Thủy Nhai

GIÁO XỨ THỦY NHAI
 
 
1.     VỊ TRÍ ĐỊA LÝ

Giáo xứ Thủy Nhai thuộc làng Thủy Nhai, xã Xuân Thủy, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định.
 
2.     LỊCH SỬ HÌNH THÀNH

Theo truyền ngôn, vào khoảng thế kỷ XIV, có bốn gia đình thuộc vùng Tam Đảo-Vĩnh Phúc đi theo con sông Hồng về vùng đất Thủy Nhai lập ấp. Về sau, cũng có thêm những người thuộc các vùng khác nhau đến đây định cư và phát triển Thủy Nhai phồn thịnh như ngày nay.
Theo sử liệu, Tin mừng đã đến Thủy Nhai vào khoảng năm 1645 bởi các cha dòng Tên. Năm 1650, nhờ sự giúp đỡ của quý cha cùng giáo dân trong vùng, người Thủy Nhai đã dựng được nhà thờ và giáo họ Thủy Nhai cũng chính thức được thành lập từ đó.
Dưới sự coi sóc của cha Đaminh Nguyễn Xuân Nghi (1917-1927), giáo họ Thủy Nhai được nâng lên thành giáo xứ với bốn họ lẻ: Thủy Nhai Trung, Tam Vương, Hoành Quán và Xuân Hy. Đến nay, do ảnh hưởng của bối cảnh lịch sử và kinh tế, hai giáo họ Hoành Quan và Xuân Hy không còn nữa.
Người Thủy Nhai không chỉ định cư tại vùng đất này, mà còn đi tới các vùng đất mới được bồi đắp. Thật vậy, vào khoảng thế kỷ XV, dòng họ Đinh tại Thủy Nhai đã di cư xuống Trà Lũ sinh sống hình thành nên giáo xứ Phú Nhai ngày nay. Những năm 30 của thế kỷ trước, một số người Thủy Nhai cũng di cư xuống vùng Giao Thủy lập ấp để sinh sống và hình thành nên giáo xứ Thanh Thủy ngày nay.
Sau biến cố năm 1954, một nửa số người Thủy Nhai đã di cư vào nam sinh sống. Họ sống tập trung tại nhiều vùng khác nhau như giáo xứ Tân Mai (Biên Hòa)-Xuân Lộc, giáo xứ Bùi Môn-Sài Gòn và nhiều giáo xứ khác như Bùi Phát, Tân Việt, Xóm Mới, Thị Nghè,… Nhìn chung, người Thủy Nhai tới đâu cũng mang nhiều nét tươi mới cho vùng đất họ định cư bằng một tinh thần sống đạo sốt sáng.
Thống kê giáo dân qua các thời kỳ: Năm 1916, giáo xứ Thủy Nhai có 1467 tín hữu, năm 1951 có 1487 giáo dân, năm 1999 có 2324 tín hữu, năm 2014 có 2282 tín hữu.
Ngay từ khi được nâng lên hàng giáo xứ, Thủy Nhai đã tôn nhận Thánh Gia Thất làm quan thầy của giáo xứ. Điều này cũng thể hiện ngay trong cách bài trí trong nhà thờ và qua các công trình kiến trúc như ở cuối thánh đường.

3.     QUÝ CHA PHỤC VỤ GIÁO XỨ

Cha Đaminh Bằng, cha Đaminh Nguyễn Xuân Nghi (1917-1927), cha Đaminh Trần Y Đốc (1927-1937), cha Giuse Đỗ Trọng Kim, cha Đaminh Phạm Đức Huấn (1945), cha Ngọc, cha Giuse Phạm Ngọc Toản (1948-1951), cha Đaminh Đinh Xuân Hải (1952-1954), cha Micae Lương Huy Hân, cha Ngô Mạnh Hào, cha Đaminh Vũ Ngọc Thụ, Đức cha Giuse Phạm Năng Tĩnh, cha Giuse Phạm Ngọc Oanh, cha Phêrô Vũ Ngô Quí, cha Gioan Đinh Như Lạng, cha Toma Phạm Văn Phương, cha Giuse Phạm Xuân Thi, cha Vinhsơn Nguyễn Tốt Nghiệp (1999-2002), cha Giuse Phạm Quang Vinh, cha Micae Trần Minh Tiến (2002-2006), cha Vinhsơn Lại Văn Quynh (2006-2007), cha Đaminh Mai Văn Đảm (2007-2009), cha Phêrô Đinh Trung Hiếu, (2009-2014), cha Giuse Trần Quốc Tuyến (quản nhiệm 2014-2015), cha Vinhsơn Nguyễn Bản Mạnh (2015 đến nay).

Các linh mục quê hương: cha Đaminh Hảo, cha Giuse Trịnh Ngọc Tuyển, cha Giuse Phạm Đình Khuông, cha Micae Phạm Đức Trọng, cha Giuse Phạm Công Lý, cha Giuse Nguyễn Võ Trang, cha Giuse Nguyễn Huy Chương, cha Phêrô Trịnh Đình Trang, cha Gioan Đoàn Phú Xuân, cha Giuse Phạm Minh Vân, cha Giuse Hoàng Kim Đại, cha Giuse Nguyễn Tri Chúc, cha Giuse Phạm Văn Hòa, cha Giuse Phạm Xuân Thủy, cha Giuse Tạ Văn Đức, cha Anphongso Nguyễn Xuân Thái, cha Đaminh Phạm Gia Tĩnh, cha Giuse Phạm Đình Ái, cha Giuse Phạm Quang Ân, cha Giuse Hoàng Văn Hòa, cha Giuse Nguyễn Huy Mẫn, cha Micae Phạm Hiếu Nghĩa, cha Robetto Phạm Văn Bình. Bên cạnh đó, giáo xứ Thủy Nhai còn có đóng góp nhiều nam nữ tu sỹ cho Giáo hội.
 
4.     CƠ CẤU GIÁO XỨ & CÁC CÔNG TRÌNH TIÊU BIỂU

Hội đồng mục vụ giáo xứ: Ban hành giáo giáo xứ, giáo họ & Các hội đoàn: Hội viên chức, Huynh đoàn giáo dân Đaminh, Gia trưởng, Giới trẻ, Con Đức Mẹ, Tiến đức, Thiếu nhi Thánh Thể, Hoa viên, Hội kèn, Hội trống, Hội trắc, Hội nhạc, Hội hoa,…

Các công trình tiêu biểu:
Nhà thờ: Theo kỷ yếu của giáo phận, nhà thờ đầu tiên của giáo họ Thủy Nhai được xây dựng năm 1650, đến nay không còn nữa. Năm 1913, giáo xứ Thủy Nhai xây dựng ngôi nhà thờ bằng gỗ có kích cỡ 35m x 12m x 9m theo kiến trúc Á Đông. Về sau, giáo xứ đã khởi công xây dựng một ngôi thánh đường khác bằng đá theo kiến trúc Gothic thay ngôi thánh đường cũ, kích thước: 54m x 20m x 17m và tồn tại cho đến ngày nay. Ngày 29/12/2002, ngôi thánh đường và bàn thờ đã cung hiến do Đức cha Giuse Hoàng Văn Tiệm.
Ngoài công trình nhà thờ, giáo xứ còn có Nhà xứ, Nhà giáo lý và các kiến trúc tượng đài quanh khu vực khuôn viên nhà thờ.
***+***
xkta
lpv
gkpv
tvcv
***+***
ra khoi
lnth
LIÊN KẾT

 

 

 

11.jpg 8.jpg 9.jpg 10.jpg 13.jpg
PAGE FACEBOOK
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập368
  • Máy chủ tìm kiếm55
  • Khách viếng thăm313
  • Hôm nay37,999
  • Tháng hiện tại899,534
  • Tổng lượt truy cập69,959,408
Copyright © 2022 thuộc về Tòa Giám Mục Bùi Chu
   Phụ trách: Ban Truyền Thông Giáo Phận Bùi Chu
Địa chỉ: Xuân Ngọc - Xuân Trường - Nam Định

Email: bttbuichu@gmail.com

Chúng tôi trên mạng xã hội

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây