Giáo xứ Kiên Lao nằm trên địa bàn của 4 xã: Xuân Tiến, Xuân Kiên, Xuân Hòa và Xuân Hùng; thuộc huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định.
2. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH
Giáo xứ Kiên Lao được thành lập ngay từ thế kỷ XVI-thời gian đầu tiên Tin Mừng đến Đất Việt. Qua Công đồng Phố Hiến diễn ra vào ngày 23/12/1673, Giáo phận Đàng Ngoài được chia làm 5 xứ đạo, Kiên Lao là 1/5 xứ đạo đầu tiên đó và có khoảng 5283 tín hữu.
Năm 1670, Đức cha Lambert de la Motte chọn Kiên Lao là trung tâm điểm truyền giáo. Từ đây, ngài lập Dòng Mến Thánh Giá đầu tiên. Cũng năm đó, Đức cha Lambert đã truyền chức linh mục cho cha Simon Kiên (Kiên Lao), là một trong những linh mục đầu tiên người bản địa Việt Nam.
Trong thời kỳ khó khăn của Giáo hội Việt Nam, Kiên Lao cũng là nơi cư trú, lánh nạn của nhiều vị thừa sai.
Năm 1997, nhà thờ Kiên Lao được Đức cha Giuse Maria Vũ Duy Nhất xức dầu và nâng lên bậc Đền thánh dâng kính Thánh Gia Thất. Trước đó, giáo xứ Kiên Lao nhận Đức Mẹ Mân Côi làm Quan thầy.
Hiện nay, Giáo xứ Kiên Lao có 9215 nhân danh, là giáo xứ lớn nhất và đông nhất giáo phận (2014), gồm có 12 giáo họ.
Đầu tháng 7/2015, Đức cha Tôma đã chính thức nâng Thánh Danh thành giáo xứ Thánh Danh, với 2700 giáo dân. Bổn mạng: Chúa Giêsu Hài Đồng. Cha Phaolô Đinh Quang Tiến, coi sóc giáo xứ từ 2014 đến nay.
- Giáo họ Gioan: có 1727 nhân danh. BM: Gioan Tẩy giả (24/06)
- Giáo họ Đức Bà có 1082 nhân danh. BM: Đức Mẹ Lên Trời
- Giáo họ Đức thánh Micae có 937 nhân danh. BM: Đức Thánh Micae
- Giáo họ Vinh sơn có 643 nhân danh. BM: Thánh Vinhsơn
- Giáo họ Phêrô Thủy Cơ có 138 nhân danh. BM: Thánh Phêrô
- Giáo họ Bà Thánh có 128 nhân danh. BM: Thánh Madalena
- Giáo họ Phaolô có 407 nhân danh. BM: Thánh Phaolô (29/06)
- Giáo họ Phêrô Thổ có 884 nhân danh. BM: Thánh Phêrô (29/06)
- Giáo họ Đaminh có 2400 nhân danh. BM: Thánh Đaminh (08/08)
- Giáo họ Gioakim (Trại Ngàn) có 293 nhân danh. BM: Thánh Gioakim
- Giáo họ Antôn có 120 nhân danh. BM: Thánh Antôn
- Giáo họ Bích Câu có 93 nhân danh. BM: Thánh Phanxicô.
Các vị anh hùng Tử đạo của giáo xứ:
Phêrô Nho, Phêrô Hồng, Phêrô Nghĩa, Phêrô Khải, Gioan Nghĩa, Đaminh Quán, Gioan Bản, Đaminh Điêng, Đaminh Hãn, Đaminh Tuy, Gioan Công, Gioan Đoan, Đaminh Vinh, Inaxu Cương, Phêrô Đạt, Phêrô Nghĩa.
Các Hội Dòng: Giáo xứ có sự hiện diện của Hội Dòng Mân Côi & Hội Dòng Mến Thánh Giáo Kiên Lao.
3. QUÝ CHA PHỤC VỤ GIÁO XỨ
Cha chính Thập (sau là Giám mục), cha Khâm (Maluel Obetles), cha Quyền, cha Khuông, cha Khoan, cha Giản, cha Luật, cha Oánh, cha Sự, cha Duệ, cha Oanh, cha Cẩm, cha Trương, cha Trạch, cha Tuấn, cha Uẩn, cha Việt, cha Thiện, cha Hiến, cha Liên, cha Trân, cha Hội, cha Vinh, cha Điện, cha Đoàn, cha Thừa, cha Lý, cha Thanh, cha Điềm.
Sau biến cố 1954, giáo xứ có một thời gian không có các linh mục coi sóc. Kế đến là Đức cha Giuse Phạm Năng Tĩnh, cha Giuse Phạm Ngọc Oanh, cha Phê rô Vũ Ngô Quý, cha Gioan Đinh Như Lạng, cha Tôma Phạm Tri Phương, cha Vinhsơn Nguyễn Tốt Nghiệp, cha Đang, cha G.B. Vinh.
Cha Giuse Vũ Thế Nghinh (2009-nay) và quý cha phó: cha Giuse Vũ Ngọc Tứ, cha Vinhsơn Vũ Thanh Tùng, cha Đaminh Trần Văn Hành, cha Micae Phạm Văn Năng, cha Giuse Nguyễn Văn Đình.
4. CƠ CẤU GIÁO XỨ & CÁC CÔNG TRÌNH TIÊU BIỂU
Hội đồng mục vụ giáo xứ: Ban thường vụ & Các đoàn hội: Hội lễ Misa, Têrêsa, Hội Áo Đức Mẹ Camelo, Huynh đoàn giáo dân Đaminh, Thánh Tâm, Con Đức Mẹ, Gia trưởng, Nghĩa binh Thánh Thể, Kèn đồng, Ca đoàn, Gia trưởng, Hội trắc, Hội trống, Ơn gọi, Giới trẻ.
Các công trình tiêu biểu:
Nhà thờ: Từ 1880-1889, giáo xứ đã xây dựng ngôi thánh đường gỗ dài 52m, rộng 18m, cao 14m. Năm 1994-1998, giáo xứ xây dựng một ngôi thánh đường mới nguy nga và đồ sộ như ngày hôm nay.
Ngoài ra còn có: Nhà trung tâm mục vụ, Nhà giáo lý, Lễ đài, Đàng Thánh Giá.