GIÁO PHẬN BÙI CHU

https://gpbuichu.org


Canh chừng thói "biết hết"

Bài Tin mừng thuật lại cảnh Đức Giêsu giảng dạy tại đền thờ Giêrusalem. Có rất nhiều lập trường khác nhau về Đức Giêsu. Hơn nữa, vì Ngài mà họ trở nên chia rẽ lẫn nhau.
71pzvr1ejll ac sl1000

71pzvr1ejll ac sl1000

Thứ Bảy tuần IV Mùa Chay
Ga 7,40-53

71pzvr1ejll ac sl1000“Đấng Kitô mà lại xuất thân từ Galilê sao?” (Ga 7,41)

Bài Tin mừng thuật lại cảnh Đức Giêsu giảng dạy tại đền thờ Giêrusalem. Có rất nhiều lập trường khác nhau về Đức Giêsu. Hơn nữa, vì Ngài mà họ trở nên chia rẽ lẫn nhau. Thật vậy, trước hết, trong số những kẻ trực tiếp nghe Đức Giêsu giảng dạy thì có kẻ bảo Ngài là vị ngôn sứ. Kẻ khác thì bảo Ngài là Đấng Kitô. Kẻ khác nữa lại cho rằng Ngài xuất thân từ Galillê chứ không phải từ Bêlem nên Ngài không thể là Đấng Kitô được. Lại có một số kẻ muốn bắt Ngài nhưng chẳng có ai dám tra tay bắt. Tiếp đến, có những kẻ có mặt ở đó không do tự ý mà do được sai phái là các vệ binh. Họ được sai đến để theo dõi, để bắt Đức Giêsu nhưng họ lại không bắt mà trở về tay không bởi vì họ thấy xưa nay chưa từng có ai nói năng như Ngài. Sau cùng, có những kẻ không có mặt ở đền thờ Giêrusalem khi Ngài giảng dạy nhưng lại tỏ ra biết hết, biết rõ về Đức Giêsu là ai, nguồn gốc Ngài như thế nào. Đó là các thượng tế và các Pharisêu. Họ trách dân chúng, họ trách các vệ binh là những kẻ mê muội, dốt nát. Họ trách cả Nicôđêmô nữa, một người Pharisêu uy thế trong nhóm họ, cũng bị coi là kẻ mê muội.

Như vậy, trong ba nhóm người trên, nhóm đầu tiên, nhóm dân chúng, nhóm những kẻ bị coi là những kẻ kém cỏi nhất, thấp kém nhất, bị coi thường nhất lại nhưng thật ra lại là nhóm người có sự hiểu biết đúng đắn và chính xác về Đức Giêsu nhất. Họ có được sự hiểu biết đúng về Ngài hơn là do sự đơn sơ, trong sáng và nhất là do sự khiêm tốn của họ. Khiêm tốn nên họ đã đến gặp và trực tiếp lắng nghe Ngài giảng dạy, trực tiếp chứng kiến thái độ, cung cách và những hành động của Ngài. Họ nhận ra Ngài là vị ngôn sứ, là Đấng Kitô. Họ là những kẻ khôn ngoan.

Nhóm thứ hai là nhóm các vệ binh. Họ đến với Đức Giêsu không do tự ý nhưng do được sai phái. Họ là tay sai cho nhóm thượng tế và Pharisêu. Họ có nhiệm vụ phải theo dõi và rồi bắt Đức Giêsu, nhưng khi thấy Ngài, nghe Ngài giảng dạy, họ đã bị đánh động. Trái tim họ rung động và thám phục trước cái hay, cái đẹp. Họ là con người cởi mở, có một tâm hồn thẳng thắn và nhạy bén. Họ đã không để mình sa vào những hành động thô bạo. Họ đã can đảm trở về tay không và trả lời chất vấn của những kẻ sai phái mình: “Tại sao các anh không điệu ông ấy về đây” rằng: “Xưa nay không có ai nói năng như người ấy.” Như vậy, cho dẫu ban đầu họ bị sai phái, lèo lái bởi các thượng tế, nhưng dù sao kết quả là họ có dịp trực tiếp gặp gỡ, lắng nghe Đức Giêsu giảng dạy. Họ đã được Ngài thu hút và lương tri của họ đã được thức tỉnh. Họ không tra tay làm điều xấu. Họ đã có hành động chính trực.

Nhóm thứ ba là nhóm các thượng tế và Pharisêu. Đây là những kẻ vốn có sự hiểu biết, có thế lực, có uy tín. Họ tự hào, tự tin mình hơn người. Do đó, họ muốn điều khiển, muốn áp đặt ý muốn, sự hiểu biết của mình lên người khác. Họ coi thường, khinh khi những người khác. Họ phê phán, đả kích và triệt hạ những kẻ khác họ. Nhưng khi họ coi mình là trung tâm, là cái rốn của vũ trụ, không chịu ra khỏi mình, khỏi những kiêu căng của mình, họ lại trở nên chủ quan, thiển cận, hẹp hòi. Họ tưởng mình biết rõ, biết hết nhưng thật ra lại rất hời hợt, nông cạn, phiến diện. Họ coi khinh sự hiểu biết khá đúng đắn của dân chúng về Đức Giêsu. Họ trách móc thái độ khôn ngoan của các vệ binh đối với Đức Giêsu. Họ định kiến, dán nhãn bất cứ ai, kể cả đồng chí, đồng môn với họ là Nicôđêmô khi ông này nhắc nhở nguyên tắc đánh giá người và việc. Nhưng chính những thái độ khinh khi trên lại tố cáo sự chủ quan, nông cạn và sai lầm trong lối nghĩ, lối nhìn cũng như lối cư xử của họ. Đúng là khi không mở mắt, mở trí, mở lòng ra với Đức Giêsu, với những người xung quanh, ta như tự bịt mắt, trùm đầu, buộc lòng mình lại. Khi tự coi mình là biết hết thì lại là lúc cho thấy mình chẳng biết gì và như tự làm cho mình trở nên tối tăm mù quáng.

Như vậy, hãy coi chừng thói kiêu căng cho rằng mình đã biết rồi, đã biết hết. Thái độ “biết hết” ấy chỉ khiến mình kiêu căng, hay phê phán và lên án người khác mà thội. Trái lại, hãy khiêm tốn, cởi mở như các vệ binh, như dân chúng. Hãy mạnh dạn tìm đến với Đức Giêsu và để cho lời của Ngài soi sáng cho đầu óc ta được khai sáng, cho trái tim ta nhạy bén, thổn thức. Amen.    

Tác giả: Lm. Gioakim Nguyễn Hữu Văn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây