« Giáo họ Chính xứ » tại sao không ?

Thứ sáu - 16/09/2016 15:45  5433
Khi đọc lại một bài đăng trên trang mạng điện tử của Giáo phận, người viết thấy tác giả của bài đó sử dụng cụm từ rất quen thuộc đối với các tín hữu thuộc giáo phận Bùi Chu: «Họ Nhà xứ» để chỉ cộng đoàn nơi có ngôi Nhà thờ Giáo xứ tọa lạc. Cộng đoàn này hoàn toàn phân biệt với các cộng đoàn cũng thuộc về Giáo xứ, nhưng lại nằm ở những nơi khác gần đó mà chúng ta vẫn thường gọi là các giáo họ lẻ. Chẳng hạn Giáo xứ Liên Thủy gồm có « Họ Nhà xứ Liên Thủy và các giáo họ khác như giáo họ Trung Lễ và giáo họ Hạ Linh... Trường hợp nói ở đây là trường hợp của giáo xứ có thêm các giáo họ lẻ, vì có nhiều nơi hiện nay một giáo xứ không có bất kỳ giáo họ lẻ nào khác.
 
Tên gọi các cộng đoàn ở những cấp bậc khác nhau trong Giáo hội cũng có những quy ước chung. Ở cấp độ quốc gia, chúng ta gọi là Giáo hội kèm theo tên của nước đó như Giáo hội Việt Nam; cấp tiếp theo là Giáo phận như Giáo phận Bùi Chu; tiếp theo nữa là Giáo hạt như Giáo hạt Chính Tòa Bùi Chu; rồi đến giáo xứ như giáo xứ Liên Thủy; rồi nhỏ hơn nữa là giáo họ như giáo họ Hạ Linh.

 
 
Khi đề cập đến các cộng đoàn theo thứ tự lần lượt từ lớn xuống đến cấp nhỏ như vậy thì bất kể người tín hữu thuộc một quốc gia khác và ngôn ngữ khác trên thế giới đều nắm bắt được vì đó là quy ước chung. Thế nhưng lại có những trường hợp ngoại lệ chẳng hạn thay vì gọi là giáo xứ thì có một Giáo phận khác lại kêu bằng cách riêng của mình là «Họ đạo». Từ đó người viết lại chợt nghĩ đến cụm từ «Họ Nhà xứ» chỉ có ở Giáo phận Bùi Chu để chỉ cộng đoàn nằm trực tiếp tại nơi có ngôi nhà thờ giáo xứ tọa lạc. Thành thử khi nói về cụm từ này với những ai ngoài Giáo phận Bùi Chu thì có lẽ cần phải dành chút thời gian để giải thích cho rõ nghĩa.
 
Người viết cũng ngẫm nghĩ tại sao lại có cụm từ đó và cố gắng tìm cách lý giải sao cho hợp lý. Cuối cùng cũng tìm thấy cái lý trong cách sử dụng rất bình dân này: Khi nói về một giáo xứ thì thông thường phải có Cha xứ; và khi có Cha xứ đến coi sóc thì ắt phải có Nhà xứ để cho ngài cư trú. Và như vậy khi gọi cộng đoàn tín hữu sở tại nơi có ngôi nhà thờ giáo xứ và nhà xứ là «Họ Nhà xứ» để phân biệt với các giáo họ khác cũng thuộc về giáo xứ nhưng không phải là nơi cha xứ cư trú thì cũng có lý của nó. Tuy nhiên điều này sẽ khác đi nếu một Cha xứ coi thêm những giáo xứ khác thì một mình ngài sẽ không trực tiếp cư trú ở những giáo xứ được ấy được.
 
Như chúng ta biết ở cấp độ cao hơn là Giáo phận do Đức Giám mục coi sóc, ngài cũng có ngôi nhà thờ riêng và nơi cư trú của mình mà chúng ta vẫn thường gọi là Nhà thờ Chính tòa và Tòa Giám mục. Nhà thờ Chính tòa là nhà thờ Mẹ của tất cả các nhà thờ nằm trên địa bàn Giáo phận vì có Ngai của Đức Giám mục. Lẽ thường tình, Tòa Giám mục nơi ngài cư trú nằm sát bên nhà thờ Chính tòa, nhưng cũng có trường hợp ngoại lệ như nhà thờ Chính tòa Đức Bà Sài gòn nằm trên địa bàn Quận I, trong khi đó Tòa Tổng Giám mục lại nằm ở 180 Nguyễn Đình Chiểu, Quận III. Chúng ta cũng có thói quen gọi giáo xứ nơi có Nhà thờ Chính tòa và Tòa Giám mục tọa lạc bằng Giáo xứ Chính tòa.
 
Từ đó, người viết trộm nghĩ về tên gọi đối với cấp giáo xứ dành cho cộng đoàn nằm trên địa bàn nơi có nhà thờ giáo xứ và nhà xứ để xem có từ nào khác tương đương với «Họ Nhà xứ». Quả vậy, do nhà thờ giáo xứ có vai trò chủ chốt như là tâm điểm để quy tụ các cộng đoàn giáo họ khác bao bọc xung quanh mà thường được gọi là «Họ lẻ», và tên của cộng đoàn nơi có nhà thờ giáo xứ thường hay được sử dụng để đặt tên cho giáo xứ, cho nên cộng đoàn này phải chăng có được vị thế độc tôn của mình trong quá trình hình thành Giáo xứ. Do đó, nếu chúng ta đã có thói quen gọi giáo xứ Chính tòa thì sẽ không cho là quá đáng khi gọi «giáo họ Chính xứ» để chỉ cộng đoàn nơi có nhà thờ giáo xứ tọa lạc.
 
Ngôn ngữ vốn là phương tiện để biểu đạt trong đời sống cộng đồng nhân loại. Có những từ ngữ được sử dụng trước kia có thể trở nên cổ không phù hợp với thời nay. Lại có những từ mới phát sinh để theo kịp với những công nghệ được ứng dụng trong nhiều lãnh vực chỉ có ở thời hiện đại. Có những từ địa phương được hình thành trong những ngữ cảnh thực tiễn mà các nơi khác không có được nhưng sau đó mọi người thấy nét độc đáo của nó nên được sử dụng rộng rãi vượt ra khỏi ranh giới địa phương. Thế nhưng cũng có những từ địa phương không phù hợp khi sử dụng để giao tiếp với các cộng đoàn khác. Biết sử dụng từ ngữ một cách hợp tình hợp lý, nội dung thông điệp mình muốn truyền đạt sẽ có sức thuyết phục rất cao và chắc chắn sẽ được mọi người đón nhận một cách dễ dàng. 
 
Tăng Kỳ Mục
***+***
xkta
lpv
gkpv
tvcv
***+***
ra khoi
lnth
LIÊN KẾT

 

 

 

11.jpg 8.jpg 9.jpg 10.jpg 13.jpg
PAGE FACEBOOK
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập203
  • Máy chủ tìm kiếm44
  • Khách viếng thăm159
  • Hôm nay31,837
  • Tháng hiện tại859,614
  • Tổng lượt truy cập69,919,488
Copyright © 2022 thuộc về Tòa Giám Mục Bùi Chu
   Phụ trách: Ban Truyền Thông Giáo Phận Bùi Chu
Địa chỉ: Xuân Ngọc - Xuân Trường - Nam Định

Email: bttbuichu@gmail.com

Chúng tôi trên mạng xã hội

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây