GIÁO PHẬN BÙI CHU

https://gpbuichu.org


Món quà của Cha

- Chú ơi, tiền của chú là tiền giả - Cô nhân viên bán hàng bực dọc nói với một giọng điệu chua chát.
- Người đàn ông bức xúc trả lời: Giả là giả thế nào, cả ngày lao động quần quật của tôi.
- Cô nhân viên bán hàng với vẻ mặt lạnh lùng nói tiếp: đây, chú cầm mà xem. Người đàn ông cầm lấy tờ tiền trị giá 200 ngàn lật đi, lật lại, ngắm ngía, soi xét. Ông ta bỏ tiền vào túi, cất tiếng thở dài nặng chịch rồi lẳng lặng bước ra khỏi shop quần áo.
Món quà của Cha
images 6- Chú ơi, tiền của chú là tiền giả - Cô nhân viên bán hàng bực dọc nói với một giọng điệu chua chát.
- Người đàn ông bức xúc trả lời: Giả là giả thế nào, cả ngày lao động quần quật của tôi.
- Cô nhân viên bán hàng với vẻ mặt lạnh lùng nói tiếp: đây, chú cầm mà xem. Người đàn ông cầm lấy tờ tiền trị giá 200 ngàn lật đi, lật lại, ngắm ngía, soi xét. Ông ta bỏ tiền vào túi, cất tiếng thở dài nặng chịch rồi lẳng lặng bước ra khỏi shop quần áo.

Cô nhân viên bán hàng với vẻ mặt phấn khởi quay sang nói với đồng nghiệp của mình: may quá, tao đã đổi được tờ tiền giả đó đi rồi đấy.

 - Sao, mày đổi tiền của chú ý à? Cô đồng nghiệp hốt hoảng nói.
- Cô nhân viên nói tiếp: Nhân lúc ông ấy không để ý tao đã đánh tráo tờ tiền.
- Cô đồng nghiệp bức xúc trả lời: Sao mày ác thế, mày không thấy chú ý khổ, và tội nghiệp thế sao?
 - “Thế người ta không ác với tao sao, người ta cũng tráo tiền của tao, mà tao có làm ra tiền giả đâu”- Cô nhân viên đưa ra một lý lẽ hết sức vô lý. Cô đồng nghiệp lắc đầu, thở dài rồi lặng im.

Về phần người đàn ông kia, sau khi lẳng lặng bước ra khỏi shop quần áo, ông ta bước những bước nặng nhọc, hai chân liêu xiêu đi không vững. Trên khuôn mặt khắc khổ với những nết nhăn hằn lên trên trán, hai má hóp vào làm cho gò má như nhô cao lên, làn da đen sạm vì cháy nắng. Tóc tai bù xù điểm vài sợi bạc, quần áo xộc xệch, chân đi đôi dép với đế đã mòn sát gót chân. Ông ta tiến lại gần chiếc xích lô của mình chậm chạp ngồi lên đằng sau, chán nản, nhăn mặt dùng hết sức để đạp lên chiếc bàn đạp làm cho chiếc xích lô nặng nhọc lăn bánh.

Đi được một quãng rồi ông dừng lại, bỏ chiếc mũ cối đã sờn màu xuống đằng trước chiếc ghế xích lô. Ông lại bỏ tờ tiền ban nãy ra ngắm đi ngắm lại, rồi chán nản vứt tờ tiền giả đó vào một thùng rác bên cạnh. Rồi ông lại cho xe lăn bánh tiếp, ông đăm chiêu suy nghĩ: Không biết lấy tiền đâu ra để mua cho con gái bộ quần áo mới để nó đi học. (Chuyện là: vợ ông ta vì mắc bệnh hiểm nghèo đến nỗi phải bán cả nhà cửa đi để chạy chữa thuốc thang, nhưng vợ vẫn không qua khỏi. Từ ngày vợ ông mất, ông sống cảnh gà trống nuôi con, nhà cửa không có, hai cha con phải đi mướn nhà trọ để ở. Mặc dù đói ăn, túng thiếu nhưng ông vẫn cố gắng đạp xích lô hàng ngày trên đường phố để kiếm tiền cho con ăn học. Ông có cô con gái rất dễ thương xinh xắn, ngoan ngoan lễ phép, hai cha con nương tựa nhau để sống qua ngày. Một năm học mới đã đến, chúng bạn mặc quần áo mới, vai đeo cặp tung tăng đến trường. Con gái ông vẫn mặc chiếc áo cộc lốc, hẩm mầu, vún vế, cùng với chiếc quần đã sờn màu, cộc lên qua mắt cá chân. Biết bố vất vả cùng gia cảnh túng thiếu nên cô không đòi bố mua quần áo cho mình. Thấy thế dù ốm đau, mệt nhọc ông vẫn cố đi làm để mua cho con bộ quần áo mới để con đi học).

Vẫn theo quán tính của chiếc xích lô, ông đang mải nghĩ ngợi thì có một người phụ nữ trông sang trọng, quý phái vời ông và gọi: xích lô đưa tôi đến số 50 Hoàng Hoa Thám. Ông không nói gì mà chỉ gật đầu. Người phụ nữ ngồi lên chiếc xích lô rồi hỏi bao nhiêu tiền? Ông nói là 40 ngàn. người phụ nữ đưa ông 50 ngàn và nói không cần trả lại. Chiếc xích lô cứ vậy lăn bánh, rồi bỗng dưng chiếc điện thoạt trong túi của người phụ nữ reo lên, cô ta kéo khoá túi để lấy điện thoại rồi vô tình làm rơi chiếc ví ra ngoài. Chiếc ví vẫn nằm ở trên chiếc ghế đằng trước xích lô. Ông ta biết là chiếc ví của người phụ nữ bị rơi ra mà không lên tiếng. Phải chăng lòng tham của ông nổi lên, hay là vì ông muốn có tiền để mua bộ quần áo mới cho con mà không nói với người phụ nữ.  Chiếc xích lô tiếp tục lăn bánh cho đến khi dừng ở số 50 Hoàng Hoa Thám. Người phụ nữ bước xuống tiến vào ngôi biệt thự to lớn mà không hay biết mình để quên ví tiền trên chiếc xích lô của người đàn ông kia. Ông ta không nói gì, nhìn theo dáng đi người phụ nữ với vẻ mặt lo sợ, cho đến khi cô ta bước vào trong thì ông mới quay lại và lẳng lặng cho xe lăn bánh tiếp, và hiển nhiên là chiếc túi vẫn nằm trên chiếc ghế xích lô.

Ông quay lại chỗ shop quần áo ban nãy, đến nơi ông dừng lại, xuống xe cầm chiếc ví trên tay ông mở ra thấy có rất nhiều tiền và giấy tờ quan trọng. Ông định bụng sẽ lấy tiền đó để vào shop mua quần áo cho con. Rồi ông lại lưỡng lự suy nghĩ: “ Mình nghèo thật nhưng không thể dùng số tiền này để mua quần áo, dù mình không cố tình lấy cắp, nhưng nếu tiêu số tiền này mình chẳng khác gì kẻ trộm”. Sự thật thà, chất phác cộng với lòng ngay thẳng đã chiến thắng tà ý trong con người ông. Rồi ông quyết định lên xe quay về chỗ dừng chân của người phụ nữ. Khi đến nơi ông bị hai người đàn ông to lớn lao vào đánh mà ông không kịp hiểu lý do. Có lẽ đây là những người mà người phụ nữ thuê để đi tìm lại chiếc ví, họ nghi ông lấy cắp nên đã lao vào đánh. Những người đàn ông hung tợn này dáng những cú đánh thật mạnh lên người ông khiến ông nhăn mặt đau điếng chịu đòn. Người phụ nữ nói: thôi, dừng lại. Hai gã đàn ông đó không đánh nữa. người phụ nữ lại gần chưa kịp nói lời nào thì ông lên tiếng: sao lại đánh tôi, tôi chỉ muốn trả lại chiếc ví cô đánh quên trên xe thôi mà. Câu nói của ông khiến người phụ nữ xấu hổ cúi mặt xuống nói lời xin lỗi. Cô ta đưa ông tờ tiền 500 ngàn, nhưng ông không cầm. Rồi cô ta để trên chiếc ghế xích lô rồi cùng hai gã kia lẳng lặng bỏ đi.

Ông nhăn mặt, ôm bụng vì những cú đánh ban nãy, khuôn mặt ông thâm tím, sưng tấy, người đầy vết chầy xước. Ông cầm lấy tờ tiền rưng rưng nước mắt rồi lại tiếp tục công việc chạy xích lô của mình. Đến tối muộn với số tiền có trong tay ông quay trở lại shop quần áo ban sáng. đến nơi thì cửa tiệm đã đóng. Ông chán nản, thất vọng. Nhưng bất trợt có một cô gái, cô ta chính là cô đồng nghiệp của cô nhân viên bán hàng lúc sáng nay.

Cô ta chạy lại phía ông nghẹn ngào nói:
- Cháu biết chú sẽ quay lại đây, quần áo của chú muốn mua đây ạ!
- Hết bao nhiêu chú gửi tiền. Ông ta vui mừng nói.
- Cô gái nghẹn ngào nói với ông ta: Sáng nay, bạn cháu đã tráo của chú tờ 200 ngàn, xin chú tha lỗi cho bạn cháu. Rồi cô ấy đưa túi quần áo vào tay ông.
- Này cháu – ông ta không kịp nói gì thêm thì cô gái đã chạy mất.
Lúc này ông thật sựu rất vui mừng vì đã mua được quần áo mới cho con. Ông chẳng hề quan tâm gì đến việc mình bị tráo tiền hay bị đánh oan nữa. Ông hớn hở đạp xe quay trở về xóm trọ nơi hai bố con ông đang ở. Ông mới về đến ngõ thì cô con gái đã chờ săn ở đó cô chạy lại gần ông.
- Con chào bố, sao bố về muộn vậy? Cô gái với vẻ mặt lo lắng hỏi.
- Ừ, hôm nay nhiều khách nên bố về hơi muộn. Ông cười thật tươi với con gái và trả lời.
Ông và con gái vào nhà, ông nhìn thấy mân cơm đạm bạc với rau luộc và mấy quả trứng mà con gái đã chuẩn bị sẵn. Ông nói với con:
- Sao con không ăn trước đi rồi còn học bài.
- Con học bài rồi con chờ bố về, hai bố con ăn cho vui.
- Sao mặt bố lại xưng lên thế kia? Cô con gái lo lắng hỏi.
- À, bố bị ngã xe con à! Có lẽ đầu óc non nớt của nó chưa thể suy nghĩ được là không thể nào bị ngã xe mà mặt lại xưng tấy và thâm tím thế kia. Nó chưa thể hình dung được là chỉ có bị đánh thì mới như thế.
- Từ lần sau bố đi xe cẩn thận nhé! Con bé với vẻ mặt và giọng điệu quan tâm nói.
- Ông ta không nói gì chỉ cười và khẽ gật đầu. Ông đưa cái túi màu hồng xinh xắn cho con gái và nói:
- Bố có quà cho con gái diệu đây!
- Ôi, con cám ơn bố, quà gì thế bố? Cô con gái phấn khởi.
 Cô con gái mở ra và thấy có bộ quần áo mới, cô mừng rỡ lắm. Cô nói: Vậy là mai con có quần áo mới đi học rồi.

Nhìn khuôn mặt rạng rỡ vui tươi của con, ông ôm con gái vào lòng, nhắm mắt lại và những giọt nước mắt khẽ lăn dài trên hõm má.

Tác giả: Hừng Đông

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây