Liễu Đề

GIÁO XỨ ĐỀN THÁNH LIỄU ĐỀ
 
1.     VỊ TRÍ ĐỊA LÝ
     Giáo xứ Đền thánh Liễu Đề nằm trên địa bàn thị trấn Liễu Đề, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định. Liễu Đề trước đây còn gọi là Kẻ Đề, vùng đất có dân định cư từ thế kỷ XV.
 
2.     LỊCH SỬ HÌNH THÀNH
     Giáo hữu đón nhận Tin mừng từ thời các cha Dòng Tên, nhưng kết quả chưa đáng kể. Khi các cha Dòng Đaminh đặt chân đến Cát Vàng (Cát Điền, giáo họ Cát Điền), cách xứ Liễu Đề khoảng 3 km để giảng đạo, từ đó hạt giống Tin mừng trổ sinh trên đất Liễu Đề và không ngừng phát triển mạnh mẽ.

     Năm 1691, cha chính Gioan de Santa Cruz Thập bổ nhiệm cha Antôniô Bênađô về coi sóc giáo xứ, cũng thời kỳ này làng Kẻ Đề được đổi tên thành Liễu Đề. Trước năm 1820, cha thánh Tôma Đinh Viết Dụ về coi sóc, và trở thành giáo xứ từ cuối thế kỷ XVII.

     Liễu Đề là nguyên quán và nơi phục vụ của nhiều vị tử đạo. Trong số đó có Cha thánh Tôma Đinh Viết Dụ đã gắn bó với giáo xứ cho tới ngày tử đạo (Hiển Thánh, 19/6/1988). Tiếp đến Cha Vĩnh và Cha Hinh tử đạo thời Minh Mệnh. Thời vua Tự Đức cấm đạo có Cha Đường, cha Phú con cụ Khảm Khiêm chịu tử đạo ngày 25/5/1856, và người anh của Cha Phú là Giuse Thi tử đạo ngày 6/6/1862. Ngoài ra trong giáo xứ còn nhiều vị tử đạo, hồ sơ án tích đang được giáo phận và Thánh Bộ hoàn tất.

     Năm 1906, ngôi nhà thờ kính Đức Mẹ Mân Côi, được xây dựng, dài 50m, rộng 20m, cao 11m, được làm bằng gỗ lim chạm trổ hoa văn. Trong chiến tranh, ngôi nhà thờ bị đánh bom nên thiệt hại nặng, tòa vàng bị hư hỏng nhưng đã được tu sửa ngay sau đó.

     Năm 1934, cha Vinhsơn Roãn xây thêm nhà thờ làm bằng gỗ, dài 30m, rộng 10m, cao 4m để ghi nhớ công ơn Cha thánh Tôma Đinh Viết Dụ; năm 1967 đã bị bom đánh sập.

     Năm 2000, đại trùng tu ngôi thánh đường để chuẩn bị mừng đại năm thánh kỷ niệm 100 xây dựng ngôi nhà thờ và 275 năm đón nhận Tin mừng.

     Ngày 02/04/2003, Đức cố Giám mục Giuse Hoàng Văn Tiệm đã cung hiến ngôi nhà thờ, kể từ đây giáo xứ có được ngày kỷ niệm lễ cung hiến hàng năm.

     Kể từ khi thành lập, giáo xứ Liễu Đề được tăng trưởng và phát triển không ngừng về đời sống đức tin. Các giáo họ trong giáo xứ không ngừng gia tăng, tính đến năm 1916, giáo xứ Liễu Đề có 27 họ:

     Kể từ năm 1951 đến nay, giáo xứ Liễu Đề gồm 14 họ: Họ nhà xứ, Liêu Hải, Nhân Hậu, Nhân Thụ, Thượng Kỳ, Cống Bình, Phúc Thọ, An Thọ, Cát Điền, Thụ Ích và Đông Thượng.

Họ An Thọ: thành lập năm 1918, nhận thánh Giuse làm quan thầy. Nhà thờ được xây dựng năm 1918: dài 22m, rộng 16m, cao 6m.
Họ Nhân Thọ: thành lập năm 1884, nhận thánh Vinh Sơn làm quan thầy. Nhà thờ được xây dựng năm 1896: dài 28m, rộng 14m, cao 7m.
Họ Cống Bình: thành lập năm 1880, nhận thánh Gioan Baotixita làm quan thầy. Nhà thờ được xây dựng năm 1910: dài 26m, rộng 12m, cao 6m.
Họ Phúc Thọ: nhận thánh Tôma làm quan thầy. Nhà thờ được xây dựng năm 1908: dài 24m, rộng 11m, cao 6m.
Họ Nhân Hậu: thành lập năm 1829, nhận Đức Mẹ Lên Trời làm quan thầy. Nhà thờ được xây dựng năm 1908: dài 28m, rộng 11m, cao 7m.
Họ Thượng Kỳ: thành lập năm 1906, nhận thánh Đức Mẹ Vô Nhiễm làm quan thầy. Nhà thờ được xây dựng năm 1930: dài 30m, rộng 12m, cao 10m.
Họ Liêu Hải: thành lập năm 1806, nhận thánh Gioakim làm quan thầy. Nhà thờ được xây dựng năm 1900: dài 28m, rộng 12m, cao 8m.
Họ Cát Điền: thành lập năm 1910, nhận thánh Phanxicô làm quan thầy. Nhà thờ được xây dựng năm 1911: dài 19m, rộng 7m, cao 6m.
Họ Cống Đá: thành lập trước năm 1951.
Họ Giáp Giáo: thành lập năm 1921, nhận thánh Antôn làm quan thầy. Nhà thờ được xây dựng năm 1931: dài 25m, rộng 10m, cao 6m.
Họ Đông Thượng: thành lập năm 1932, nhận thánh Phaolô làm quan thầy. Nhà thờ được xây dựng năm 1932: dài 18m, rộng 6m, cao 5m.
Họ Nam Phúc: thành lập năm 1928, nhận Thánh Gia làm quan thầy. Nhà thờ được xây dựng năm 1938: dài17m, rộng 6m, cao 5m.
Họ Đại Tám: nhận Đức Mẹ Sầu Bi làm quan thầy. Nhà thờ khởi công xây dựng ngày 10/12/2012.

 
Họ Đại TámHọ Giáp Giáo
Họ Liêu HảiHọ Nam PhucHọ Nhân Hậu
Họ Nhân ThọHọ Phúc ThọHọ Thượng Kỳ
Họ Cát ĐiềnHọ Cống Bình
Họ Cống ĐáHọ Đông Thượng
 
     Giáo xứ Liễu Đề nhận sắc phong Đền thánh Lòng Chúa Thương Xót ngày 20/4/2010. Lễ kính Lòng Chúa thương xót được kính vào CN IIPS.

     Số giáo hữu ban đầu năm 1916 là 8.379 người, năm 1951 có 3.559 giáo dân, và tính đến năm 2014 có 4.094 giáo dân.
 
3.     QUÝ CHA PHỤC VỤ GIÁO XỨ
Cha Antôniô Bênađô coi sóc đầu tiên, rồi đến các vị thừa sai dòng Đaminh như: Cha Tôma Đinh Viết Dụ, cha Vĩnh, cha Hinh, cha Đường. Sau năm 1865 là: Cha Viên, cha Khoan, cha Kiên, cha Đoán, cha Khanh, cha Minh, cha Quản, cha Dụ, cha  Độ, cha Doãn, cha Điển, cha Dục, cha Roãn, cha Tư, cha Kim, cha Bân, cha Giuse Tuyển (1916), cha Đaminh Đốc (1916), cha Duyệt (1916), cha Đaminh Thừa (1937), cha Giuse Nhượng (1937-1946), cha Giuse Tôn (1940), cha Đaminh Vinh (1943), cha Phêrô Tín (1943), cha Vinh sơn Bỉnh (1943-1946), cha Đaminh Trần Quang Lịch (1948), cha Phêrô Đinh Tiến Khoa (1951), cha Toản, cha Hiển, cha Đaminh Đỗ An Lộc, cha Đaminh Trần Ngọc Đỉnh(1966 – 2001), cha Gioan.B Vũ Tiến Khang (2002-2005), cha Giuse Lê Thành Tâm (2006-2009), cha Đaminh Phạm Ngọc Tiên (2009-2012), cha Phó Vinhsơn Nguyễn Văn Tứ (2009-2011), cha Phó Giuse Lại Văn Phú (2011-2012), cha Gioan Kim Ngô Minh Mạnh (2012-2013). Cha Đaminh Mai Văn Đảm, 2013 đến nay.
        Quý cha bản hương: Cha Đại, cha Tuyên, cha Phong ở Mỹ, cha Khởi ở Nhật. Các Cha phục vụ tại các giáo phận Miền Nam: Cha Thắng, cha Thúy, cha Phán, cha Minh, cha Liên, cha Phong, cha Qúy, cha Điệp, cha Luật, cha Thinh, cha Quế, cha Từ, cha Sự, cha Phaolô Vũ Văn Yên, cha Đaminh Lương Nguyễn Công, cha Vinhsơn-Phaolô Nguyễn Văn Thuấn, cha Đaminh Đinh Quang Vinh, cha Phêrô Ngô Bá Công, cha Đaminh Ngô Quang Tuấn, cha Vinhsơn Nguyễn Hồng Thanh, cha Ngô Quang Định, cha Phêrô Nguyễn Việt Nam, cha Ngô Mạnh Cường. Quý cha phục vụ tại giáo phận Bùi Chu: Cha Giuse Nguyễn Văn Thưởng, cha Giuse Phạm Văn Tứ, cha Đaminh Nguyễn Văn Thiện.
 
4.     CƠ CẤU GIÁO XỨ & CÁC CÔNG TRÌNH TIÊU BIỂU
     Hội đồng mục vụ giáo xứ: Ban thường vụ giáo xứ, giáo họ & Các ban ngành đoàn hội: Hội kèn, Hội trống, Ca đoàn, Lễ sinh, Hiền mẫu, Con Đức Mẹ (Trinh Vương), Hội Bảy sự, Viên chức, Huynh đoàn Thánh Thể, Huynh đoàn giáo dân Đaminh, Đức Mẹ Vô Nhiễm, Lòng Chúa Thương Xót, Đức Mẹ Truyền Tin, Bà thánh Lê Thị Thành, Bà thánh Tê-rê-sa, Thánh Tâm, Nghĩa binh, Hội khấn, Giới trẻ, Áo hồng , Con Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời, Tiến đức.

     Tu xá Đaminh Bùi Chu: chuyên lo cứu tế cho người nghèo khổ, không nơi nương tựa, giúp người ốm đau.

     Các công trình tiêu biểu: Trung tâm mục vụ: do cha già Bỉnh đốc công xây dựng năm 1943, diện tích 320m2. Một dãy nhà phụ xây dựng năm 1995, rộng 150m2. Một văn phòng làm việc của Hội đồng mục vụ và Cộng đoàn Lòng Chúa Thương Xót xây dựng năm 2014.

     Nhà giáo lý: 2 tầng với 10 phòng học
     Cơ sở từ thiện bác ái: Nhà quàn thai nhi xây dựng năm 2014
     Các tượng đài cuối nhà thờ: Đài Thánh Giuse, Đài Cha thánh Tôma Đinh Viết Dụ, Đài Đức Mẹ La Vang, Đài Thánh Đaminh.
***+***
xkta
lpv
gkpv
tvcv
***+***
ra khoi
lnth
LIÊN KẾT

 

 

 

11.jpg 8.jpg 9.jpg 10.jpg 13.jpg
PAGE FACEBOOK
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập389
  • Máy chủ tìm kiếm33
  • Khách viếng thăm356
  • Hôm nay57,949
  • Tháng hiện tại1,079,949
  • Tổng lượt truy cập71,107,706
Copyright © 2022 thuộc về Tòa Giám Mục Bùi Chu
   Phụ trách: Ban Truyền Thông Giáo Phận Bùi Chu
Địa chỉ: Xuân Ngọc - Xuân Trường - Nam Định

Email: bttbuichu@gmail.com

Chúng tôi trên mạng xã hội

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây