Lòng thương xót Chúa qua hai vị giáo hoàng

Thứ ba - 08/11/2016 15:23  3672
Lòng thương xót Chúa qua hai vị giáo hoàng Gioan Phaolô II và Phanxicô
 
Năm Thánh Lòng Thương Xót sắp kết thúc, nhưng Lòng thương xót Chúa không bao giờ vơi cạn. Vị giáo hoàng nào cũng đều ca ngợi tình thương vô biên của Thiên Chúa, tuy nhiên, hai Đức giáo hoàng muốn làm nổi bật tình thương đó qua từ ngữ 'Lòng thương xót'. Đó là thánh giáo hoàng Gioan Phaolô II và vị đương kim Phanxicô. Nếu như vị thứ nhất giới thiệu Tông huấn Dives in misericordia (Thiên Chúa giàu lòng thương xót) được viết vào năm thứ hai triều đại giáo hoàng của mình (1980), thì Đức Phanxicô mở Năm Thánh Lòng Thương Xót với tông sắc Misericordiae Vultus (Khuôn mặt xót thương) vào năm thứ ba triều đại giáo hoàng của ngài (2015).
 
Tông huấn Dives in misericordia đã ra đời trước Năm Thánh Lòng Thương Xót 35 năm, nhưng chắc chắn nó là tài liệu tham khảo có giá trị cho Tông sắc Misericordiae Vultus, cũng như nhiều tài liệu được viết trong năm thánh ngoại thường này. Tông sắc Misericordiae  Vultus  là  tài liệu nối dài, nhắc nhớ lại Tông huấn Dives in misericordia và là kim chỉ nam cho người tín hữu sống Lòng thương xót Chúa và hướng đến tha nhân.
 
Tông huấn của thánh giáo hoàng Gioan Phaolô II đã giúp con người nói chung và các Kitô hữu nói riêng khám phá ra Thiên Chúa Cha vô hình và giàu lòng thương xót, được mạc khải nơi Chúa Con hữu hình. Khởi đầu, Thiên Chúa đã mạc khải  lòng thương xót qua nhiều cách, nhưng "khi đến thời viên mãn" (Gl 4,4), Ngài đã mạc khải Lòng thương xót ấy qua Thánh Tử Giêsu. Đây là mạc khải trọn vẹn và cuối cùng. Không có mạc khải nào hơn. Chúa Cha đã thực thi sự "đền bù" (DM 14§11) vì tội lỗi nhân loại. Chỉ có thiên tính và nhân tính của Chúa Con mới có đủ tư cách để thi hành sự đền bù này  mà thôi. Chỉ có sự chết của Chúa Giêsu mới xứng đáng đền bù cho cân xứng vì Tội Nguyên Tổ và tội riêng   quá nhiều của loài người. Không ai có thể thay Chúa Con làm được sứ mạng cứu chuộc này. Qua đó, chúng ta mới thấy rõ được Lòng thương xót của Chúa Cha vô biên đến mức nào.
 
Chúa Con chính là Lòng thương xót của Chúa Cha. Người là Lời đầy lòng xót thương. Ai thấy Chúa Con thương xót những người bé nhỏ, tù tội, bệnh tật ... thế nào thì Chúa Cha cũng thương xót họ như vậy, vì như Chúa Con đã nói: "Ai thấy Ta là thấy Cha" (Ga 14,9). Cựu Ước đã không diễn tả hết tất cả Lòng thƣơng xót của Chúa Cha, làm cho người ta đôi khi hiểu sai về lòng thương xót đó, họ "tự kết án" Ngài quá bạo lực, ghen tương ... khi ấy Người Con đến thế gian này để giải thích cách chính xác về Lòng thương xót của Chúa Cha. Bản thân Giáo  hội cũng đã có lúc  đối  xử với anh em đồng loại  hay với các tôn giáo khác một cách bạo lực. Chính vì thế, Năm Thánh Lòng Thương Xót được mở ra để nói với tất cả mọi người lời xin lỗi và tha lỗi.
 
Nhưng trước khi nói đến bổn phận của người Kitô hữu đối với tha nhân, nhân dịp Năm thánh ngoại thường này, cần phải nhắc lại một vài điểm lớn trong Tông huấn Dives in misericordia của Đức Gioan Phaolô II. Tông huấn giải thích rằng Lòng thương xót của Thiên Chúa không hề mâu thuẫn với sự công chính của Ngài. Tuy công chính là sự công bằng có thưởng có phạt, nhưng lòng thƣơng xót luôn hiện diện để cứu vớt những ai kêu xin cùng Ngài. Thiên Chúa vừa thương xót vừa công chính. Lòng thƣơng xót của Ngài luôn mạnh mẽ. Ngài ưa thích lòng thương xót để cứu vớt con người. Ngài cứu vớt không chỉ có sự sống đời sau, mà ngay sự sống đời này. Khi nhắc đến Lòng thương xót Chúa, Giáo hội  kêu  gọi  mọi  người hãy cư xử với nhau có lòng nhân.
 
Đáng tiếc thay trong vụ án Đức Giêsu và rất  nhiều vụ án của mọi thời  đại, người ta đã nhân danh công lý, công bằng để xét xử người khác một cách bất công. Những người nghèo, người công chính, người không thể nói, người không được tôn trọng... đã bị kết án oan sai. Từ đó, sai lầm này dẫn đến sai lầm khác. Khái niệm về công bằng và công lý đã bị hiểu lệch lạc. Xã hội đánh mất niềm tin. Người dân không còn tin vào sự lãnh đạo của người có thẩm quyền. Do đó, cần phải nhìn lên Lòng thương xót Chúa để nhìn nhận sai xót đó để nói lời xin lỗi và sống lòng thương xót với tha nhân.
 
Năm Thánh Lòng Thương Xót sẽ trở nên thật ý nghĩa khi mà người tín hữu không chỉ lo kiếm tìm ơn xá cho riêng mình, mà còn thực thi sự tha thứ, sám hối và hòa giải. Tha thứ,  sám  hối  và  hòa  giải  là những mặt có trong Lòng thương xót Chúa, chúng giữ vai trò lớn trong lòng thương xót. Lòng thương xót sẽ thật hoàn hảo khi mọi người có lòng tin biết tìm đến với nhau để tha thứ và nói những lời yêu thương. Trong Năm thánh này, nếu theo dõi các chuyến tông du của Đức Thánh Cha, chúng ta sẽ thấy ngài luôn tìm cơ hội để thực thi sự tha thứ, sám hối và hòa giải. Cho nên, người ta có thể gọi ngài là Tông đồ của Lòng Thương Xót như thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II.
 
Nhờ ơn soi sáng của Chúa Thánh Thần, hai vị giáo hoàng này đã giúp chúng ta sống mầu nhiệm của Lòng thương xót Chúa. "Thương xót như Chúa Cha" là bằng chứng hùng hồn nhất về tình thương vô biên của Ngài. Đức Giêsu đã kể cho chúng ta một dụ ngôn chính xác về Lòng thương xót của Chúa Cha (IV, Dives in misericordia; Lc 15,1-32). Lòng thương  xót đến độ làm cho người anh phải phát ghen vì sự tiếp đón thịnh tình của người cha. Đây đó trong Tin Mừng người ta còn bắt gặp những câu chuyện, những dụ ngôn khác làm sáng tỏ lòng thương xót vô biên này.
 
Để nắm rõ những khái niệm và thực hành về lòng thương xót, thiết tưởng chúng ta nên đọc lại hai bản văn quí giá này. Đồng thời, chúng ta cũng sẽ thấy sự khác biệt của hai thể loại văn chương. Tông huấn Dives in misericordia thì cho chúng ta hiểu về khái niệm của từ ngữ và thần học về lòng thương xót của Thiên Chúa, còn Tông sắc Misericordiae Vultus thì giúp chúng ta sống và thực hành lòng thƣơng xót đó trong Năm Thánh Lòng Thương Xót Chúa. Như vậy, hai bản văn bổ túc cho nhau. Một đàng khơi dậy và đào sâu Lòng thương xót của Chúa Cha, đàng khác chỉ  dạy chúng ta sống và thực thi lòng thương xót như Chúa Cha.
 
Việc cần phải thực thi đó là Giáo hội đã kêu gọi tất cả các phe nhóm, tổ chức  khủng bố ... chấm dứt chiến tranh và xung đột để không gây đau khổ cho nhiều người, trái lại, cần xây dựng thế giới hòa bình, bảo vệ con người, cho mọi người sống có phẩm giá, nhất là trẻ em, và cũng lưu tâm đến môi trường sống xung quanh. Trong phạm vi địa phương chúng ta đang sống, lòng thương xót cần phải được thực hiện qua những việc  làm bác ái cụ thể và nhiều hơn nữa vì chính Thiên  Chúa muốn  "muốn lòng nhân chứ không cần lễ tế" (Mt 9,13). Người Kitô hữu phải là người đầu tiên biết bảo vệ môi trường sạch sẽ để có cuộc sống tốt cho mình và cho người khác. Làm như vậy thì chúng ta là những thụ tạo biết gìn giữ và coi sóc vũ trụ mà Đấng Tạo Hóa đã dựng nên.
 
Để có thể sống và thực thi lòng thương xót ấy, các ngài giới thiệu cho chúng ta những khuôn mặt đã rao truyền và sống lòng thương xót sau Con Một Chúa là Đức Giêsu Kitô, đó là Đức Maria, thánh Faustina Kowalska (1905-1938).
 
Ngoài ra, còn nhiều vị thánh khác mà chúng ta có thể nhận ra được Lòng thương xót của Chúa nơi các ngài. Nhờ lời chuyển cầu của các ngài, xin cho chúng ta hiểu được và yêu mến Thiên Chúa giàu lòng thương xót, đồng thời, xin cho chúng ta sống và thực  thi Lòng thương xót Chúa qua anh chị em mà chúng ta gặp gỡ.
 
Lm. Vinhsơn Đinh Minh Thỏa
ĐCV Bùi Chu, Ra Khơi số 15, tháng 11/2016, tr.20-24.
***+***
xkta
lpv
gkpv
tvcv
***+***
ra khoi
lnth
LIÊN KẾT

 

 

 

11.jpg 8.jpg 9.jpg 10.jpg 13.jpg
PAGE FACEBOOK
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập197
  • Máy chủ tìm kiếm30
  • Khách viếng thăm167
  • Hôm nay33,758
  • Tháng hiện tại872,945
  • Tổng lượt truy cập69,932,819
Copyright © 2022 thuộc về Tòa Giám Mục Bùi Chu
   Phụ trách: Ban Truyền Thông Giáo Phận Bùi Chu
Địa chỉ: Xuân Ngọc - Xuân Trường - Nam Định

Email: bttbuichu@gmail.com

Chúng tôi trên mạng xã hội

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây