GIÁO PHẬN BÙI CHU

https://gpbuichu.org


Thánh Padre Pio trước đại dịch Cúm Tây Ban Nha

Thánh Padre Pio đã cầu nguyện để xin sự chữa lành cho những người con thiêng liêng của ngài trong cơn dịch cúm Tây Ban Nha. Thế nhưng, nhiều lần ngài đã cầu nguyện để xin những phép lạ và sự chữa lành nhưng điều đó đã không đến. Ngài đã phản ứng thế nào trong những lúc này?
Thánh Padre Pio trước đại dịch Cúm Tây Ban Nha
thanh pio nam dauPadre Pio đã từng hy vọng một phép lạ, nhưng phép lạ đã không đến. Ngài đã có thái độ nào trong hoàn cảnh này?

Thánh Padre Pio đã cầu nguyện để xin sự chữa lành cho những người con thiêng liêng của ngài trong cơn dịch cúm Tây Ban Nha. Thế nhưng, nhiều lần ngài đã cầu nguyện để xin những phép lạ và sự chữa lành nhưng điều đó đã không đến. Ngài đã phản ứng thế nào trong những lúc này?

Dịch cúm đã ập đến với gia đình của Padre Pio ở Pietrelcina. Em gái và cháu của ngài bị chết vì trận dịch cúm Tây Ban Nha. Cháu của ngài, Pellegrino, chết lúc mới 4 tuổi vào ngày 22 tháng 9 năm 1918. Ba ngày sau, em của ngài, Felicita, cũng chết lúc 29 tuổi. Cả hai đều bị chết bởi “cơn sốt Tây Ban Nha đáng nguyền rủa này”.

Thêm vào đó là nỗi đau, ngài không thể cử hành lễ an táng cho họ. Trong một bức thư gửi cho cha mẹ, Padre Pio nói rằng ngài không thể tới Pietrelcina bởi vì ngài cảm thấy khủng khiếp và bất lực để thực hiện cuộc hành trình dài và gian khổ này. Thực tế, chỉ sáu ngày trước đó, ngài đã nhận được dấu thánh in trên mình ngài, ngày 17 tháng 9.

Sau sự ra đi của em gái, mẹ của ngài, bà Peppa, bị nhiễm vi-rút H1N1, có lẽ sau khi tiếp xúc với con gái của mình. Tháng 10  năm 1918, sức khỏe của bà trở nên xấu đi và người ta sợ rằng bà có thể sẽ chết. Padre Pio đã xin những người con thiêng liêng của ngài cầu nguyện cho bà. Lần này, lời cầu xin của họ đã được nhậm lời và sức khỏe của bà được tiến triển.

Mặt khác, trong thời gian đó, gia đình của Padre Pio tại Pietrelcina mất đi hai người thân nữa. Người đầu tiên là Alfredo, con trai của Pellegrina Forgione, chị thứ hai của Padre Pio. Alfredo đã chết vào ngày 12 tháng 10 năm 1918, khi được 14 tháng tuổi. Hai năm sau, Francesco Forgione, con trai của Michele, anh trai của Padre Pio, chết ngày 09 tháng 10 năm 1920, lúc chỉ mới tròn 9 tuổi.

Đón nhận Thánh ý Chúa

Thánh Padre Pio đã đáp lại thế nào trước tất cả những cái chết và sự đau khổ đó? Đây là một chủ đề lúc nào cũng phủ kín tâm hồn ngài, vì ngài đã chịu những nỗi đau không kể xiết nơi thể xác và tinh thần – kể cả những dấu thánh – trong phần lớn cuộc đời của ngài.

Ngài đã kết hợp những khổ đau với Thánh ý Thiên Chúa.

Điều quan trọng ở đây là phải hiểu rằng những đau khổ chúng ta phải chịu trong kiếp người không nằm trong kế hoạch ban đầu của Thiên Chúa. Như Sách GLHTCG số 418 đã nói, sự dữ xâm nhập vào thế gian là do chính tội lỗi.

Hậu quả của tội tổ tông là bản tính nhân loại bị suy yếu trong các sức lực tự nhiên của mình, u mê dốt nát, phải đau khổ, bị sự chết thống trị và hướng chiều về tội lỗi (sự hướng chiều này được gọi là “dục vọng”).

Tuy nhiên, sách Giáo lý cũng nhắc lại trong một đoạn khác (GLHTCG 311), Thiên Chúa cho phép sự dữ và ngay cả tội lỗi xảy ra, bởi vì Người có thể dùng quyền năng sáng tạo của mình để rút ra sự thiện từ chính sự ác.
“Quả thật, Thiên Chúa toàn năng tốt lành vô cùng, nên không bao giờ cho phép một sự dữ nào xảy ra trong các công trình của Ngài, nếu Ngài không toàn năng và tốt lành đến độ Ngài có thể hành động cách tốt đẹp từ sự dữ.”

Trong bức thư gửi cho cha mẹ, sau khi mất đi người em gái và người cháu, Padre Pio đã khuyến khích họ cùng đón nhận ý muốn của Thiên Chúa trong mọi hoàn cảnh. Ngài viết: “Con mong muốn cha mẹ hãy đón nhận ý muốn của Chúa, và như con, cha mẹ sẽ nhẹ vơi đi những đau khổ”.

Chúc tụng Danh thánh Chúa

Việc đón nhận thánh ý cũng được tìm thấy trong những bức thư mà ngài gửi cho những người thân thiết của ngài, trong đó ngài cũng bày tỏ nỗi đau mất đi những người thân.

Ngài đã viết cho một người nữ chuẩn bị vào tu viện: “Cha để lại lời này cho con để con hình dung ra nỗi đau khổ trong tâm hồn cha. Cha đã chẳng thể làm gì khác ngoài việc lặp lại lời của ông Gióp: Đức Chúa đã ban cho, Đức Chúa lại lấy đi: xin chúc tụng danh Đức Chúa”.

Gửi cho một người con thiêng liêng, Antonietta Vona, ngài đã viết: “Tâm hồn cha chịu bao cay đắng bởi những nỗi thống khổ tàn nhẫn. Nhưng cha luôn đón lấy những phán quyết công minh của Chúa”.

Padre Pio đã từng nói với một người con thiêng liêng khác nữa: “Ngay cả trước khi chúng ta được sinh ra, Thiên Chúa chuẩn bị nhiều điều cho cuộc sống chúng ta và để chúng ta tự do đi theo con đường dù tốt hay xấu. Nhưng những gì người ta phải trải qua, những gì Người đã an bài, thì không thể thay đổi, và dù cầu xin Người một phép lạ cũng không thể thay đổi những gì Chúa đã an bài”.

Không bao giờ là vô nghĩa

Ngài nói rõ rằng:

Ngay cả những điều Thiên Chúa đã định, nhưng thực tế thì chính chúng ta lựa chọn nó. Để thực hiện một điều gì đó, chúng ta có một con đường tốt và một con đường xấu. Nếu ai đó lựa chọn điều tốt và chu toàn tất cả những bổn phận với Chúa và với người khác, chúng ta sẽ dễ dàng vươn tới Thiên Đàng nơi Người sẽ ban cho chúng ta.

Mặt khác, nếu chúng ta đi vào con đường tội lỗi, và không đón nhận những điều bất hạnh của cuộc sống dù nó đã được Thiên Chúa xếp đặt, thì chúng ta đi tới án phạt đời đời.

Những gì Chúa đã ấn định vẫn không thay đổi. Nó đơn giản là Người cho chúng ta tự do để chọn lựa con đường hầu đạt tới đích. Vì thế, mọi sự phụ thuộc vào chính ý muốn của mỗi người… Bất hạnh, bệnh tật và tủi nhục là những điều Thiên Chúa đã định sẵn, nhưng tất cả phụ thuộc vào ý muốn hay là cách chúng ta đón nhận chúng.

Trong những lá thư này, chúng ta thấy rằng Padre Pio không coi những đau khổ là gánh nặng vô nghĩa. Ngược lại, ngài mời gọi những người đang phải gánh chịu những nỗi đớn đau hãy mang lấy những nỗi đau đó với sự kiên nhẫn và luôn sẵn sàng đón nhận. Ngài coi những đau khổ như những hồng ân và khao khát mang lấy nó cho chính mình. Thực tế, nhiều lần, ngài cầu xin Chúa có thể cho ngài được gánh lấy những nỗi đau của người khác.

 
Hoàng Phú chuyển ngữ, theo aleteia.org 

Tác giả: Bret Thoman, OFS

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây