Thông điệp Ngày Quốc tế Di dân và tị nạn 2018

Thứ sáu - 25/08/2017 12:55  5402

“Đón tiếp, bảo vệ, thăng tiến và hội nhập những người di dân và tị nạn”
 

Đây là bản dịch của Tòa Thánh sứ điệp của Đức Giáo Hoàng nhân ngày Quốc Tế về di dân và tị nạn lần thứ 104 sẽ cử hành vào ngày 14 tháng 01 năm 2018. Tài liệu được công bố vào thứ Hai ngày 21.08.2017 bởi Tòa Thánh.

“Chào đón, bảo vệ, thăng tiến và hội nhập người di dân và tị nạn”

Anh chị em thân mến!

“Các Ngươi phải đối xử với những ngoại kiều là những người tạm trú với ngươi như người đồng hương giữa các ngươi, và người phải yêu thương họ như chính mình, vì các ngươi cũng đã là ngoại kiều trong đất của Ai Cập: Ta là Đức Chúa, Thiên Chúa của các ngươi” (Lv 19,34).

 

Trong những năm đầu tiên của triều đại Giáo Hoàng, tôi đã nhiều lần bày tỏ mối quan tâm đặc biệt của tôi cho những hoàn cảnh thảm thương của nhiều người di cư và tị nạn đang chạy trốn khỏi chiến tranh, bắt bớ, những thiên tai và nghèo đói. Chắc chắn, hoàn cảnh này là “dấu chỉ thời đại” mà tôi đã cố gắng để đọc chúng, với sự trợ giúp của Thánh Thần, kể từ chuyến đi của tôi tới Lampedusa ngày 08.07.2013. Khi tôi thành lập Bộ mới về Thăng tiến Phát triển Nhân bản toàn diện, tôi đã muốn một cơ quan đặc biệt – dưới sự hướng dẫn trực tiếp của tôi – để diễn tả mối bận tâm ân cần của Giáo Hội cho người di dân, những người thay đổi nơi ở, người tị nạn và các nạn nhân của việc buôn người.

Mỗi người di dân đến gõ cửa nhà chúng ta là một cơ hội cho một cuộc gặp gỡ với Đức Giê-su Ki-tô, Đấng đã tự đồng hóa với những người khách lạ được đón nhận và bị từ chối của mọi thời (Mt 25,35-43). Đức Chúa trao phó cho tình yêu mẫu tử của Giáo Hội những người đã bị bó buộc rời khỏi quê hương của mình để tìm kiếm một tương lai tốt đẹp hơn.[1] Tình liên đới này phải được biểu lộ cách cụ thể ở mọi giai đoạn của kinh nghiệm di cư – từ việc rời đi cho đến suốt hành trình; từ lúc đến cho tới lúc trở về. Đây là một bổn phận lớn lao (khó khăn) mà Giáo Hội muốn chia sẻ với tất cả những tín hữu nam và nữ thiện chí, những người được mời gọi đáp lại với bao thách đố của việc di dân hiện thời với lòng quảng đại, mau mắn, khôn ngoan và nhìn xa trông rộng, mỗi người tùy theo khả năng riêng của mình.

Về vấn đề này, tôi muốn xác nhận lại rằng “Câu trả lời được chia sẻ của chúng tôi có thể được tóm kết bằng bốn động từ dựa trên đạo lý của Hội Thánh là: Đón tiếp, bảo vệ, thăng tiến và hội nhập. [2]

Xét theo bối cảnh hiện nay, đón tiếp trước tiên là cống hiến cho những người di dân và tị nạn có nhiều cơ may hơn được vào những nước họ muốn đến một cách an toàn và hợp pháp. Theo nghĩa đó, điều đáng mong ước là có những cố gắng cụ thể gia tăng và đơn giản hóa việc cấp thị thực nhân đạo và đoàn tụ gia đình. Đồng thời, tôi mong ước có thêm nhiều nước chấp nhận những chương trình bảo trợ của tư nhân và cộng đồng và mở ra những hành lang cho những người tị nạn dễ bị tổn thương nhất. Ngoài ra, cũng nên dự trù những thị thực tạm thời, đặc biệt cho những người trốn chạy những cuộc xung đột sang các nước láng giềng. Những vụ trục xuất tập thể và độc đoán những người di dân và tị nạn không phải là một giải pháp thích hợp. Nhất là khi nó là những vụ trục xuất về những nước không thể đảm bảo được sự tôn trọng phẩm giá và các quyền căn bản.[3] Tôi tái nhấn mạnh tầm quan trọng về việc cống hiến cho những người di dân và tị nạn nơi cư trú đầu tiên thích hợp và xứng đáng. “Những chương trình tiếp đón rộng rãi đã được đề ra nhiều nơi khác nhau, dường như tạo điều kiện dễ dàng cho cuộc gặp gỡ với nhau giúp gia tăng chất lượng về việc phục vụ và đảm bảo thành công hơn”.[4] Nguyên tắc đặt con người ở vị trí trung tâm đã được vị tiền nhiệm quý mến của tôi đó là vị Giáo Hoàng Biển Đức XVI[5] khẳng định bó buộc chúng ta đó là luôn đặt an ninh con người trên an ninh quôc gia. Vì thế cần phải huấn luyện thích hợp cho các nhân viên có nhiệm vụ kiểm soát biên giới. Những tình cảnh của người di dân, người xin tị nạn và người tị nạn đòi phải bảo đảm cho họ sự an ninh bản thân và hướng những dịch vụ cơ bản. Nhân danh phẩm giá cơ bản của mỗi người, cần phải cố gắng chọn những giải pháp khác thay vì giam cầm những người gia nhập lãnh thổ quốc gia mà không có phép. [6]

Động từ thứ hai – Bảo Vệ - được diễn tả qua một loạt những hoạt động bênh vực các quyền và phẩm giá của những người di dân và tị nạn, bất luận họ thuộc quy chế di dân nào.[7] Sự bảo vệ đó bắt đầu tại quê hương và nhắm cung cấp những thông tin chắc chắn và bảo đảm trước khi khởi hành và phòng ngừa những vụ thu dụng bất hợp pháp.[8] Việc bảo vệ đó phải được tiếp tục bao nhiêu có thể tại những nước nhập cư bảo đảm cho người di dân một sự trợ giúp thích hợp về lãnh sự, quyền được giữ những những giấy tờ, căn cước cá nhân, được giúp đỡ về công lý, được mở các tài khoản ngân hàng riêng và bảo đảm một sự trợ giúp tôi thiểu để sinh sống. Nếu được nhìn nhận và đề cao các giá trị một cách thích hợp, thì những khả năng và tài cán của những người di dân, người xin tị nạn và người được tị nạn sẽ là nguồn tài nguyên đích thực cho những cộng đồng đón nhận họ.[9] Vì thế tôi cầu mong rằng trong việc tôn trọng họ, cần để cho họ được tự do di chuyển trong nước tiếp cư, được phép làm việc và được sử dụng các phương tiện viễn thông. Về những người quyết định hồi hương, tôi nhấn mạnh rằng nên phát triển những chương trình tái hội nhập về phương diện làm việc và xã hội. Hiệp ước quốc tế về những quyền xã hội của trẻ em mang lại một căn bản pháp lý chung để bảo vệ các trẻ vị thành niên di cư. Cần tránh mọi hình thức giam giữ các em vì quy chế di dân của họ. Đồng thời bảo đảm cho các em một nền giáo dục tiểu học và trung học. Cũng vậy khi họ đến tuổi trưởng thành, cần bảo đảm cho họ sự thường trú hợp pháp và có thể tiếp tục việc học đối với các trẻ vị thành niên không có người đi kèm hoặc bi tách rời khỏi gia đình các em.[10] Nhưng điều quan trọng là dự trù những chương trình tạm thời bảo hộ hoặc là ủy thác trong sự tôn trọng luật chung về quốc tịch. Cần nhìn nhận và đảm bảo quốc tịch cho mọi trẻ em nam nữ từ lúc sinh ra. Tình trạng không quốc tịch mà những người di dân và tị nạn đôi khi gặp phải là điều có thể dễ dàng tránh được nhờ “luật lệ quốc tịch phù hợp với các nguyên tắc căn bản về công pháp quốc tế”.[11] Tình trạng pháp lý của người di dân không được giới hạn sự trợ giúp y tế quốc gia và các chế độ lương bổng dành cho họ cũng như không được giới hạn việc chuyển những đóng góp của họ trong trường hợp họ hồi hương.

Thăng tiến chủ yếu có nghĩa là cố gắng làm sao để tất cả những người di dân và tị nạn cũng những cộng đoàn đón nhận họ có khả năng được thành đạt trong tư cách là người, trong tất cả mọi chiều kích hợp thành nhân loại như Đấng tạo hóa mong muốn.[12] Trong số những chiều kích ấy, cần nhìn nhận đúng đắn giá trị của chiều kích tôn giáo. Bảo đảm cho mọi người ngoại quốc hiện diện trong lãnh thổ được tự do tuyên xưng và thực hành tôn giáo. Nhiều người di dân và tị nạn có khả năng cần được nhìn nhận và đề cao giá trị một cách thích hợp vì “công việc của con người tự bản chất nhắm liên kết các dân tộc”.[13] Tôi khuyến khích những cố gắng cổ võ sự hội nhập người di dân và tị nạn về phương diện công ăn việc làm và xã hội. Bảo đảm cho tất cả mọi người kể cả những người đang xin tị nạn được làm việc, học ngôn ngữ va trở thành những công dân tích cực, được huấn luyện thích hợp trong ngôn ngữ gốc của họ. Trong trường hợp các trẻ vị thành niên di cư, sự tham gia của họ vào những hoạt động sản xuất cần phải được điều hành theo quy luật để phòng ngừa những lạm dụng và những đe dọa đối với sự tăng trưởng bình thường của các em. Năm 2006 Đức Biển Đức thứ XVI đã nhấn mạnh rằng “trong bối cảnh di cư, gia đình là nơi và là nguồn văn hóa sự sống và là nhân tố hội nhập các giá trị”.[14] Cần luôn thăng tiến sự toàn vẹn của họ, tạo điều kiện cho sự đoàn tụ gia đình bao gồm cả các ông bà, anh chị em và các cháu. Không bao giờ để việc hội nhập này phải tùy thuộc những đòi hỏi kinh tế. Đối với những người di dân, người xin tị nạn và người tị nạn ở trong tình trạng khuyết tật cần đảm bảo cho họ sự quan tâm và nâng đỡ nhiều hơn. Tuy có những cố gắng đáng ca ngợi cho đến nay do nhiều quốc gia thực hiện về phương diện cộng tác quốc tế và trợ giúp nhân đạo, tôi cầu mong rằng trong việc phân phối những trợ giúp như thế cần xét những nhu cầu (như sự trợ giúp về y tế, xã hội và giáo dục) của các nước đang trên đường phát triển đang tiếp nhận làn sóng rất lớn những người tị nạn và di dân. Và cũng thế cần giúp đỡ những cộng đoàn địa phương ở trong tình trạng thiếu thốn về vật chất và dễ bị tổn thương.[15]

Động từ sau cùng là - Hội nhập - được thực hiện trên bình diện những cơ may làm cho nền văn hóa được phong phú do sự hiện diện của những người di dân và tị nạn. Hội nhập không phải sự đồng hóa dẫn đến sự loại bỏ và quên đi căn tính của mình. Đúng hơn, sự tiếp xúc với người khác dẫn tới sự khám phá ‘bí quyết’ của họ, cởi mở đối với họ để đón nhận những khía cạnh có giá trị và như thế góp phần hiểu biết nhau nhiều hơn. Đó là một tiến trình kéo dài nhắm hình thành xã hội và văn hóa làm cho chúng ngày càng phản ánh những hồng ân đa dạng của Thiên Chúa dành cho con người.[16] Tiến trình ấy có thể được đẩy mạnh bằng cách cấp quốc tịch mà không đòi phải có những điều kiện về kinh tế và ngôn ngữ bằng một sự hợp thức hóa đặc biệt dành cho những người di dân đã ở lâu trong quốc gia liên hệ. Tôi tái nhấn mạnh sự cần thiết phải cổ võ bằng mọi cách nền văn hóa gặp gỡ, gia tăng những cơ hội trao đổi liên văn hóa, thu thập tài liệu và phổ biến những phương tiện hội nhập tốt và chuẩn bị các chương trình nhắm chuẩn bị các cộng đoàn địa phương vào tiến trình hội nhập. Tôi muốn nhấn mạnh trường hợp đặc biệt những người ngoại quốc bị bó buộc phải rời bỏ nước nhập cư vì những khủng hoảng nhân đạo. Những người ấy yêu cầu được trợ giúp thích hợp để hồi hương và có những chương trình giúp họ tái hội nhập về phương diện nghề nghiệp tại quê hương.

Phù hợp với truyền thống mục vụ của mình, Giáo Hội sẵn sàng đích thân dấn thân để thực hiện tất cả những sáng kiến được đề nghị trên đây. Nhưng để đạt được những kết quả mong muốn, điều tối cần thiết là có sự đóng góp của cộng đoàn chính trì và xã hội dân sự, mỗi bên theo trách nhiệm của mình.

Trong Hội nghị thượng đỉnh của Liên Hợp Quốc cử hành tại New York ngày 29 tháng 09 năm 2016, các vị lãnh đạo thế giới đã bày tỏ rõ ràng ý chí dấn thân bênh vực những người di dân và tị nạn để cứu mạng sống và bảo vệ các quyền của họ, chia sẻ trách nhiệm ấy trên bình diện hoàn cầu. Với mục đích đó, các nước đã dấn thân soạn thảo và phê chuẩn trước cuối năm 2018 hai Hiệp Ước Hoàn Cầu, một về người tị nạn và một về người di dân.

Anh chị em thân mến, dưới ánh sáng tiến trình được khởi sự, những tháng tới đây là một cơ may đặc biệt để trình bày và hỗ trợ những hoạt động cụ thể trong đó tôi đã muốn mô tả với bốn động từ. Vì thế tôi mời gọi lợi dụng mọi cơ hội để chia sẻ sứ điệp này với tất cả tác nhân chính trị và xã hội có liên hệ (hoặc những người quan tâm tham gia) trong tiến trình đưa tới việc chấp thuận hai Hiệp Ước hoàn cầu ấy.

Hôm nay ngày 15 tháng Tám, chúng ta lễ trọng Đức Mẹ Hồn xác Lên Trời. Mẹ Thiên Chúa đã đích thân cảm nghiệm cảnh lưu vong cơ cực (Mt 2,13-15), đồng hành yêu thương với Chúa Con cho đến đồi Can-vê, và giờ đây Mẹ chia sẻ đời đời vinh quanh của Chúa Con. Chúng ta hãy phó thác cho sự chuyển cầu của Mẹ những hy vọng của tất cả những người di dân và tị nạn trên thế giới và những mong ước của các cộng đoàn đón tiếp họ để phù hợp với điều răn của Chúa. Tất cả chúng ta học yêu thương tha nhân, người nước ngoài, như chính chúng ta.

Vatican, ngày 15 thánh Tám năm 2017
Lễ trọng Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời

Phan-xi-cô Giáo Hoàng
Tiểu Bôi biên tập theo đài Đài Vatican thứ Sáu ngày 25/08/2018
 
 
FOOTNOTES
[1] Cf. Pius XII, Apostolic Constitution Exsul FamiliaTitulus Primus, I.
[2]  Address to Participants in the International Forum on “Migration and Peace”, 21 February 2017.
[3] Cf. Statement of the Permanent Observer of the Holy See to the 103rd Session of the Council of the IOM, 26 November 2013.
[4]  Address to Participants in the International Forum on “Migration and Peace”, 21 February 2017.
[5] Cf. Benedict XVI, Encyclical Letter Caritas in Veritate, 47.
[6] Cf.   Statement of the Permanent Observer of the Holy See to the 20th Session of the UN Human Rights Council, 22 June 2012.
[7] Cf. Benedict XVI, Encyclical Letter Caritas in Veritate, 62.
[8] Cf. Pontifical Council for the Pastoral Care of Migrants and Itinerant People, Instruction Erga Migrantes Caritas Christi, 6.
[9] Cf. Benedict XVI, Address to the Participants in the 6th World Congress for the Pastoral Care of Migrants and Itinerant People, 9 November 2009.
[10] Cf. Benedict XVI, Message for the World Day of Migrants and Refugees (2010) and Statement of the Permanent Observer of the Holy See to the 26th Ordinary Session of the Human Rights Council on the Human Rights of Migrants, 13 June 2014.
[11] Pontifical Council for the Pastoral Care of Migrants and Itinerant People and Pontifical Council Cor UnumWelcoming Christ in Refugees and Forcibly Displaced Persons, 2013, 70.
[12] Cf. Paul VI, Encyclical Letter Populorum Progressio, 14.
[13] John Paul II, Encyclical Letter Centesimus Annus, 27.
[14] Benedict XVI, Message for the World Day of Migrants and Refugees (2007). 
[15] Cf. Pontifical Council for the Pastoral Care of Migrants and Itinerant People and Pontifical Council Cor UnumWelcoming Christ in Refugees and Forcibly Displaced Persons, 2013, 30-31.
[16] John Paul II, Message for the World Day of Migrants and Refugees (2005).

https://zenit.org/articles/popes-message-for-world-day-of-migrants-and-refugees-2018/
 
https://www.youtube.com/watch?v=zTkJlN-zEJY
***+***
xkta
lpv
gkpv
tvcv
***+***
ra khoi
lnth
LIÊN KẾT

 

 

 

11.jpg 8.jpg 9.jpg 10.jpg 13.jpg
PAGE FACEBOOK
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập303
  • Máy chủ tìm kiếm27
  • Khách viếng thăm276
  • Hôm nay43,023
  • Tháng hiện tại904,558
  • Tổng lượt truy cập69,964,432
Copyright © 2022 thuộc về Tòa Giám Mục Bùi Chu
   Phụ trách: Ban Truyền Thông Giáo Phận Bùi Chu
Địa chỉ: Xuân Ngọc - Xuân Trường - Nam Định

Email: bttbuichu@gmail.com

Chúng tôi trên mạng xã hội

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây