Tu đức byzantin

Thứ sáu - 02/10/2015 11:13  1783
1. Thế giới byzantin
 
Trong thời Trung cổ, như Tây phương, thế giới này là một vùng rất sống động. Có lẽ là một sai lầm lớn khi xem xét nó như một thế giới rối loạn. Thế nhưng, tình cảm kéo dài với nó lớn hơn ở Tây phương. Quả vậy Byzance làm cho thế giới La mã nối dài về sau này vì phần phía đông của Đế chế không bị rơi vào tay của những kẻ tàn bạo[1]. Vì thế, văn hóa, đời sống tôn giáo nói chung đi theo lối trung thành mà không cản trở những cái mới. Những vấn đề thần học sai lầm đã đầu độc trong những thế kỷ 4 và 5, còn tiếp tục, sinh ra một loạt những khủng hoảng trầm trọng: học thuyết một bản tính của Đức Ki-tô (thế kỷ 5 và 6), thuyết độc thần (thế kỷ 7), thuyết bài ảnh tượng (thế kỷ 8 và 9). Trên bản đồ địa lý, thế giới byzantin mất Ai cập, Êtiôpie, Syria và Cận đông vì thuyết một bản tính và Hồi giáo (thế kỷ 7). Trái lại, nó được mở rộng sang Bungari, Rumani hiện nay và Nga Kiev (thế kỷ 9 và 10). Đó là một thế giới rất tập chung quanh Constantinople, "Tân Rôma", có tham vọng giữ vai trò thống trị tri thức và thiêng liêng của thế giới. Dưới triều đại Macédoine (867-1056) hoàn toàn đặc thù, Byzance đạt tới một thứ tuyệt đỉnh. Như vậy nhịp độ tiến triển hoàn toàn khác Giáo Hội La tinh, vì cái đó mà sự đoạn tuyệt xảy ra vào năm 1054.
 
Nguyên tắc nền tảng giống với nguyên tắc điều hành thế giới tây phương. Đó sự thực hiện lý tưởng Tin mừng trong mọi cơ cấu, đời sống dưới mọi hình thức. Hoàn toàn trong tinh thần ki-tô giáo. Quyền hoàng tử, basileus, được nhìn nhận là cao nhất, quyền được ban trong quyền chính trị. Nó chỉ có lợi thế khi xảy ra những tranh cãi thần học, thường hay xảy ra.
 
Thế giới byzantin tạo một chỗ lớn cho đời sống đan tu. Các đan viện rất nhiều. Các trung tâm chính của nền quân chủ này có ba trung tâm. Nổi tiếng nhất là Stoudios lập vào thế kỷ 4 tại Constantinople. Các đan sĩ ở đây giữ vai trò quyết định trong đời sống thiêng liêng byzantin. Đời sống đan tu Sinai giữ quyền lực lớn, vì giữ ngặt truyền thống của các đan sĩ tiên khởi. Đời sống đan tu núi Athos gần đây hơn: đan viện thật sự đầu tiên chỉ được thành lập vào cuối thế kỷ 10. Đông đan sĩ và ảnh hưởng của họ không luôn dễ cho sự ổn định thần học. Thế nhưng, các đan viện là các trường của đời sống nội tâm, sinh ra nhiều con đường thánh thiện.
 
2. Phụng vụ và tranh ảnh
 
Một yếu tố căn bản khác của đời sống tôn giáo là phụng vụ. Nó tiến triển, đặc biệt dưới những ảnh hưởng của Syria, và trong môi trường đan viện Stoudios, giữa thế kỷ 6 và 9. Nó như chúng ta thấy hiện nay. Dưới con mắt của Byzantin, phụng vụ thánh là một sinh hoạt thánh, trong đó tóm tắt và diễn tả tất cả thần học. Thánh Germain đệ nhất của Constantinople (+733), trong cuốn Giải thích phụng vụ thánh, không ngừng sao chép lại và chú giải, giải thích làm sao việc tổ chức cơ sở vật chất của một nhà thờ tượng trưng cho nước Trời và làm sao mỗi hành vi phụng vụ có một hoạt cảnh thánh. Trước ngài, có thánh Maxime le Confesseur (580-662) trong cuốn bí truyền, sau ngài, Nicolas Cabasilas (+1388), trong cuốn Giải thích phụng vụ thánh, đề cập đến cùng một đề tài nhưng có chiều sâu hơn. Ý nghĩa rất sắc xảo của mầu nhiệm dẫn đến tách linh mục khỏi tín hữu qua bức chắn ảnh tượng (bây giờ vẫn còn trong các nhà thờ chính thống). Các tín hữu không còn nhìn thấy nghi thức, nhưng họ tham dự bằng ca hát. Nhiều thánh ca được soạn ra, trong truyền thống kontakia (thơ nhạc) của Romanos le Mélode (qua đời trong khoảng 555 đến 565). Tại đây, Stoudios cũng giữ vai trò quan trọng. Phụng vụ sẽ là lương thực thiêng thiêng căn bản cho dân ki-tô giáo.
 
Vả lại, tu đức và thần học ảnh thánh được đào sâu. Ở thế kỷ 8 và 9 diễn ra xung đột rất trầm trọng: khủng hoảng bài thánh. Quyền lực triều đình, muốn cấm mọi diễn đạt về Chúa Ki-tô, Mẹ Maria và các thánh. Những lý do rất phức tạp, một phần vì chính trị, nhưng những lý do thần học và tu đức không thiếu. Quả vậy, vẫn tồn tại một khái niệm nào đó về những tương quan con người với Đức Ki-tô, khái niệm muốn làm trong sáng bằng cách làm rõ khoảng cách giữa thần tính và nhân tính. Như những lần khác và nơi khác, người đề cập đến một tôn giáo của những người tuyển chọn. Công đồng Nixê II (787) đã khẳng định tính giá trị của tôn thờ ảnh tượng, nhưng nghệ thuật byzantin chắc chắn mất đi một phần sự mềm mại và tính sáng tạo trong tranh luận. Dù thế nào, chúng cũng là yếu tố quan trọng trong tu đức, không chỉ bình dân, nhưng cho đan viện, cho cả thế giới đông phương.
 
Chính những cơ sở thờ tự là đối tượng đáng kể cho việc quan niệm và thực hiện. Người ta biết các nhà thờ byzantin lớn, với những bức tranh ghép màu. Như vậy, một không gian thánh đã thích ứng và xứng đáng hoàn toàn cho việc cử hành các mầu nhiệm phụng vụ.
 
3. Một vài khuôn mặt lớn
 
Ở đây, cần phải nêu lên một vài khuôn mặt chính của tu đức byzantin. Thánh Jean Climaque (575-650), cũng gọi là Jean người Sinai, là một trong những nhân vật vĩ đại nhất. Tác phẩm chính của ngài làm cho ngài nổi danh, đó là Chiếc thang thiên đàng, diễn tả kinh nghiệm của đời sống đan tu Sinai. Tác phẩm này bắt đầu bằng việc giải thích tại sao và như thế nào phải cắt đứt với thế giới, rồi làm sao có các nhân đức căn bản và chống lại những sự dữ căn bản. Sau cùng, ngài chỉ ra làm sao đi từ "đời sống thực hành" đến đời sống chiêm niệm, trong cuốn hésychia (thinh lặng), trong đó thái độ và con người của nhà tu đức không còn tách rời. Đó là một tác phẩm được sống trước khi được viết, từ đó không chỉ ảnh hưởng ở Đông phương mà cả ở Tây phương. Người ta không biết được con số đáng kể của tác phẩm, đôi khi được minh họa cách lộng lẫy. Đây là một trong những nguồn lớn của tu đức ki-tô giáo.
Thánh Maxime le Confesseur (khoảng 580-662) ít được biết đến về cuộc đời. Ngài là một đan sĩ chịu tử đạo. Trong tác phẩm Tứ bách niên về bác ái, trong Diễn từ khổ hạnh và các tác phẩm sau này, ngài đã phát triển một thứ nhân chủng học dựa trên sự phân tích tình trạng sống của Adam trước và sau tội, và về hòa giải của con người với Thiên Chúa qua Đức Ki-tô. Trong Đức Ki-tô, hình ảnh Thiên Chúa trong con người, bị nhấn chìm bởi tội, được phục hồi. Những con đường thần linh hóa của con người được Maxime le Confesseur tìm hiểu, trên phương diện thần học, dưới ánh sáng ki-tô học Can-đê mang lại những kết quả cuối cùng. Ngài đã đưa ra một nền tảng rất mạnh mẽ cho tu đức và cũng nhấn mạnh đến Thánh Thần học trong bí tích theo sau thánh Macaire.
 
Thánh Gioan Damascène (+750) thuộc gia đình các chức sắc byzantin phục vụ cho các vua Thổ, sau cuộc tấn công của Ả rập. Lúc đầu, ngài cũng là viên chức, nhưng sau đó, ngài vào đan viện Mar Sabba, gần Giêrusalem. Đây là một nhà sưu tầm thì đúng hơn là một nhà sáng tác, thế nhưng tác phẩm của ngài rất quan trọng. Quả vậy, một cách cân đối, ngài đã lấy lại truyền thống giáo phụ. Chẳng hạn Diễn tả đức tin chính thống là một tác phẩm có nhiều ích lợi. Đối với ngài, mục đích của đời sống con người là nhìn thấy Thiên Chúa. Để đạt tới, tinh thần phải tuyệt đối dũ bỏ tất cả những gì không thuộc về Thiên Chúa và đặt trong tình trạng tình yêu và tự do hoàn hảo. Không thể làm được như thế nếu không chuẩn bị chống lại sự dữ và thanh tẩy tinh thần, tĩnh lũy khôn ngoan. Ngài nhấn mạnh đến thanh tẩy và sự cần thiết đạt tới đức tin đúng đắn và chính thống : "Giải pháp trị liệu xóa đi những thói xấu của tâm hồn, đó là niềm tin vào Chúa, những học thuyết đúng và không sai lầm của chính thống, suy niệm thường xuyên những lời linh hứng, cầu nguyện sốt sắng và liên tục cũng như tạ ơn Chúa." Ngài nói đến tầm quan trọng qua mẫu gương các thánh, và trước tiên là gương Chúa Ki-tô. Đến lượt mình, người ki-tô đạt tới hoàn thiện trở nên mẫu gương, thầy tu đức đối với những người khác.
 
Người quan trọng không kém là Syméon, Tân thần học gia (949-1022). Đầu tiên là đan sĩ ở Stoudios, rồi ở Saint-Damas, và sau cùng ở gần thành phố Paloutikon, ngài là một trong những nhà văn lớn về kinh nghiệm thần bí. Chủ yếu là một người trải nghiệm, một người nói về cái người đó biết vì đã sống. Quả vậy, nhiều lần ngài đã trải qua kinh nghiệm quang minh của Thiên Chúa. Cho nên, ngài hoài nghi về việc học hỏi tách rời hiểu biết thiêng liêng : "Nếu qua chữ viết và học hành, sự khám phá khôn ngoan đích thực và hiểu biết Thiên Chúa được ban cho chúng ta... cần gì đức tin hay phép rửa hay hiệp thông các mầu nhiệm ? Chắc chắn không. " Đời sống thiêng liêng, trước tiên, ngài nhìn như là sự hiện diện của Chúa Thánh Thần trong linh hồn của Đấng là Thiên Chúa qua dưỡng tử. Với ngài, phép rửa không đủ cho một hành trình thánh thiện và phép rửa của Thánh Thần, liên kết với sự nhạy cảm thiêng liêng, là cần thiết. Ngài nhấn mạnh nhiều đến ý thức của tình trạng hiện diện của Thánh Thần trong hoàn cảnh thần hóa này. Ngài không tin rằng sự hiện diện này có thể che giấu mãi. Ngài bảo vệ luận đề này, chống lại những người đối lập vì ngài hiểu tận căn về nó. Trong một thế giới rất truyền thống, ngài không do dự khẳng định. Tự nhiên, sự hiện diện của Thánh Thần phải được phân định, tách khỏi những tình cảm thuần túy con người. Một trong những tiêu chí cho phép nhận ra sự hiện diện này là : dẫn đến apatheia, tình cảm bình an rất đặc biệt chỉ Thánh Thần ban cho. Người ta nhận ra rằng không phải chính mình yêu mến người khác thực sự, nhưng chính Đức Ki-tô hiện diện trong chúng ta mặc cho chúng ta những tình cảm của Ngài. Vì vậy, đời sống thiêng liêng cốt ở bắt chước Đức Ki-tô và đón nhận Ngài, đặc biệt trong những trạng thái khiêm tốn. Cuối cùng, hơn cả truyền thống, Syméon nhấn mạnh vai trò trung tâm của Thánh Thể trên con đường thiêng liêng. Thánh nhân nhấn mạnh vai trò của con người trong đời sống thiêng liêng. Nhìn chung, ngài luôn là tác giả lý tưởng và là nhân chứng lớn của một đời sống thiêng liêng sâu xa và đích thực.
 
Nicolas Cabasilas (+ sau 1388) cũng là một tác giả lừng danh. Ngài không chỉ xuất bản tác phẩm lớn Giải thích phụng vụ thánh, nhưng còn một tác phẩm được đọc nhiều sau đó : Đời sống trong Chúa Ki-tô, là  một tập thần học thiêng liêng trong đó vai trò các bí tích rất đề cao. Ngài đặc biệt nhấn mạnh nhiều đến Thánh Thể, thực hiện lý tưởng hiệp nhất trong Chúa Ki-tô ở trần gian. Đây cũng là những trang rất đẹp về sự so sánh giữa tình bạn với Đức Ki-tô và tình con người. Bạn của Đức Ki-tô, như ngài nói, chia sẻ những đau khổ, nhưng cũng chính là chia sẻ niềm vui. Người ta có ý định tổng hợp tất cả học thuyết của ngài xung quanh ý tưởng Thân xác mầu nhiệm của Đức Ki-tô, mượn của thánh Phao-lô. Đặc biệt, ngài nói về Đức Ki-tô như "Trái tim của Thân xác mầu nhiệm". Cách nào đó liên quan đến những truyền thống tu đức byzantin.
 
Như vậy, trước khi Constantinople sụp đổ, Chính thống giữ được truyền thống tu đức tích cực. Đông phương rơi vào tình trạng khó khăn sau một vài biến cố, trong đó có tương quan với thế giới Tây phương.
 
Minh Sáng chuyển ngữ
Nguồn: Bernard Peyrous, Histoire de la spiritualité chrétienne, Editions de l’Emmanuel 2010

[1] Một số tác giả của thời cuối Cổ đại đã tạo ra những nguồn không chối cãi cho đời sống thiêng liêng byzantin, đặc biệt là Evagre le Pontique (+399) được nhiều tác giả thường trích dẫn rõ ràng, le Pseudo-Denys hay le Pseudo-Macaire (thế kỷ 4 và 5).
***+***
xkta
lpv
gkpv
tvcv
***+***
ra khoi
lnth
LIÊN KẾT

 

 

 

11.jpg 8.jpg 9.jpg 10.jpg 13.jpg
PAGE FACEBOOK
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập298
  • Máy chủ tìm kiếm28
  • Khách viếng thăm270
  • Hôm nay62,413
  • Tháng hiện tại923,948
  • Tổng lượt truy cập69,983,822
Copyright © 2022 thuộc về Tòa Giám Mục Bùi Chu
   Phụ trách: Ban Truyền Thông Giáo Phận Bùi Chu
Địa chỉ: Xuân Ngọc - Xuân Trường - Nam Định

Email: bttbuichu@gmail.com

Chúng tôi trên mạng xã hội

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây