GIÁO PHẬN BÙI CHU

https://gpbuichu.org


Người tu sĩ

Thành thực mà nói người tu sĩ rất được nhiều người yêu thương và tôn trọng. Bởi lẽ người tu sĩ đang sống trong một ơn gọi được cho là đặc biệt hơn.
Người tu sĩ
17021809 745922922243811 8977359094120290492 nThành thực mà nói người tu sĩ rất được nhiều người yêu mến và tôn trọng bởi lẽ người tu sĩ đang sống trong một ơn gọi được cho là rất đặc biệt.

Tuy nhiên, cũng không ít người dị nghị về người tu sĩ. Họ cho rằng sở dĩ người tu sĩ theo đuổi đời sống tu trì vì tìm được nơi đó một sự tôn trọng từ người khác, cũng như nơi đó người tu sĩ được đối xử “khác biệt và đặc biệt” hơn so với những người giáo dân. Lời dị nghị về người tu sĩ không dừng lại ở đây. Nó còn được bổ sung bởi quan điểm người tu sĩ là những người đang cố chạy trốn cuộc đời, chạy trốn khỏi những lo toan, bộn bề của xã hội xô bồ để hưởng thụ một cuộc sống an nhàn, thư thái. Và cứ theo quan điểm này thì những người không sống đời sống tu trì là những người đang gánh vác xã hội và gánh luôn cả phần của người tu sĩ. Thật quá bất công cho người không phải là tu sĩ chăng!? Hay nói đúng hơn quá dễ dãi cho những người tu sĩ chăng?

Có nhiều bạn trẻ còn mạnh mẽ hơn khi nói rằng người tu sĩ là người thất tình hay chí ít là người không tìm được nửa kia cho mình, vì chỉ có những người thất tình hay không ai yêu mới tìm đến với cuộc sống xung quanh bốn bức tường tẻ nhạt và lãnh lẽo. Các bạn còn củng cố thêm rằng chỉ có những người như thế mới quyết định chôn vùi tuổi xuân và cố quên đi những mộng ước tương lai.

Thật quá đơn sơ với những lời dị nghị trên. Việc đào tạo nên một người tu sĩ đâu diễn ra ngày một ngày hai. Nó phải trải qua một quá trình dài. Có khi mười năm, mười hai năm, mười lăm năm, hai mươi năm hay cả cuộc đời. Hơn nữa, trong quá trình đào tạo, các tu sĩ luôn được những vị hữu trách uốn nắn để trưởng thành hơn cũng như để nhận định rõ ơn gọi hơn. Vì rằng ơn gọi tu trì là một ơn Chúa ban chứ không phải hoàn toàn do con người quyết định.

Không những thế, người tu sĩ là người hơn ai hết hằng canh cánh bên mình nỗi lo âu của xã hội. Làm sao người tu sĩ có thể đứng đó khoanh tay khi công lý bị chà đạp, khi sự thật bị bóp méo? Làm sao người tu sĩ có thể ngoảnh mặt làm ngơ khi đồng loại của mình đang chìm trong nỗi lầm than của những tệ nạn, của những tai ương? Người tu sĩ hiểu rằng “vui với người vui, khóc với người khóc” là một sứ mệnh mà Thầy Chí Thánh Giêsu muốn môn đệ của mình thực hiện. Do đó, người tu sĩ sẵn sàng lên tiếng bênh vực cho sự thật, cho những người bé mọn. Và người tu sĩ sẵn sàng phục vụ tha nhân một cách không vụ lợi.

Vì phục vụ tha nhân một cách không vụ lợi cho nên nhiều tu sĩ đã chôn vùi tuổi xuân của mình trong những cô nhi viện, trong những mái ấm tình thương. Họ đối diện với biết baohạng người từ những em nhỏ mới sinh ra đã bị bỏ rơi, tới những bệnh nhận HIV/AISD giai đoạn cuối đến những ông già bà lão vô gia cư. Tại sao người tu sĩ lại phải làm điều đó? Bởi vì người tu sĩ thấy người tình của mình là Đức Giêsu trong chính những con người đó. Chính người tình Giêsu đã thúc bách người tu sĩ đáp trả lại lời mời gọi dấn thân phục vụ. Mới đây trên mạng xã hội lan truyền câu chuyện một cô hoa hậu người Mêxicô đã từ bỏ tất cả để gia nhập vào dòng tu. Cô đã từ bỏ công danh và sự nghiệp trước mắt để đi tìm một lý tưởng mới cho bản thân. Cô sẽ không còn được mọi người biết đến như một hoa hậu nữa nhưng thay vào đó cô sẽ được gọi là nữ tu. Ôi! Người tu sĩ là thế đó. Người tu sĩ không thất tình nhưng đang say tình Giêsu. Người tu sĩ không yêu ai nhưng yêu hết mọi người.

Phải chăng người tu sĩ là thánh hay là những con người khác người? Không. Người tu sĩ vẫn là con người như bao con người khác. Người tu sĩ vẫn đối diện với những phút giây xao xuyến khi bắt gặp cảnh người người tay trong tay dạo phố. Người tu sĩ vẫn đối diện với những phút giâytủi hờn khi một mình đơn côi trong căn phòng trống. Tuy nhiên đó chỉ là những giây phút mau đến rồi cũng mau đi. Bởi chưng người tu sĩ hiểu rằng tu sĩ không bao giờ đơn côi vì đã có người tình Giêsu ở bên.

Tác giả: Antôn Hoàng Văn Phúc, OP

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây