GIÁO PHẬN BÙI CHU

https://gpbuichu.org


Đức Giêsu, trung gian của Giao Ước Mới

Giao ước cũ là giao ước Thiên Chúa đã thiết lập với Israel qua trung gian Môsê trên núi Sinai. Theo giao ước này, Thiên Chúa hứa sẽ thương yêu và săn sóc Israel nếu họ tuân giữ cẩn thận các giới răn của Ngài (x,Dnl 4:23). Vì Giao ước cũ này không đạt mục đích như mong muốn, nên Thiên Chúa đã quyết định lập giao ước mới:
Đức Giêsu, trung gian của Giao Ước Mới
Suy niệm Thứ Sáu Tuần II TN
Hr 8,6-13; Mc 3:13-19

maxresdefault 1Sứ điệp Lời Chúa Thứ Sáu tuần II TN mở ra cho chúng ta thấy tầm quan trọng của Chúa Giêsu. Người là trung gian của giao ước mới tốt đẹp hơn.

Giao ước cũ là giao ước Thiên Chúa đã thiết lập với Israel qua trung gian Môsê trên núi Sinai. Theo giao ước này, Thiên Chúa hứa sẽ thương yêu và săn sóc Israel nếu họ tuân giữ cẩn thận các giới răn của Ngài (x,Dnl 4:23). Vì Giao ước cũ này không đạt mục đích như mong muốn, nên Thiên Chúa đã quyết định lập giao ước mới: “Này sắp đến những ngày Ta hoàn thành một Giao Ước Mới với nhà Israel và nhà Judah. Giao ước đó sẽ không như giao ước Ta đã thiết lập với cha ông của chúng, trong ngày Ta cầm tay dẫn chúng ra khỏi Ai-cập. Bởi vì chúng đã không trung thành với giao ước của Ta, nên Ta cũng đã bỏ mặc chúng.” Trong giao ước mới, Đức Giêsu có vị trí quan trọng hơn cả vì Người là trung gian. Người là trung gian hoàn hảo vì Người vừa là Thiên Chúa vừa là con người. Không như giao ước cũ được ký kết bằng máu con chiên, Giao ước mới được ký kết bằng chính máu của Đức Giêsu Kitô. Chính Người đã tự nguyện dâng hiến thân mình làm của lễ. Vì vậy, giao ước mới có giá trị tuyệt đối vượt không gian và thời gian.

Qua giao ước mới, Lề Luật của Thiên Chúa được ghi khắc vào trong lòng con người. Họ giữ luật Thiên Chúa không vì bắt buộc, nhưng vì yêu thương Đấng dạy dỗ mình. Mọi người sẽ đều được biết Thiên Chúa và Ngài sẽ tha thứ tội lỗi cho mọi người. Tuy nhiên, để đạt được mục đích này, Đức Giêsu đã kêu gọi Nhóm Mười Hai (x, Mc 3,13). Chính nhóm người này sẽ tiếp tục sứ mạng rao giảng Tin Mừng của Chúa. Nhìn vào danh sách Nhóm Mười Hai, chúng ta thấy các ông đều là những con người bình thường, nhiều khác biệt, yếu đuối và tội lỗi: Mátthêu là người thu thuế, Judah Iscarioth là người sẽ nộp Chúa, Gioan và Giacôbê thì xin “ngồi bên tả và bên hữu” Chúa Giêsu trong vương quốc của Chúa, Phêrô chối Chúa 3 lần, và hầu hết các Tông đồ đều bỏ Chúa trong Cuộc Thương Khó... Điều này cho chúng ta thấy việc huấn luyện con người không dễ. Vậy mà, qua thời gian ngắn được ở lại với Chúa (x, Mc 3,14), các ông trở thành những chứng nhân nhiệt thành rao giảng Tin Mừng.

Như vậy, sứ điệp Lời Chúa hôm nay một lần nữa mời gọi chúng ta tin tưởng vào Chúa Giêsu, vì Ngài là trung gian của giao ước tuyệt vời, là vị thầy tuyệt vời. Nếu như năm xưa Ngài đã kêu gọi Nhóm Mười Hai làm tông đồ và trao cho họ nhiệm vụ rao giảng Tin Mừng; thi hôm nay, qua bí tích Rửa tội, mỗi Kitô hữu cũng được Chúa sai đi làm chứng cho Chúa và giới thiệu Chúa cho mọi người chúng ta gặp gỡ bằng đời sống yêu thương phục vụ.

Tác giả: Nhóm suy niệm BC

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây