Triết lý và nghệ thuật sống im lặng

Thứ năm - 16/05/2019 21:51  3050

Hai chữ im lặng thật ngắn gọn. Nó được cấu thành từ 6 chữ cái và 1 khoảng trắng. Thế nhưng đằng sau nó là vô vàn những điều kỳ diệu, đầy ắp những khuôn bậc trạng thái mà trong từng thời điểm, từng tình huống cho ta những ‘hương sắc’ và ‘mùi vị’ khác nhau. Vậy im lặng là gì ? Im lặng có phải là yếu đuối ? Không, đó là quyền năng của kẻ thông minh!

00 00 silenceIm lặng cũng là một thứ ngôn ngữ không lời. Im lặng có thể trả lời một vài câu hỏi tế nhị bằng ngôn ngữ hình thể. Im lặng là một loại triết lý sống. Khi được sử dụng tốt, nó biến thành nghệ thuật. Khi con người buồn là lúc dễ bị tổn thương nhất. Khi ấy ta có khuynh hướng khép kín vì không muốn ai biết mình đang có chuyện buồn. Thời điểm này, điều tốt nhất không phải hỏi han an ủi, mà là sự im lặng. Hiểu được cách im lặng đúng lúc sẽ giúp chúng ta hóa giải mâu thuẫn và đem lại cho người khác sự thoải mái. Một người thông minh mấy cũng không thể nhìn thấu mọi chuyện, có trí tuệ đến đâu cũng có lúc sai lầm. Vì thế cần cẩn trọng khi phát ngôn, nhất là lúc có mâu thuẫn với người khác. Sự im lặng của bạn không phải là yếu đuối, sợ hãi, càng không phải là thờ ơ nhưng đúng hơn bạn đã thực sự trưởng thành. Vậy mới có câu : “Lúc nhỏ chúng ta phải tập nói, nhưng khi lớn ta lại phải tập im lặng”.

Trong đời sống thiêng liêng, con người thường đón nhận được mạc khải của Thiên Chúa trong tĩnh lặng. Thế nhưng chỉ số ít trong nhân loại biết giá trị của thinh lặng. Chúng ta thường để cho tâm hồn mình bị khuấy động với mọi thứ tham sân si. Những điều xấu cứ dần tiêm nhiễm vào tâm hồn mà ta chẳng hề hay biết.

‘Thiên Chúa, Đấng ban cho món quà thinh lặng. Và tôi là kẻ đang lắng tai nghe’. Quả thật Thiên Chúa là Đấng ban cho cả âm thanh và sự thinh lặng. Vậy nếu con người biết tiếp nhận âm thanh, còn sự im lặng thì sao? Với con người im lặng có thể là một quà tặng không? Và có là cường điệu không, nếu tôi nói rằng thế giới ngày nay gặp nhiều vấn đề đối với im lặng. Thế giới của chúng ta tràn ngập và vượt ra ngoài cột mốc sự náo động! Tiếng nhạc ầm ĩ trong các lễ hội, tiệc tùng, hội nghị và cả trên xe buýt, xe hơi nữa. Vì với một số người, sự im lặng là thiêng liêng, nhưng với người khác có khi đó là sự độc ác và chết chóc. Chính vì thế, dễ hiểu tại sao trong nhà nếu không ai lên tiếng, thì ít nhất vẫn có âm thanh từ ti vi, rađiô phát ra.

Cuộc sống náo nhiệt và ồn ào đôi lúc im lặng là cách tốt nhất để giải quyết vấn đề. Có bao giờ bạn tự hỏi, vì sao con người lại có tới hai tai mà chỉ có một cái miệng không? Đó là minh chứng rằng con người cần phải biết lắng nghe nhiều hơn nói. Im lặng không phải vì ta không biết mà vì ta hiểu sự việc và hiểu rõ bản thân cần phải làm gì. Cũng có khi im lặng là một sai lầm! Trong  trường hợp bạn bè, người sống bên cạnh bị hiểu lầm, ta biết sự việc nhưng lại ngần ngại hoặc sợ mất lòng người khác nên chọn im lặng khiến cho chuyện thành tồi tệ hơn.

Mặt tiêu cực của im lặng là sự bàng quan: ai làm gì mặc kệ không liên quan đến ta. Đó là sự im lặng ích kỷ. Lại có sự im lặng theo hướng chống đối ngầm. Im lặng để ngấm ngầm tính chuyện hại người. Sự im lặng thực sự đáng sợ khi nó đạt đến độ im lặng vô cảm. Khi đi trên đường, gặp một người bị nạn, thay vì lấy điện thoại gọi xe cấp cứu lại có người bình thản đứng quay phim. Thấy cảnh đánh  nhau, nhiều người nhếch môi cười đi qua. Tới chốt đèn giao thông, có người vượt đèn đỏ thay vì lên tiếng phản đối hành vi sai trái này, nhiều người nhìn trước nhìn sau và tham gia vượt theo. Trong những trường hợp này im lặng không đáng được hoan nghênh, nó là mặt trái của sự thờ ơ, vô cảm, và vô trách nhiệm.

Trong cuộc sống ta có nên thường xuyên im lặng ? Nên và không nên! Người trẻ ngày nay rất năng động. Với họ, im lặng đôi khi lại khó. Tuy khó nhưng vẫn có thể tập được, im lặng khi cần thiết chứ đừng im lặng khi người khác cần sự giúp đỡ. Mỗi ngày chúng ta sẽ gặp những sự kiện vui hoặc buồn, gặp gỡ người tốt kẻ xấu... Với hiện tại, có thể những chuyện xảy ra là quan trọng nhưng sau vài năm, khi nhìn lại ta thấy mọi thứ so đo tranh đoạt trước kia đều không còn ý nghĩa. Trong khi đó, những lời nói sắc bén từng làm tổn thương người khác vẫn để lại vết sẹo không thể xóa nhòa. Điều đó nhắc tôi và bạn hãy cẩn thận với những ta nói. Lời không hay lỡ thốt ra có thể được tha thứ, nhưng không thể nào quên.

Maria Mai Thị Ngọc, Thỉnh sinh Đaminh Bùi Chu

***+***
xkta
lpv
gkpv
tvcv
***+***
ra khoi
lnth
LIÊN KẾT

 

 

 

11.jpg 8.jpg 9.jpg 10.jpg 13.jpg
PAGE FACEBOOK
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập258
  • Máy chủ tìm kiếm32
  • Khách viếng thăm226
  • Hôm nay27,982
  • Tháng hiện tại889,517
  • Tổng lượt truy cập69,949,391
Copyright © 2022 thuộc về Tòa Giám Mục Bùi Chu
   Phụ trách: Ban Truyền Thông Giáo Phận Bùi Chu
Địa chỉ: Xuân Ngọc - Xuân Trường - Nam Định

Email: bttbuichu@gmail.com

Chúng tôi trên mạng xã hội

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây