GIÁO PHẬN BÙI CHU

https://gpbuichu.org


Đại thế kỷ của các tâm hồn

Đại thế kỷ của các tâm hồn
Trước hết, tính căn bản này dựa trên cái mà người ta gọi là "Trường phái Pháp" và cũng có lý khi gọi "Trường phái Bérulle" là tên Đức Hồng Y Pierre de Bérulle (1575-1629), vị sáng lập này đưa các tu sĩ Các-men Têrêxa cải cách vào Pháp, và thành lập Dòng Oratoire Pháp. Các bậc thầy lớn của phong trào tu đức sau ngài là Condren (1588-1641), vị kế thừa đầu tiên đứng đầu Dòng, Bourgoing (1585-1662), tổng quyền thứ ba, Monsieur Olier (1608-1657), sáng lập Hội Xuân Bích, thánh Gioan Eudes (1601-1680), v.v.. Về thực hành căn tính của xã hội Pháp dần dần đạt được như trào lưu tư tưởng này, sau đó truyền lan khắp thế giới kitô, nhất là trong hàng giáo sĩ. Các nhà giảng thuyết như Bossuet hay Moussillon sinh ra từ đó. Người ta chỉ ra rằng chính những bức tranh ảnh của các nhà thờ ở nông thôn được tác động đến. Còn ảnh hưởng đến chúng ta ngày nay. Maurice Clavel trở lại sau năm 1968 do đọc tác phẩm nền tảng của Bérulle, những điều cao cả của Chúa Giêsu.
Đại thế kỷ của các tâm hồn" và Trường phái Pháp

Nước Pháp đã vắng bóng trong suốt một phần thế kỷ 16, thế kỷ 17 lại càng đánh dấu một thời kinh ngạc của lịch sử tu đức nước này, thời kỳ được so sánh với thế kỷ vàng của Tây Ban Nha. Nước Pháp trước tiên dựa trên nước Ý và Tây Ban Nha về một số điểm nào đó, rồi cũng xây dựng lên các tổng luận căn bản.

1. Trường phái Pháp

Trước hết, tính căn bản này dựa trên cái mà người ta gọi là "Trường phái Pháp" và cũng có lý khi gọi "Trường phái Bérulle" là tên Đức Hồng Y Pierre de Bérulle (1575-1629), vị sáng lập này đưa các tu sĩ Các-men Têrêxa cải cách vào Pháp, và thành lập Dòng Oratoire Pháp. Các bậc thầy lớn của phong trào tu đức sau ngài là Condren (1588-1641), vị kế thừa đầu tiên đứng đầu Dòng, Bourgoing (1585-1662), tổng quyền thứ ba, Monsieur Olier (1608-1657), sáng lập Hội Xuân Bích, thánh Gioan Eudes (1601-1680), v.v.. Về thực hành căn tính của xã hội Pháp dần dần đạt được như trào lưu tư tưởng này, sau đó truyền lan khắp thế giới kitô, nhất là trong hàng giáo sĩ. Các nhà giảng thuyết như Bossuet hay Moussillon sinh ra từ đó. Người ta chỉ ra rằng chính những bức tranh ảnh của các nhà thờ ở nông thôn được tác động đến. Còn ảnh hưởng đến chúng ta ngày nay. Maurice Clavel trở lại sau năm 1968 do đọc tác phẩm nền tảng của Bérulle, những điều cao cả của Chúa Giêsu.
 
Để hiểu trường phái Pháp, cần phải đi từ hành trình cá nhân của Pierre de Bérulle. Cuối thế kỷ 16 và đầu thế kỷ 17, một số vùng của Pháp chuẩn bị Cải cách Giáo Hội Pháp, đặc biệt xung quanh nhà Madame Acarie ở Paris. Nước Pháp thế kỷ 16 ít tác phẩm thiêng liêng, người ta nuôi dưỡng những bản dịch nước ngoài, đặc biệt những sách thần bí rhéno-flamands. Có hàng chục ấn bản, điều chỉ ra sự hâm mộ gắn kết[1]. Năm 1599, Pierre de Bérulle xuất bản cuốn diễn từ ngắn về sự nhận biết nội tâm. Ngài đã gặp được tư tưởng của thánh Têrêxa Avila tại đan viện Tây Ban Nha. Tất cả đã thay đổi nơi ngài, một sự thay đổi thật sự. Như vậy, Chúa Giêsu đi vào trong đời ngài, ngài biến cuộc đời thành "cuộc gặp gỡ riêng" và từ đó ngài sống hơn là nói. Ngài quá gần gũi với tình yêu Đức Kitô như Đức Thánh Cha Ubanô VIII nói: đây là "tông đồ của Ngôi Lời nhập thể" ; còn Bourgoing nói : "Ngài được sai đến như một thánh Gioan mới để giới thiệu Chúa Giêsu Kitô... Điều đó tôi dám nói về việc tông đồ và sứ mạng của ngài", còn Habert, sử gia đầu tiên của Pháp thì nói : "Ngài không muốn Chúa Giêsu Kitô, ngài chỉ muốn nếm hưởng Chúa Giêsu Kitô, ngài chỉ quan tâm, chỉ tâm sự về Chúa Giêsu Kitô".

Bérulle đã nhớ lại tất cả tu đức từ Chúa Giêsu Kitô. Từ lúc giáo huấn đầu tiên, ngài đã giữ một cảm giác mạnh mẽ về Thiên Chúa như Đấng cao cả, như Đấng hoàn toàn khác, đời đời xứng đáng được mọi người tôn thờ, cũng như Cựu ước đã giảng điều đó. Vũ trụ được tái qui tụ, không còn trên con người, như một số trào lưu phục hưng cho là như vậy, nhưng trên Thiên Chúa. Như thế, thái độ đầu tiên nơi con người là cảm giác thờ phượng, dường như bị mờ nhạt, cảm giác thờ phượng được diễn tả theo kiểu kinh viện của đạo đức tôn giáo.

Từ đó, Bérulle chiêm ngưỡng Chúa Ba Ngôi. Các tác giả Trường phái Pháp đã viết rất nhiều bản văn hay về tính sống động nội tại trong Ba Ngôi Thiên Chúa, và hạnh phúc ở cùng nhau trong các Ngài, về sự chúc tụng mà các Ngài đời đời cùng nhau ca hát. Để làm được điều này, các tác giả đã tìm thấy những cung giọng trữ tình. Thiên Chúa đã tạo dựng thế giới để ở đó thờ phượng và chúc tụng, và con người đặc biệt là hình ảnh Thiên Chúa. Monsieur Olier viết : "Chúng ta là những cái vỏ hữu hình của hữu thể vô hình và tối cao". Thái độ căn bản nhất, sâu xa nhất của con người, thái độ tạo nên con người và làm con người sống, là nhìn về Thiên Chúa : "Trước hết phải nhìn Thiên Chúa chứ không nhìn chính mình", đó là lời Bérulle khẳng định. Như vậy, con người là tư tế của sáng tạo : cả vũ trụ qua nó được dâng lên cho Thiên Chúa bằng một hành vi tạ ơn, cám ơn và thờ phượng.

Nhưng tôi đã làm con người bất lực, hay ít có khả năng với việc thờ phượng này. Ngoài ra, ngay cả không có tội, việc thờ phượng có lẽ cũng luôn bị giới hạn. Đối với Bérulle, Chúa Giêsu là vị thờ phượng hoàn hảo, liên kết và thâu tóm. Trong Ngài, mọi sáng tạo, là Đấng cao cả của Thiên Chúa và sự yếu đuối của con người, sự thờ phượng bất toàn của con người và sự thờ phượng hoàn hảo của con người là Thiên Chúa. Như vậy, có thể khẳng định Chúa Giêsu là "tu sĩ của Chúa Cha", tức là Ngài hoàn toàn hiến dâng cho Chúa Cha.

Như vậy, đời sống của Chúa Giêsu là sự vinh quang của Chúa Cha. Bérulle nhấn mạnh đến hy tế mà Chúa Giêsu đã làm vì điều đó. Từ chỗ mang thiên tính mà xuống làm người. Sự hạ mình được ngài suy niệm nhiều. Ngài giải thích rằng ngay trong lòng Đức Mẹ, Chúa Giêsu, khi vui vì thị kiến chúc phúc lập tức sống "cảnh" thờ phượng. Nhưng sự thờ phượng, tôn vinh Chúa Cha, sẽ đạt tới đỉnh cao với hy tế của thập giá. Chắc chắn hy tế này có được vì cứu độ con người, nhưng cũng để tỏ cho Cha tình yêu của Con đến cùng. Bérulle nhấn mạnh đến khái niệm "hiến tế", tức là ơn của thập giá. Khái niệm thông thường của đau khổ cách nào đó đã vượt xa, được đào sâu, bởi khái niệm ơn trọn vẹn và tuyệt đối.

Con người là người thờ phượng, nó không thờ phượng xứng đáng nếu không mặc lấy Đức Kitô, mặc lấy như là "trở nên Chúa Giêsu" cách nào đó. Kitô hữu phải suy niệm "các trạng thái của Chúa Giêsu", tức là bắt chước những gì Ngài đã làm. Hãy có thái độ của Chúa Giêsu ; cầu nguyện, tạ ơn. Để dễ dàng cho điều đó, người ta đã xuất bản các sách nhỏ về cầu nguyện, những ngày lễ kitô giáo, trong đó tất cả ngày, tuần, năm được đặt dưới cái nhìn của Chúa. Thờ phượng và tạ ơn không chỉ là các hành vi mà là tình trạng.

Đỉnh cao của thờ phượng và tạ ơn là Thánh Thể. Trong thánh lễ, chúng ta liên kết với thánh giá, hy tế cao cả của tạ ơn, đất và Trời gặp nhau. Tất cả diễn ra trong thánh lễ : hy tế của Đức Kitô, hiến tế của con người, câu trả lời của Chúa Cha. Thế giới xoay quanh Thánh Thể.

Như vậy, cách nào đó, tất cả lệ thuộc vào chức tư tế. Bérulle, Monsieur Olier và trường phái Pháp có ý tưởng cao nhất về chức tư tế mà họ muốn canh tân hoàn toàn. Trong thánh lễ, linh mục là Kitô khác, là trung gian giữa Thiên Chúa và con người. Vị đó dâng lên Thiên Chúa những lời cầu nguyện của con người và mang xuống cho họ những lời chúc phúc. Nếu không có các linh mục thánh thiện thì không có Giáo Hội mang giá trị. Cho nên, dòng Oratoire, rồi hội Saint Sulpice (Xanh Xuân Bích) đã ra đời những tác phẩm tu đức và thực hành chinh phục nhanh chóng các môi trường cải cách. Bỏ đi hình ảnh người linh mục cao nhất, đòi hỏi nhất, có chút uy nghi, đã gợi hứng hàng giáo sĩ của Cải cách công giáo, căn bản của Pháp, nhưng cũng ở bên ngoài.

Cuối cùng chúng ta hãy nhấn mạnh chiều kích thẳng đứng của tương quan với Thiên Chúa, trường phái Pháp không quên Mẹ Maria và các thánh. Họ nói nhiều về Đức Maria như là Mẹ, mẫu mực, đấng cầu bầu, với tình thương lớn. Sứ vụ, bổn phận không xa lạ với tư duy như đôi khi người ta khẳng định.

Như vậy, trường phái Pháp trao tặng một khung thần học và tu đức, một tổng luận không tồn tại trước đó. Nó không phát minh tất cả, không lấy lại những cái đã có, nhưng đặt những cái này với sự sáng sủa và nghiêm túc. Những trực giác của Têrêxa, trực giác của truyền thống Giáo phụ và Trung cổ có lẽ được đưa vào trong tổng luận này. Điều giải thích chắc chắn đạt kết quả.

2. Canh tân một đất nước

Nhưng trường phái Pháp không bao phủ tất cả những gì xảy ra ở một đất nước Pháp. Đời sống thiêng liêng quá quan trọng đến mức phải khéo léo tóm tắt một cách chính xác. Trước hết cần phải nhấn mạnh sự trở về với Kinh Thánh và truyền thống Giáo phụ, diễn tả qua nhiều ấn bản phê bình, cũng như truyền thống thiêng liêng của Giáo Hội dưới mọi hình thức. Cùng một hướng đó, cũng như trong các nước khác, cần phải nhấn mạnh sự canh tân của các dòng cũ : Đaminh, Phan Sinh (với các nhánh mới Récolte và Capucin), Các-men chân trần (với sự cải cách của Touraine), Biển Đức (Dòng Saint-Maur), Xitô (giữ ngặt và cải cách của Trappe do Rancé [+1700], vv. Một phần những hoạt động cải cách được thực hiện bị thất bại, và người ta tiếp tục thấy các đan viện sống một đời sống trì trệ và vô dụng, nhưng trong toàn bộ, thành công không thể chối cãi. Các Dòng Đaminh, Biển Đức, Clara có những làn sóng thành lập mới. Các dòng mới được thành lập: Nữ Biển Đức Thánh Thể, Nữ Biển Đức Nhập Thể, vv. Các-men, Thăm Viếng lập nhà ở mỗi thành phố của Pháp.

Cải cách công giáo cũng tỏ ra xuất sắc trong các lãnh vực xác định. Đầu tiên là sự đào tạo hàng giáo sĩ. Hàng giám mục xuất sắc do các vua Henri IV, Louis VIII và Louis IX bổ nhiệm, không thể thành công nếu không có hàng giáo sĩ chất lượng. Bérulle đã làm cho người linh mục một hình ảnh mới. Xanh Xuân Bích thực hiện việc huấn luyện. Với tu đức khác một chút, đó là mục đích của dòng Lazarist của thánh Vinh Sơn Phaolô, vương quốc bao phủ các chủng viện, hơn tất cả các nước công giáo Pháp. Cuối thế kỷ XVII, hoàn cảnh thay đổi hoàn toàn so với năm 1600, có nhiều linh mục. Hơn bao giờ hết, linh mục trở thành nhân vật căn bản trong đời sống kitô giáo của dân chúng, một điểm tham chiếu, nhờ có sự đào tạo tốt hơn của các linh mục, như một nguồn giáo dục.

Một lãnh vực khác là lãnh vực giáo dục. Tất cả hay hầu như phải làm. Chúng ta còn ít biết đến thế giới đại học, nhưng chúng ta cũng nhận thấy sự canh tân của trường phái Tôma rõ nét và trong trường phái Scot. Chắc chắn là những kết quả trong lãnh vực thiêng liêng. Dòng Tên lập các trường trung học ở khắp nơi, rồi dòng Oratoire,... một mạng lưới dày đặc ra đời cho đến tận các thành phố nhỏ. Giáo dục thiếu nữ đặt ra vấn đề. Các nữ tu dòng thánh Ursule đến Pháp và sinh hoa trái, nhưng cũng có sự thay đổi về luật lệ. Các nhà dòng thánh Ursule Pháp để lại dấu ấn sâu xa cho thế giới phụ nữ, được đào tạo sâu xa về công giáo. Các cộng đoàn khác được thành lập, như các con cái Đức Mẹ của thánh Jeanne de Lestonnac (+1640), Liên hiệp kitô giáo của Bà Pollalion (+1657), các Kinh sĩ Dòng Đức Bà của thánh Pierre Fourier (+1640) và của chân phước Alix Le Clerc (+1622).

Hoàn cảnh vật chất của dân chúng bấp bênh. Thế kỷ 17 của Pháp là một giai đoạn khó khăn cho việc phải trợ giúp và bái ái. Cũng trong lãnh vực này, tất cả hay hầu như làm phải làm lại, canh tân lại. Tu đức trợ giúp, phục vụ người nghèo là những thành phần căn bản của thời kỳ. Cũng tại đó, các cộng đoàn được thành lập, các hoạt động được mở ra khắp nơi, trong thành phố và nông thôn. Vị đại tông đồ bác ái huynh đệ không thể chối cãi là thánh Vinh Sơn Phaolô (1581-1660). Con người có dáng vẻ khiêm tốn mà thật sự là một thứ lý tưởng. Ngài canh tân tất cả các chủ đề mà ngài đề cập: trợ giúp với việc thành lập dòng các Nữ tử Bác ái mà ngài thực hiện với thánh Louise de Marillac (+1660), những sứ mạng bình dân và đào tạo hàng giáo sĩ với việc thành lập các tu sĩ Lazariste hay còn gọi là các linh mục thừa sai, đời sống tu trì của nữ giới. Khắp nơi ngài tìm ra các hình thức mới và hữu hiệu, và ngài làm việc đó cách trôi chảy. Chính vì thế, ngài được coi là một trong những thiên tài thánh thiện kitô giáo và người ta đã gọi ngài là "vị thánh vĩ đại nhất của Đại thế kỷ".

Thế kỷ 17 của Pháp là một giai đoạn lớn của việc tông đồ, tinh thần truyền giáo. Bên trong, điều đó được diễn tả đặc biệt qua việc sáng tạo các hội truyền giáo giáo xứ. Những hình thức, có nguồn gốc Ý, được cải tổ bởi thánh Vinh Sơn. Các tông đồ như thánh Jean Eudes, các thánh dòng Tên François Régis (+1640) và chân phước Julien Maunoir (+1683), được hàng trăm người khác giúp đỡ, phúc âm hóa đất nước. Tinh thần tông đồ cũng mở rộng ra ngoài biên giới nước Pháp. Trong số nhiều sứ mạng bên ngoài nước Pháp được phát động dựa vào sự phát triển của văn học, phải kể đến truyền giáo của Canada, thật sự là cuộc phiêu lưu thần bí. Tại đó, người ta thấy những vị tử đạo như thánh Jean de Brébeuf (+1649) và các bạn, các nhà giáo dục như nữ chân phước Marie Nhập Thể (Marie Guyart), "Têrêxa của Tân Thế giới" (+1672), hay Marguerite Bourgeoys (+1700), một giám mục như chân phước François de Montmorency-Laval (+1708) vv. Đó là một số những vị xuất sắc nhất của thế giới tu đức Pháp đã đến Tân-Nước Pháp.

Trên thế giới tu đức này, trào lưu được gợi hứng bởi Phanxicô de Sales tiếp tục phát triển. Những đan viện Thăm viếng lấy lại. Nhiều ấn bản của các dòng không ngừng ra mắt công chúng, đạt tới tầm mức nhân văn kitô giáo. Trào lưu kết thúc mà sau này dẫn tới hiến chế Vui mừng và hy vọng của công đồng Vatican II.

Sẽ không đầy đủ nếu không nhắc đến sự tồn tại của các nhà thần bí khác. Thần bí trong trường phái  trừu tượng như các tu sĩ Các-men, dòng Tên, dòng Ursuline, Thăm viếng. Đó là một vũ trụ mênh mông.

Minh Sáng chuyển ngữ
Nguồn : Đức Hồng Y Wal-ter Kasper, Lòng Thương Xót, Khái niệm căn bản của Phúc Âm, chìa khóa của đời sống kitô, nxb Béatitudes, 4/2015

[1] Chỉ Denys tu sĩ C-hartreux được dịch ba lần. Thế nên, người ta có lý gọi thế kỷ 16 của Pháp là "thế kỷ của những nhà dịch thuật".
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây