GIÁO PHẬN BÙI CHU

https://gpbuichu.org


Lễ Dầu: Thánh Thần Chúa ngự trên tôi, Chúa đã xức dầu...

Bài Tin mừng thuật lại việc Đức Giê-su trở về quê hương Nadarét, miền Galilêa khởi đầu cuộc hành trình tiến về Giêrusalem, thực hiện lời tiên tri Isaia đã loan báo: “Thánh Thần Chúa ở trên tôi, vì Chúa đã xức dầu cho tôi, sai tôi đi rao giảng Tin mừng cho người nghèo khó, chữa lành những người sầu khổ trong tâm hồn, loan tin giải thoát cho kẻ bị giam cầm,
Lễ Dầu: Thánh Thần Chúa ngự trên tôi, Chúa đã xức dầu...

Thứ 5 Tuần Thánh Lễ Ban Sáng ( Lễ Dầu)

Lc 4,16-21

jesus preaching 1Bài Tin mừng thuật lại việc Đức Giê-su trở về quê hương Nadarét, miền Galilêa khởi đầu cuộc hành trình tiến về Giêrusalem, thực hiện lời tiên tri Isaia đã loan báo: “Thánh Thần Chúa ở trên tôi, vì Chúa đã xức dầu cho tôi, sai tôi đi rao giảng Tin mừng cho người nghèo khó, chữa lành những người sầu khổ trong tâm hồn, loan tin giải thoát cho kẻ bị giam cầm, cho người mù được thấy, giải thoát người bị áp chế, công bố năm hồng ân của Thiên Chúa” (Is 61,1-2). Như thế, Đức Giêsu tỏ lộ căn tính thần linh và lời rao giảng của Người dưới những khía cạnh sau:

Đức Giêsu là Đấng được xức dầu và đầy quyền năng của Thánh Thần. Tại sông Giođan, Ngài được Thần Khí ngự xuống trong biến cố phép rửa. Giờ đây, Ngài lại được Thánh Thần thúc đẩy trở về miền Galilêa cho sứ vụ rao giảng Tin mừng.

Lời rao giảng của Ngài vào ngày Sabat trong Hội đường của người Do thái, như một thói quen trong suốt 30 năm sống ẩn dật tại Nadarét. Điều này chứng tỏ Ngài là con người sống trung thành với tôn giáo truyền thống của dân tộc. Ngài tiếp nối và kiện toàn niềm tin tôn giáo của Israel.

Đối tượng Ngài rao giảng là những người nghèo, người sầu khổ trong tâm hồn và bệnh tật, giải phóng những người bị áp bức, đồng thời công bố một năm hồng ân của Thiên Chúa. Tin mừng Ngài mang đến là ơn Cứu độ, giải thoát người bị giam cầm không mang nghĩa chính trị là giải thoát dân tộc Israel khỏi ách nô lệ của đế quốc Rôma, mà là giải thoát con người khỏi bị nô lệ tội lỗi và ma quỷ.

“Công bố một năm hồng ân” là một năm toàn xá hay năm Sabat được trích trong sách Lêvi: Các ngươi sẽ công bố năm thứ năm mươi là năm thánh và sẽ tuyên cáo trong xứ lệnh ân xá cho mọi người sống tại đó. Đối với các ngươi, đó là thời kỳ toàn xá: mỗi người trong các ngươi sẽ trở về phần sở hữu của mình, mỗi người sẽ trở về dòng họ của mình…” (Lv 25,10-13). Trong năm toàn xá, nô lệ được tự do, nợ được xoá và đất được nghỉ ngơi… Đức Giêsu không đến để báo thù hay chia rẽ nhưng giải thoát con người khỏi nô lệ tội lỗi và mang ơn cứu độ đến cho con người.

Tuy nhiên, lời rao giảng của Đức Giê-su tỏ lộ căn tính thần linh của Ngài, Đấng được xức dầu để thi hành sứ vụ tiên tri Isaia tiên báo (Is 61,1-2) và hoàn tất lời hứa cứu độ trong Cựu Ước. Nhưng có một số người trong dân Israel không tin và ơn cứu độ sẽ được rao giảng cho dân ngoại (Cv 28,25-28). Vì thế, sứ mệnh của Giáo Hội tiếp nối lệnh truyền của Đức Giê-su là đem Tin Mừng cho hết thảy lương dân ở mọi nơi và mọi thời.

Như vậy, Đức Giêsu nhắc lại lời Tiên tri Isaia mà không giải thích đoạn Kinh Thánh này như bao người khác thường làm trong hội đường, nhưng Ngài khẳng đinh: chính Ngài sẽ thực hiện những điều loan báo này: “Hôm nay đã ứng nghiệm lời Kinh Thánh tai quý vị vừa nghe”. Lời Ngài nói vừa có tính năng động nội tại và vừa có uy quyền nên mọi người có mặt tại hội đường đều phải thán phục và ngạc nhiên. Sự hiện diện của Ngài trong hoàn cảnh đó là một sự tỏ lộ thần tính và khải mở một thời kỳ mới, là ân sủng và ơn cứu độ đến cho nhân loại mà các ngôn sứ đã loan báo. Ước mong người Ki-tô hữu hôm nay cũng nghe và nhận ra lời của Đức Giêsu năm xưa và thực hiện việc Ngài đã từng làm trong đời sống hằng ngày, Amen!

Tác giả: Nhóm suy niệm BC

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây