Cầu nguyện với Kinh Mân Côi

Thứ hai - 30/10/2017 15:42  3326

 
Kinh Mân Côi là một hình thức cầu nguyện cùng với Đức Mẹ Maria, nhằm suy niệm các Mầu nhiệm trong cuộc đời Chúa Giêsu. Từ thời Trung Cổ, tín hữu Tây Phương đọc Kinh Mân Côi như một hình thức đạo đức thay thế Các Giờ Kinh Phụng Vụ (x. GLHTCG 2678). “Kinh Mân Côi gồm bốn chủ đề: Vui, Sáng, Thương, Mừng. Năm 1569, Đức Giáo Hoàng Piô V chính thức công nhận Kinh Mân Côi với cấu trúc gồm mười năm Mầu nhiệm, được chia làm ba chủ đề: Vui, Thương, Mừng. Đến tháng 10 năm 2002, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II thêm Mầu nhiệm năm sự Sáng” – (Từ điển Công giáo 500 mục từ).
 
Tông thư Rosarium Virginis Mariae - Đức Maria Trinh Nữ Mân Côi, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II ban hành ngày 16 tháng 10 năm 2002 đã kêu gọi chúng ta hãy siêng năng suy ngắm Kinh Mân Côi để cầu nguyện cho hòa bình thế giới và củng cố đời sống trong gia đình và tu sĩ. Cầu nguyện cùng Kinh Mân Côi là lương thực thiêng liêng ban cho chúng ta sức mạnh để làm những điều đúng khi đứng trước những bất công. “Và điều làm cho bản thân vượt qua được thử thách trong cuộc sống, đó là cầu nguyện, là tin vào Chúa, cộng đoàn, bạn bè và đời sống tận hiến trong sứ vụ tông đồ của mỗi người” – (Marianne).
 
Tháng Mười, tháng Mân Côi - Giáo Hội kêu gọi: Hãy nhìn ngắm, tôn thờ, chiêm ngưỡng, suy niệm những Mầu nhiệm của Chúa Giêsu và thì thầm những lời ca ngợi để nài xin Thiên Chúa. Kinh Mân Côi là một phương pháp cầu nguyện phổ biến trong Giáo hội Công giáo Rôma. Thánh Josemaria Escriva viết: “Cầu nguyện là nói chuyện với Thiên Chúa, nhưng nói về cái gì? Về ngài, về chính bạn, niềm vui và nỗi buồn, thành công và thất bại, những tham vọng cao quý, những lo lắng hàng ngày, những khuyết điểm! Những hành động tạ ơn và những lời cầu xin, tình yêu và bồi thường thiệt hại. Tắt một lời để đạt tới sự hiểu biết Ngài và để đạt tới sự hiểu biết chính mình: để trở nên quen thuộc”. Cầu nguyện giúp chúng ta nhớ điều gì quan trọng trong cuộc sống. Mẹ Maria từng an ủi Thánh Juan Diego, Mẹ cũng an ủi họ bằng tình thương từ mẫu, và thì thầm vào tai họ: ‘Con đừng lo lắng… Không phải Mẹ của con đang ở đây sao?
 
“Chính Đức Maria rất thánh được sùng kính cách đặc biệt, nhưng khác hẳn với việc tôn thờ chỉ dành riêng cho Ba Ngôi Thiên Chúa cực thánh. Việc sùng kính đặc biệt này được diễn tả một cách độc đáo trong các ngày lễ phụng vụ dành kính Đức Mẹ, như Kinh Mân Côi, được xem là bản tóm lược toàn bộ Tin mừng” – (Bản Toát yếu Sách Giáo lý Hội thánh Công giáo, số 971). Lời bà Olimpia khai liên quan đến lần Đức Mẹ hiện ra ngày 13 tháng 6 năm 1917, rọi thêm ánh sáng vào lòng nhiệt thành mộ mến Kinh Mân Côi của Francisco và Jacinta. Bà Olimpia nói: “Không có gì thay đổi rõ ràng nơi hai đứa nhỏ sau những lần Đức Mẹ hiện ra. Chỉ có một việc mới lạ là chúng nó xin phép đọc Kinh Mân Côi, chúng đọc kinh Mân Côi mọi ngày và chúng đọc Kinh Mân Côi luôn cả ban đêm nữa. Không kể điều này, chúng nó đọc Kinh Mân Côi hai hoặc ba lần khi đi chăn cừu là việc không hiếm” – (Interrogatórios oficiais de Manuel Pedro, ect).
 
Cung cách Thánh Vianney cầu  nguyện rất nghiêm trang, khiêm nhường và sốt sắng, cha không làm vẻ đạo đức, để tỏ ra hơn người khác hay khác người, cha không thở dài, không đọc kinh lớn tiếng, khi cầu nguyện cha hay nhờ Đức Mẹ dâng công nghiệp Chúa Giêsu lên Chúa Cha để xin cho kẻ có tội được ăn năn trở lại. Thế nên mọi người kéo đến để xin cha Gioan Vianney cầu nguyện cho mình. Đối với Mẹ Thánh Têrêsa Calcutta: nét đặc trưng trong đời tu của Mẹ là cầu nguyện cùng Kinh Mân Côi, sống Thánh Thể và quan tâm giúp đỡ những người nghèo khổ và túng thiếu. Một chứng từ lôi cuốn biết bao người đồng cảm.
 
Chương trình “Kinh Mân Côi trên các biên giới” vào ngày 7/10/2017 đánh dấu việc cử hành 100 năm Đức Mẹ hiện ra tại Fatima và là cách thế đặc biệt thực hành lời mời gọi sám hối Đức Trinh nữ Maria đã truyền cho sơ Lucia và các em họ của mình. Ít nhất một triệu tín hữu Công giáo tham dự chương trình “đại” cầu nguyện trải dài 2000 dặm biên giới đất liền và hải phận nối liền với 8 nước của Ba Lan – (Hồng Thủy, vi.radiovaticana.va).
 
“Hãy đến với Mẹ Maria, bạn sẽ thấy phép lạ là gì!” – (Don Bosco).
 
Quai Dép
***+***
xkta
lpv
gkpv
tvcv
***+***
ra khoi
lnth
LIÊN KẾT

 

 

 

11.jpg 8.jpg 9.jpg 10.jpg 13.jpg
PAGE FACEBOOK
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập282
  • Máy chủ tìm kiếm39
  • Khách viếng thăm243
  • Hôm nay73,711
  • Tháng hiện tại670,115
  • Tổng lượt truy cập70,697,872
Copyright © 2022 thuộc về Tòa Giám Mục Bùi Chu
   Phụ trách: Ban Truyền Thông Giáo Phận Bùi Chu
Địa chỉ: Xuân Ngọc - Xuân Trường - Nam Định

Email: bttbuichu@gmail.com

Chúng tôi trên mạng xã hội

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây