nhiều lần chúng ta cũng kém tin vào Chúa? Nhiều lần chúng ta đã hoài nghi Người? Câu trả lời đã có qua Tin mừng hôm nay: đó là chúng ta chưa nhìn lên Chúa, lên trời mỗi ngày, mà trái lại cứ nhìn xuống đất, xuống thế gian mỗi ngày.
 
Nhìn xuống đất là khi ta cậy vào sức mình, tài năng của mình. Tất cả đều là do chính bàn tay và khối óc của tôi làm ra, làm gì có Chúa nào cho tôi. Chính khi ta cậy vào sức mình là ta đang chối bỏ Chúa, chối bỏ ơn Chúa ban.

Nhìn xuống đất là khi chúng ta cậy vào thế gian. Chức vụ, địa vị, của cải...sẽ giải quyết được mọi sự, “có tiền/quyền mua tiên cũng được”.
 
Nhìn xuống đất là khi chúng ta sống theo những chủ nghĩa thế tục: cá nhân, hưởng thụ...
 
Nhìn xuống đất là khi chúng không nhìn điểm tích cực nơi người anh chị em xung quanh, mà lại soi mói những tiêu cực của họ.
 
Như vậy, bao lâu chúng ta còn nhìn xuống là đời ta còn chìm sâu dần.
 
Cuộc đời được gọi là biển đời. Biển thì không thể không có sóng và hơn nữa là giông tố. Mỗi chúng ta chỉ như con thuyền rất bé nhỏ lênh đênh giữa biển đời. Nếu như lúc này chúng ta đang chao đảo và như muốn chìm xuống, thì chắc hẳn đó là vì chúng ta đã nhìn xuống, nghĩa là không nhìn lên Chúa, không còn tin tưởng, cậy trông và phó thác vào Chúa.
 
Hãy quay trở về cùng Chúa và hãy kêu lên như thánh Phêrô: “Lạy Chúa, xin cứu vớt con”. Chắc chắn Ngài sẽ ra tay phù trợ, bởi vì Ngài không phải chỉ là một Thiên Chúa quyền năng, có thể làm được những sự chúng ta kêu van, mà hơn thế nữa, Ngài còn là một người cha đầy lòng thương xót, luôn sẵn sàng cứu vớt và nâng đỡ chúng ta ở mọi nơi và trong mọi lúc.
 
Có Chúa cùng đi với chúng ta trên vạn nẻo đường đời, chúng ta sẽ không còn sợ hãi trước những phong ba và bão táp, chúng ta sẽ không còn lo lắng trước những gian nan và thử thách.
 
Và để kết luận, chúng ta cùng nhau ghi nhớ: Khi nào chúng ta không nhìn thẳng lên trời, không tin tưởng vào Chúa, không nhìn vào những điểm tích cực và lạc quan mà chỉ nhìn xuống thế gian, nhìn vào những điều tiêu cực, chúng ta sẽ bắt đầu chìm xuống.
 
Nhìn lên Chúa, không sợ hãi.
Nhìn xuống đất, chìm biển sâu.                                
 
Ra Đi
***+***
xkta
lpv
gkpv
tvcv
***+***
ra khoi
lnth
LIÊN KẾT

 

 

 

11.jpg 8.jpg 9.jpg 10.jpg 13.jpg
PAGE FACEBOOK
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập326
  • Máy chủ tìm kiếm60
  • Khách viếng thăm266
  • Hôm nay43,612
  • Tháng hiện tại985,829
  • Tổng lượt truy cập71,013,586
Copyright © 2022 thuộc về Tòa Giám Mục Bùi Chu
   Phụ trách: Ban Truyền Thông Giáo Phận Bùi Chu
Địa chỉ: Xuân Ngọc - Xuân Trường - Nam Định

Email: bttbuichu@gmail.com

Chúng tôi trên mạng xã hội

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây