GIÁO PHẬN BÙI CHU

https://gpbuichu.org


Làm sao để sống đẹp lòng Chúa?

Để làm sao sống đẹp lòng Chúa, chúng ta trở về với lời khuyên nhủ đầy xác tín của thánh Phaolo trong Bài đọc II (Cr 5,6-10) gửi tín hữu dân thành Corintô: ‘Anh em biết rằng bao lâu sống trong thân xác này, là chúng ta sống lưu lạc xa Chúa.’
Làm sao để sống đẹp lòng Chúa?
Chúa Nhật 11 TNB
 
2 2396 1380005960Để làm sao sống đẹp lòng Chúa, chúng ta trở về với lời khuyên nhủ đầy xác tín của thánh Phaolo trong Bài đọc II (Cr 5,6-10) gửi tín hữu dân thành Corintô: ‘Anh em biết rằng bao lâu sống trong thân xác này, là chúng ta sống lưu lạc xa Chúa.’

Ở đây chúng ta cần lưu ý hai cụm từ: sống lưu lạc và sống xa Chúa. Ai trong chúng ta đã hơn một lần trong đời có kinh nghiệm sống trong thân xác này là sống lưu lạc không? Có lẽ chúng ta đều không, nhất là quý ông quý anh thì rõ hơn. Lúc nào tôi cũng cảm thấy thoải mái khi tôi đang sống trong thân xác này bởi vì không sống trong thân xác này thì làm sao tôi có thể có cơ hội để theo dõi vòng loại W.cup 2022. Đội tuyển Việt Nam đang là ‘hiện tượng’ của thầy trò Park Hang-seo mấy năm nay, diễn ra hết sức hấp dẫn, lôi cuối và đầy kịch tính, mà trận VN&Malaisia tối qua là ví dụ? Không ở trong thân xác này thì làm sao tôi hiểu được cái hạnh phúc của dô dô 100%...? Tóm lại, không có thân xác, tất cả những gì chúng ta đang thụ hưởng hôm nay sẽ chỉ là một giấc mơ ảo tưởng.

Như thế cuộc sống trong thân xác này dường như không hề mang lại cho chúng ta cái cảm giác xa lạ, hay lưu lạc, mà trái lại chỉ là một cảm giác hết sức thân quen, gần gũi, thậm chí mỗi khi suy nghĩ đến ngày phải ra khỏi cái thân xác quen thuộc này, lòng chúng ta gợn lên nỗi khiếp sợ và lo lắng.

Và khi sống thân xác này, có ai có cảm giác sống ‘xa Chúa’ như kinh nghiệm của Thánh Phaolô không? Mỗi tuần, thậm chí mỗi ngày chúng ta tới nhà thờ tham dự thánh lễ, lần chuỗi, nguyện kinh…đâu có làm chúng ta cảm thấy xa Chúa là bao? Như thế, kinh nghiệm sống trong thân xác của mỗi người dường như là đi ngược lại với những gì thánh Phaolô nói.

Vậy khi dạy rằng: sống trong thân xác này là chúng ta lưu lạc xa Chúa, thánh Phaolô muốn dạy chúng ta điều gì?

Khi sống trong thân xác, chúng ta thường bị chi phối bởi thân xác. Có nhiều lúc, chúng ta không cưỡng nổi những xúi giục của thân xác. Kinh nghiệm về tội lỗi là một bằng chứng rõ rệt nhất cho thấy sự yếu đuối của chúng ta trước những mồi chài bất chính ấy.

Chúng ta nhớ lại xã hội Việt Nam trong mấy năm nay đang ghê tởm cực sốc với những bài báo như: Táo trung quốc cực đẹp nhưng cực độc; hay người ta phát hiện trong xúc xích của Trung quốc có giòi; rồi gà Trung quốc được công khai bày bán ở Hà Nội với giá rẻ mạt chỉ 30.000đ/kg…

 Chính vì thế, Thánh Phaolô sau khi quả quyết rằng: sống trong thân xác này là chúng ta lưu lạc xa Chúa và tâm trạng bất lực trước những đòi hỏi bất chính của xác thịt… Thánh Phaolô nói tiếp: “Chúng ta cũng bạo dạn và ao ước thà lìa xa thân xác để ở cùng Chúa.”

Vậy làm thế nào để sống đẹp lòng Chúa? Thánh Phaolô khuyên mọi người: “dù ở trong hay ra khỏi thân xác, chúng ta hãy cố gắng sống đẹp lòng Chúa.” Nhưng như thế nào là sống đẹp lòng Chúa? Tin mừng hôm nay (Mc 4,26-34) soi sáng cho ta một vài ý tưởng để sống đẹp lòng Chúa.

Nước Thiên Chúa được Chúa Giêsu ví như hạt giống gieo vào lòng đất, mặc cho người gieo ngủ hay thức, đêm hay ngày, hạt giống cứ đâm mầm và mọc lên, rồi đơm bông, kết hạt khi đến mùa. Dụ ngôn này gợi lên cho chúng ta hai suy nghĩ:

1. Những động từ: đâm mầm, mọc lên, đơm bông, kết hạt cho thấy một sức sống mãnh liệt luôn luân chuyển trong hạt giống đã thành cây đó đề rồi với thời gian, hạt giống hoàn tất sứ mạng của mình khi sản sinh ra một vụ mùa trĩu hạt.

2. Sức sống mãnh liệt của hạt giống và cây lúa đó lại diễn ra mặc cho người gieo giống ngủ hay thức, đêm hay ngày. Điều đó muốn nói rằng: sự phát triển tuy mạnh mẽ, mãnh liệt nhưng lại rất âm thầm, lặng lẽ dường như chẳng ai biết đến vì nó chỉ hướng tới một điều duy nhất là vụ mùa trĩu hạt.

Hai hình ảnh ấy chỉ ra cho mỗi chúng ta cách thức sống đẹp lòng Chúa: đó là một nỗ lực không mệt mỏi của mỗi chúng ta để làm cho những giá trị tốt đẹp của Tin mừng: ngay thẳng, trung thực, yêu thương, hy sinh, tha thứ… được đâm mầm, mọc lên, đơm bông và kết trái trong chính cuộc đời của mình, nhất là những nỗ lực ấy không nhằm đề cao cá nhân, phô trương công đức, nhưng duy chỉ nhằm tỏa sáng những giá trị Tin mừng trong môi trường sống của mỗi chúng ta. Amen!

Tác giả: Lm. Giuse Phạm Văn Quang

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây