Vì sao Chúa Phục Sinh hiện ra với các bà trước?

Thứ tư - 15/04/2020 05:27  1388
download 3 4Có bao giờ quý độc giả đặt câu hỏi: Tại sao Chúa Phục Sinh lại hiện ra với các bà trước, rồi bảo các bà về nói với các ông rằng: Thầy đã sống lại rồi, trở về Galilea tề tựu trước đi, Thầy sẽ gặp các anh em ở đó? Sao Chúa không nói thẳng với các ông luôn đi? Họ được gọi là tông đồ, có tư cách, thế giá và tiếng nói mà. Sao lại mượn gió bẻ măng, rắm rối quá không?

Trước hết, khi hiện ra với các bà trước, Chúa Giê-su muốn đả thông tư tưởng trọng nam khinh nữ, coi thường trẻ em đã ăn sâu vào tâm thức của người Do-thái lúc bấy giờ, phụ nữ và trẻ em không có tên tuổi số má... Vì thế, trong cả hai lần ‘phép lạ hóa bánh ra nhiều’, các Thánh sử đều nhận định: Ai nấy đều ăn và được ăn no nê. Những mẩu bánh còn thừa, người ta thu lại được mười hai giỏ đầy, hay bảy thúng đầy ( Mt 14,13-21; Mt 15,29-37). Rồi liền sau đó chua thêm: Số người ăn có tới năm ngàn đàn ông, không kể đàn bà và trẻ con (Mt, 14,21).

Điểm lại trong cuộc thương khó, khi các tông đồ ‘người phản Thầy kẻ chối Chúa, toàn ngủ với nghỉ’ để mặc Thầy cô đơn, não nề… rồi khi Chúa Giê-su tất tưởi thoi thóp trên thập giá, chỉ mỗi môn đệ thương mến, còn lại tan tác chim muông, mỗi người một ngả: ‘thất thểu, thất tình, thất vọng’: Thầy đã chết, thế là phim đã hết, trở về với vợ con, với chài lưới hôm nao thôi… Ngược lại, các bà đã cực kỳ trung thành kể từ hôm được Thầy nhận vào hàng ngũ môn đệ, rong ruổi khắp hành trình rao giảng đến cuộc thương khó, đi tới đỉnh đồi Cal-vê. Các bà tìm mọi cách để được gần Chúa, theo dõi từng bước chuyển động của tâm hồn, khuôn mặt; cả những bước chân nhiều lần hụt hơi bởi sức nặng của cây thập giá và những lằn roi lia lịa, túi bụi… Tất cả đã in vào lòng những sự thương khó của Thầy: trên đỉnh cao thập giá ấy, có thân mẫu Chúa, và có các bà cùng tên Maria… (Ga 19,25-27). Quả thực, họ có một chỗ đứng quan trọng trong sứ vụ; Chúa có vị trí trên hết trong trái tim của họ...

Khi yêu ai, người ta cực kỳ linh cảm, nhạy bén về người ấy. Vì yêu nên không ngủ được, vì yêu nên cứ khóc, vì yêu nên cứ nhìn vào mộ. Có bao nhiêu đêm khi Chúa chết là bấy nhiêu đêm các bà trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành. Chỉ mong cho giờ Sa-bát mau qua, mong cho Ngày thứ nhất trong tuần trời ló rạng, để chạy thật nhanh, chạy bằng sức mạnh thể lý cộng với sức mạnh tình yêu. Thế là các bà đã tới nơi: dự định than 1 bài, xức dầu 1 lượt, đọc ‘ván kinh’ long trọng như chúng ta ngày hôm nay.

Theo trực giác tâm lý rất con người, cùng trí hiểu giới hạn trong không gian và thời gian, có lẽ các Thánh sử đã cố ý dàn dựng một cuộc hạnh ngộ ắp đầy tình yêu. Thiết tưởng, Chúa Giê-su cũng muốn chờ đợi những người đã kè kè bên mình trong cuộc thương khó đang chạy ra, tới nơi mới bắt đầu thực hiện sự Phục sinh: để gặp, để gọi, để báo tin cho cuộc hẹn long trọng sắp tới tại Galile: “Tôi đã thấy Chúa” (Ga 20,18).

Hạnh phúc quả là ngất ngây cuộc đời, một món quà nhận được hơn những gì họ đã ước mong. Thay vì phải van lạy lính canh mồ may ra được vào thì lại được các Thiên thần hiện ra niềm nở đón tiếp và đàm đạo thân tình; chỉ mong xức dầu xác Chúa thôi, thì lại gặp được Chúa đang sống và được Chúa gọi chính tên mình, Maria! (Ga 20,16). Lần khác, các bà đang khi rời khỏi mộ trong sự hoang mang sợ hãi nhưng lại rất đỗi vui mừng vì được nghe tiếng quá quen thuộc và trìu mến của Thầy. Chào chị em! (Mt, 28,2-8). Như hành động buột phát cho những tâm hồn yêu mến, khao khát và đi tìm: Các bà tiến lại gần Người, ôm lấy chân, và bái lạy Người (Mt 28,9). Tại sao có hành động này nếu không phải là trước đó các bà đã nhiều lần tiến đến bái lạy Chúa. Cũng vậy, vì yêu nên chúng ta tìm mọi cách đi lễ; vì tin yêu và hy vọng sẽ được Phục Sinh mà chúng ta cam kết sẽ chết với Người (Rm 6,9-11). Hay nếu vì ‘giãn cách thời Covid’ mà không hóng lễ được thì chúng ta sẽ có đầy những sáng kiến để tin yêu và thờ lạy Chúa, thực hành những giới lệnh yêu thương mà Chúa đã truyền lại.

Điều chúng ta đang nói với nhau về tình yêu và cũng là lý do Chúa Phục sinh đã hiện ra và đàm đạo với các bà trước như thánh Tô-ma Aq đã viết: “Tìm Chúa là cuộc tìm mạo hiểm nhất, Yêu Chúa là tình yêu thi vị nhất, và gặp được Chúa là thành công nhất trong mọi thành công”. Quả thực, vì tình yêu quá lớn dành cho Thầy mà các bà đã mạo hiểm, nhưng đầy ắp thi vị của tình yêu, và rất đỗi thành công vì đã gặp được Chúa, gặp trên đỉnh đồi Thập giá và gặp Chúa Phục sinh. Xin cho xác tín ấy trở nên kim chỉ nam soi sáng cho mỗi suy nghĩ, lời nói và hành động của chúng ta trong cuộc sống hằng ngày.

Tác giả: Lm. Giuse Phạm Văn Quang

***+***
xkta
lpv
gkpv
tvcv
***+***
ra khoi
lnth
LIÊN KẾT

 

 

 

11.jpg 8.jpg 9.jpg 10.jpg 13.jpg
PAGE FACEBOOK
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập277
  • Máy chủ tìm kiếm18
  • Khách viếng thăm259
  • Hôm nay62,521
  • Tháng hiện tại924,056
  • Tổng lượt truy cập69,983,930
Copyright © 2022 thuộc về Tòa Giám Mục Bùi Chu
   Phụ trách: Ban Truyền Thông Giáo Phận Bùi Chu
Địa chỉ: Xuân Ngọc - Xuân Trường - Nam Định

Email: bttbuichu@gmail.com

Chúng tôi trên mạng xã hội

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây