GIÁO PHẬN BÙI CHU

https://gpbuichu.org


Người Tôi Trung và Vị Thượng Tế Đau Khổ

Tiến gần đến cuối Năm phụng vụ, chúng ta cùng nhìn lại câu hỏi về tư cách của người môn đệ. Chúng ta hi vọng nhận được phần thưởng nào cho sự phục vụ trung thành của mình? Câu trả lời được tìm thấy nơi con người Đấng Mêsia. Hai hình ảnh được nêu ra cho chúng ta hôm nay: Người Tôi Trung Đau Khổ và Vị Thượng Tế Đau Khổ. Nếu chúng ta bước theo Chúa Giêsu thì chúng ta phải theo Ngài cho đến cùng.
Người Tôi Trung và Vị Thượng Tế Đau Khổ
CHÚA NHẬT XXIX THƯỜNG NIÊN NĂM B
Mc 10, 35-45

images 2Tiến gần đến cuối Năm phụng vụ, chúng ta cùng nhìn lại câu hỏi về tư cách của người môn đệ. Chúng ta hi vọng nhận được phần thưởng nào cho sự phục vụ trung thành của mình? Câu trả lời được tìm thấy nơi con người Đấng Mêsia. Hai hình ảnh được nêu ra cho chúng ta hôm nay: Người Tôi Trung Đau Khổ và Vị Thượng Tế Đau Khổ. Nếu chúng ta bước theo Chúa Giêsu thì chúng ta phải theo Ngài cho đến cùng.

Phần thưởng cho người môn đệ

Khi chúng ta bắt đầu hành trình theo Chúa Giêsu, sự trung thành với những lời hứa mà chúng ta đã cam kết khi chịu Phép Rửa là từ bỏ tội lỗi và sống dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, chúng ta thường làm thế với một con tim quảng đại. Chính tình yêu của Thiên Chúa thúc bách chúng ta làm như thế chứ không phải vì nghĩ đến phần thưởng sẽ nhận được. Tuy nhiên, sau một thời gian chúng ta phải mang gánh nặng của chọn lựa đó, chúng ta nhận ra được ý nghĩa đích thực trong sự cam kết của mình. Chúng ta bắt đầu tự hỏi tất cả những điều đó đáng giá gì. Chúng ta sẽ được hưởng lợi từ sự dấn thân của mình như thế nào? Chúng ta sẽ nhận được gì từ chọn lựa đó? Chúng ta biết rằng, chúng ta sẽ được Chúa ban phúc lành cách dồi dào, đó là chúng ta sẽ sống ở một trong những nơi mà Chúa Giêsu đã đi trước và chuẩn bị cho chúng ta. Đó có phải là sai lầm khi hy vọng nhiều hơn, đặc biệt nếu chúng ta thực hiện những hy sinh lớn lao trong hành trình đó.

Dường như hai môn đệ thân nhiết nhất của Chúa Giêsu cũng có cảm nghĩ tương tự. Hai ông là những người gần gũi nhất với Ngài. Họ đã được Ngài tách riêng ra khỏi những người khác và nhận được đặc ân chứng kiến cuộc hiển dung của Ngài (x. Mc 9,2-8). Chắc chắn họ không xin một đặc ân nào mà Thiên Chúa đã không ban cho họ.

Tôi tớ của mọi người

Ai được trao ban nhiều thì cũng bị đòi hỏi nhiều. Chúng ta càng gần với Chúa Giêsu, chúng ta càng được mong phản chiếu hình ảnh của Ngài. Giacôbê và Gioan đã xin được chỗ danh dự, chỗ dành cho những người thực thi quyền lực. Đức Giêsu đã không phủ nhận họ sẽ có được quyền lực như thế. Ngài bảo đảm rằng họ sẽ nhận được chỗ đã dành riêng cho họ. Tuy nhiên, Đức Giêsu mô tả chỗ đó thì khác với điều mà hai ông mong đợi. Những người vĩ đại trong Vương quốc của Thiên Chúa, những người thực thi quyền bính trên những người khác, phải là người phục vụ mọi người. Cha mẹ, thầy cô, nhà cầm quyền dân sự, những người quản lý, các mục tử, phải là những người phục vụ như Đức Giêsu là người phục vụ.

Người Tôi Trung – Thượng Tế Đau Khổ

Song song với việc xây dựng khuôn mẫu lãnh đạo như Đức Kitô, chúng ta cũng phải mang lấy gánh nặng như Ngài; chúng ta sẽ uống chén đắng và chịu phép rửa trong cái chết của Ngài. Khi chúng ta đến gần với Đấng đã dâng hiến mạng sống mình như của lễ đền tội, chúng ta cũng được mời gọi dâng hiến chính bản thân như của lễ hi sinh. Nói cách khác, khi chúng ta phải chiến đấu với những bất hạnh mà chúng ta gặp phải, những bất hạnh vì dấn bước theo Đức Kitô, chính Chúa Giêsu là nguồn cảm hứng và khuôn mẫu cho ta bước theo Ngài. Ngài đồng cảm với những yếu đuối và biết những đau khổ của ta. Vì lý do này, chúng ta có thể kín múc sức mạnh và hi vọng vào sự nhân lành của Ngài.

Tác giả: Nhóm dịch Ra Khơi, ĐCV. Bùi Chu chuyển ngữ

Nguồn tin: Dianne Bergant, “Preaching the New Lectionary”, Twenty-ninth Sunday in Ordinary Time, The Liturgical Press.

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây