GIÁO PHẬN BÙI CHU

https://gpbuichu.org


Thứ 5 tuần 16: Tại sao Đức Giêsu lại dùng dụ ngôn để giảng dạy?

Thứ 5 tuần 16: Tại sao Đức Giêsu lại dùng dụ ngôn để giảng dạy?
Đức Giêsu là một nhà thuyết giảng tài ba vì đã biết lấy những câu chuyện hoặc hình ảnh gần gũi với đời sống thường nhật đem áp dụng trong những bài giảng của Ngài trước đám đông. Vì thế, người nghe dù là bần nông hay trí thức đều lãnh hội được điều Ngài muốn nói. Nhưng hôm nay khi thấy Ngài dùng ‘dụ ngôn’ để nói với dân chúng. Các môn đệ đã thắc mắc: “Sao Thầy lại dùng dụ ngôn mà nói với họ?”. Câu hỏi của các tông đồ đưa ra không phải là khó hiểu, nếu chúng ta biết về ý nghĩa của dụ ngôn.
Thứ Năm tuần 16 (Mt 13,10-17)
 
“Các môn đệ đến gần hỏi Đức Giêsu rằng: 'Sao Thầy lại dùng dụ ngôn mà nói với họ?'. Người đáp: 'Bởi vì anh em thì được biết ơn hiểu biết các mầu nhiệm Nước Trời, còn họ thì không'.” (Mt 13,10).
 
Đức Giêsu là một nhà thuyết giảng tài ba vì đã dùng những câu chuyện hoặc hình ảnh gần gũi với đời sống thường nhật đem áp dụng vào những bài giảng của Ngài trước đám đông. Vì thế, người nghe dù là bình dân ít học hay trí thức đều lãnh hội được điều Ngài muốn nói. Nhưng hôm nay khi thấy Ngài dùng ‘dụ ngôn’ để nói với dân chúng, các môn đệ đã thắc mắc: “Sao Thầy lại dùng dụ ngôn mà nói với họ?”. Câu hỏi của các tông đồ đưa ra không phải là khó hiểu, nếu chúng ta biết ý nghĩa của dụ ngôn.
 
Dụ ngôn thường là những câu chuyện rất hay nhưng nó chỉ hé mở một phần mầu nhiệm Nước Trời. Do đó, nó cũng khơi lên trong lòng người nghe sự tò mò, thích thú và cả mong ước tìm hiểu rõ thêm điều họ mới hiểu một cách lờ mờ. Chính vì dụ ngôn không trình bày hết mầu nhiệm, cho nên với những người có thiện chí, biết khao khát hoặc có sự tò mò thánh thiện thì dụ ngôn khai mở con đường dẫn tới mặc khải trọn vẹn; còn với những kẻ thiếu thiện chí thì mầu nhiệm vẫn được bảo toàn, hoặc làm cho họ ra chai lì hơn. Sự khác biệt không phải tại Chúa – Người dùng dụ ngôn để giảng cho mọi người, nhưng tại nơi những người nghe. Người nghe thường có hai thái độ: một là theo sự gợi ý dẫn dắt của dụ ngôn, hai là khép lòng mình lại với bất kì sự vén mở nào. Vì vậy mà kết quả mỗi người thu lượm được bao nhiêu, tùy phụ vào thái độ lắng nghe của họ. Những ai đi theo sự gợi ý của dụ ngôn thì “được cho thêm”, tức là sự hiểu biết sâu sắc hơn về chân lý, thậm chí “có dư thừa”; đối lại người không muốn để dụ ngôn hướng dẫn “thì ngay cái đang có, cũng sẽ bị lấy mất”.
 
Cầu nguyện: Lạy Chúa, cùng tham dự một bữa tiệc mà có người dự xong thì được no thỏa, an vui ngược lại có người thêm đói khát, bất an. Nhiều lúc chính chũng con không nhận thức được tình trạng tâm hồn mình thế nào. Xin chỉ cho chúng con nhận ra sự thiếu thốn trống rỗng của tâm hồn và thương lấp đầy sự trống ấy bằng lòng thương xót của Chúa.

Tác giả: HDĐM, Nhóm Suy niệm BC

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây