GIÁO PHẬN BÙI CHU

https://gpbuichu.org


Quan niệm về sự bồi hoàn

Từ sự bất tuôn ấy mà giao ước giữa Thiên Chúa và con người bị phá đổ. Từ đó những giao ước tiếp theo cũng bị đổ vỡ. Bởi vì Đấng dựng nên con người là “TÌNH YÊU” nên khi phá đổ giao ước, con người đã khước từ tình yêu, khước từ Đấng dựng nên mình. Đây là một sự xúc phạm nặng nề đến Thiên Chúa.
Quan niệm về sự bồi hoàn
images 2Có một Đấng không có từ “từ”, Đấng ấy chính là Anpha và Omega. Đấng ấy đã tạo dựng nên muôn loài muôn vật và đỉnh cao của sự sáng tạo ấy chính là con người. Chính Đấng ấy đã dựng nên con người theo hình ảnh của Ngài, ban cho con người quyền cai quản mọi loài, cho họ tham dự vào đời sống vĩnh phúc của Người. Thế nhưng thụ tạo ấy một ngày kia đã nghe theo lời dụ dỗ của satan mà bất tuân phục Người (St 3). Từ sự bất tuôn ấy mà giao ước giữa Thiên Chúa và con người bị phá đổ. Từ đó những giao ước tiếp theo cũng bị đổ vỡ. Bởi vì Đấng dựng nên con người là “TÌNH YÊU” nên khi phá đổ giao ước, con người đã khước từ tình yêu, khước từ Đấng dựng nên mình. Đây là một sự xúc phạm nặng nề đến Thiên Chúa.

Từ sự xúc phạm ấy, con người đã mang vào mình một món “nợ xấu”. Nếu tội là một món nợ thì cứu chuộc là trả nợ, là chuộc về hay giành lại; nếu tội là xúc phạm đến Thiên chúa thì cứu chuộc là đền bồi, làm nguôi giận và giao hòa với Thiên Chúa. Vậy thì việc cứu chuộc cốt yếu hệ tại việc tẩy trừ tội lỗi và giao hòa với Thiên Chúa.

Như đã nói, hiện tại con người đang trong tình trạng “nợ xấu”, một món nợ mà tự bản thân con người không thể trả nổi. Sự cứu viện lúc này là điều cần thiết, nhưng con người tự bản chất không thể tạo ra sự cứu viện. Vậy hãy cùng đọc Gl 4: “Đến thời viên mãn Thiên Chúa đã sai con mình tới, sinh làm con một người phụ nữ và sống dưới lề luật để chuộc những ai sống dưới lề luật, hầu chúng ta nhận được ơn làm nghĩa tử”. Đây chính là sự cứu viện của chúng ta. Đấng mà Chúa Cha sai đến chính là Đức Giêsu Kitô, Con một yêu dấu của Người. Với biến cố Nhập Thể, Ngài đã trở thành một vị Thiên Chúa làm người. Khi Ngôi Lời đảm nhận bản tính nhân loại, thì chính Ngài “đã kéo vào mình sự chúc dữ mà lẽ ra chúng ta phải chịu, và trở thành sự cứu rỗi cho chúng ta. Ngài là gì, nếu chẳng phải là Đấng thế mạng cho chúng ta (Eusêbiô Cêsanêa, Demônstr.evangel.x,1 (PG 22,724). Thánh Ambrôsiô ghi nhận rằng Đức Giêsu Kitô đã bồi hoàn cho Chúa Cha thay cho chúng ta. Đức Lêô XIII viết: “Con một của Thiên Chúa, Đấng xuống thế làm người, đã lấy máu mình mà bồi hoàn cách dồi dào và trọn vẹn cho Thiên Chúa vốn bị con người xúc phạm”. Còn Đức Piô XII trong thông điệp Haurietis aqua viết như sau: “hính hy tế thập giá đang khi được dâng lên Chúa Cha với tình yêu và lòng vâng phục, đã thực hiện một sự bồi hoàn dư tràn và vô giới hạn về những tội lỗi nhân loại”. Vì thế, “Đức Giêsu Kitô, Con Thiên chúa hằng sống, đã trở nên sự hòa giải của chúng ta trước mặt Chúa Cha” (Rm 5,11). Chính Ngài và chỉ mình Ngài thôi đã đền bồi cho tình yêu vĩnh cửu của Chúa Cha.

Ở đây chúng ta cần nhớ hai điểm:

- Thứ nhất: Khi nói Đức Kitô bồi hoàn cho toàn thể nhân loại, thì chúng ta phải nhớ rằng: Đức Kitô chính là quà tặng của Thiên Chúa Cha ban cho nhân loại. Vì vậy, việc bồi hoàn tiên vàn xuất phát từ Chúa Cha.

- Thứ hai: Việc bồi hoàn không được hủy bỏ do án phạt giáng xuống Đức Kitô, nhưng sự xúc phạm ấy được sửa chữa cốt lõi hệ tại ở lòng yêu mến và sự vâng phục của Đức Kitô.

Khoảnh khắc Đức Giêsu Kitô dâng hy tế trên thập giá vì chúng ta và để cứu độ chúng ta, khoảnh khắc ấy chính là khoảnh khắc vĩnh cửu của tình yêu: Tình yêu của Thiên Chúa dành cho nhân loại; tình yêu của Đức Kitô dành cho Thiên Chúa Cha và tình yêu của Đức Kitô dành cho nhân loại. Chính tình yêu đã tẩy trừ tội lỗi và giao hòa chúng ta với Thiên Chúa.
Hà Lasan
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây