GIÁO PHẬN BÙI CHU

https://gpbuichu.org


Đổi mới giáo dục theo lối sư phạm của Đức Giêsu

Bệnh thành tích thời nay đang là một xu hướng thịnh hành không những trong xã hội mà có khi đang len lỏi vào trong bước đường suy tính của tôn giáo. Phải chăng chúng ta gần bùn đã bị hôi tanh mùi bùn? Phải chăng với một nền giáo dục tự tôn chúng ta cũng muốn chạy theo để khỏi bị coi là khờ khạo ngược đời? Thương thay cho những thế hệ mầm non đang phải gồng mình lên để học tập một nền giáo dục hình thức. Rồi đây thế hệ này lại trở thành bậc thầy của thế hệ sau. Cứ thế, cái vòng luẩn quẩn liên tục được lặp đi lặp lại đối với những thế hệ tiếp theo khiến chúng ta thẳng thắn nói rằng cái mà mình truyền lại cho hậu thế nhận được chỉ là thành tích ảo và là con số zero thật tròn trĩnh không hơn không kém.
00 00 bénir les enfants
Bệnh thành tích thời nay đang là một xu hướng thịnh hành không những trong xã hội mà có khi đang len lỏi vào trong bước đường suy tính của tôn giáo. Phải chăng chúng ta gần bùn đã bị hôi tanh mùi bùn? Phải chăng với một nền giáo dục tự tôn chúng ta cũng muốn chạy theo để khỏi bị coi là khờ khạo ngược đời? Thương thay cho những thế hệ mầm non đang phải gồng mình lên để học tập một nền giáo dục hình thức. Rồi đây thế hệ này lại trở thành bậc thầy của thế hệ sau. Cứ thế, cái vòng luẩn quẩn liên tục được lặp đi lặp lại đối với những thế hệ tiếp theo khiến chúng ta thẳng thắn nói rằng cái mà mình truyền lại cho hậu thế nhận được chỉ là thành tích ảo và là con số zero thật tròn trĩnh không hơn không kém.
 
Đến đây tôi muốn mời các bạn cùng tôi ngược trở lại để tìm vị tôn sư đầu tiên, Đấng xứng danh là một vị “Thầy”. Phải tìm ra được vị tôn sư đích thực này mà qua bao nhiêu đời của những người được mệnh danh là nhà giáo đã làm mờ khuôn mặt của Ngài.
 
Với cái nhìn của Kitô giáo, chúng ta khẳng định rằng: “Giáo dục tự nó là cứu cánh, một sứ vụ trọn vẹn bao hàm những phẩm chất nhân bản đầy giá trị liên quan đến tài năng, tâm lý và hiểu biết. Giáo dục cũng là một tiến trình cộng tác với Đức Kitô trong sứ vụ cứu độ mà qua đó, chúng ta được vinh dự trở nên đại sứ và  là thừa tác viên của Đức Kitô”.

 
 
Bây giờ tôi muốn giới thiệu với các bạn một gương mẫu của giáo dục, một mẫu mực từ ngàn đời. Có thể tôi và các bạn đã từng là học sinh hiếu học của vị Thầy này. Tuy nhiên, nếu chúng ta chỉ dừng lại những gì chỉ là trên lý thuyết thôi thì chưa đủ mà không còn cách nào khác cần phải cản đảm dấn thân nữa bạn ạ. Hãy nhìn thật kỹ con đường giáo dục mà Ngài đã thực hiện, và hãy nhìn thật lâu, thật sâu bằng một trái tim mang trọn vẹn hai từ giáo dục. Nếu nhân loại đã nhìn nhận và dám ngước lên vị Thầy Giêsu thì đã đủ cản đảm đi theo con đường giáo dục mà Ngài đã thiết lập. Xét cho cùng, chính vì chúng ta mới chỉ dám ngước nhìn cách nửa vời nên chẳng biết được lượng kiến thức tuyệt đỉnh của vị tôn sư Giêsu là từ đâu. Giá chúng ta xác tín và nhìn nhận được rằng “Ngài chính là sự thật” và đến để làm chứng cho sự thật thì diễm phúc biết chừng nào.
 
Hôm nay Đức Giêsu đang mời gọi chúng ta bước vào con đường giáo dục sự thật mang đầy hương vị xót thương và khiêm hạ thẳm sâu đến tột cùng: “ Đức Giêsu Kitô vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì điạ vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân, sống như người trần thế” (Pl2,6-11).
 
Trút bỏ là không tiến lên nhưng là tiến đến. Tiến đến trong sự thân tình, Đức Giêsu hòa mình giữa các môn đệ để họ dám cởi bỏ đi cái vẻ tự tôn, để thực hành bài học phục vụ thay vì chỉ dùng miệng để nói mà không dùng tay để. Thầy Giêsu muốn chúng ta bước xuống khỏi cái ngai mà người ta gọi là đỉnh vinh quang, bước ra khỏi cái nhìn hạn hẹp với những tư duy tầm thường và vượt khỏi những rào cản của thời đại để hòa mình với dòng chảy của người thụ huấn để hiểu, chia sẻ và bênh vực khi họ cần đến sự cảm thông của người thầy. Từ đó chúng ta mới có được sự cởi mở đích thật của người thụ huấn.
 
Một người thầy chân chính thì không có chủ nghĩa loại trừ và không nghĩ đến bản thân nhưng chỉ nghỉ đến chất lượng của thế hệ học trò. Đó mới là lối hành xử sư phạm của Đức Kitô. Ngài chọn thập giá và cái chết không phải để biểu lộ sự nhu nhược của một nhà giáo dục nhưng là cho chúng ta bài học về sự hi sinh vô vị lợi. Để đổi lấy sự thật cho đời hậu sinh, Ngài đã chọn đồi Canvê để chúng ta hiểu rằng không phải lúc nào chúng ta cũng được nếm hương vị ngọt ngào của sự thật, và lại càng không phải chỉ là tận hưởng sự êm ái của an thân, nhưng là bắt buộc phải chịu cắt tỉa, phải gồng mình trong một cuộc chiến không bằng vũ lực mà chính là cuộc chiến nội tâm (x. Rm7,14-24).
 
Để sự thật được bén rễ trong nhân loại, các nhà giáo dục cần có được căn tính Giêsu để xua tan đi những men Biệt Phái và Pharisiêu. Để sự thật không còn là một  thứ xa xỉ phẩm, nhà giáo dục đôi khi cần phải bước vào cuộc đánh đổi mạo hiểm và chịu đủ thứ thiệt  thòi. Mỗi người trong chúng ta đều được mời gọi trở thành nhà giáo dục dưới mái trường Giêsu mà ở đó giáo án là Kinh thánh để sống Lời Chúa trước khi loan báo cho nhân loại.
 
Những dòng chữ này không phải được viết ra bởi đôi bàn tay vô cảm nhưng bằng chính con tim đầy nhiệt huyết muốn làm chứng cho sự thật và bằng niềm tin đặt được nơi vị Thầy Giêsu, đặc biệt là sự khát khao có được nền giáo dục được bắt đầu lại khởi đi từ cái nhìn Kitô giáo: giáo dục trong sự thật. Chúng ta hãy can đảm bước ra khỏi chỗ đứng an toàn của mình. Hãy giương cao thập giá trong trái tim mình để nhà giáo dục Giêsu sẽ cùng đi với chúng ta trên mọi chặng đường giáo dục.
 
Hoa Cát
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây