Thần thánh ơi, ngài là ai?

Thứ tư - 15/02/2017 02:35  4135
Cứ độ mỗi dịp đầu xuân, khắp ba miền Bắc – Trung - Nam của dải đất hình chữ S lại nở rộ các lễ hội. Chưa bao giờ các lễ hội lại “đơm hoa” và được nhắc đến nhiều như vậy. Từ báo giấy đến báo mạng, từ nông thôn đến thành thị, từ người nông dân đến người tri thức, đâu đâu cũng đề cập đến lễ hội: Nào là lễ hội Chùa Hương, Khai ấn Đền Trần, Cướp Phết Hiền Quang, Bà Chúa Kho, Đền Bà Đen, Chùa Bà Thiên Hậu, Đền Đức Thánh Trần... Lễ hội phong phú đến nỗi nhiều người không thể nhớ hết được. Có người ác miệng còn cho rằng Việt Nam đang “loạn lễ hội”.
 
G1Nxc51v

Quả thật, so với mấy chục năm về trước, ngày nay đất nước chúng ta nên tự hào vì có nhiều lễ hội. Việc có nhiều lễ hội cho thấy người dân Việt Nam ý thức hơn về sự hiện diện của thần thánh, chứ không phải như một số người vẫn còn tuyên bố không tin có một thần thánh nào. Hơn nữa, việc có nhiều lễ hội cho thấy người Việt ngày càng ý thức hơn về sự yếu đuối của bản thân nên cần phải dựa vào một thần thánh nào đó phù trợ.

Tuy nhiên, ta cũng cần nhìn nhận một thực tế rằng, vì tâm lý sợ hãi nên nhiều người đi lễ hội để xin ơn này ơn nọ chứ thực ra họ cũng không biết ông thần bà thánh mình đang cầu xin là ai. Đơn cử như trường hợp có người đi lễ Khai ấn Đền Trần, đứng trước bức tượng đặt ở đền Thiên Trường, mắt nhìn lên tượng thần với lòng thành kính nhưng miệng cứ kêu tên Thánh Gióng linh thiêng. Không biết nếu nghe được những lời đó vị thần kia có buồn không? Không những thế, có nhiều người đến với lễ hội mang theo tính ăn thua, đặc biệt là tầng lớp thanh niên. Điều này được minh chứng cụ thể qua các vụ cướp phết, cướp ấn, cướp lộc tại các lễ hội mà báo chí năm nào cũng đề cập. Thanh niên từng đoàn, từng lớp chen chúc, dẫm đạp lên nhau để giành cho được phết, giành cho được ấn. Có khi để cướp được thứ đó họ đã phải thượng cẳng chân, hạ cẳng tay. Không biết may mắn từ phết, từ ấn, từ lộc cho một năm mới đã đến chưa nhưng chắc chắn nhiều người sau vụ cướp phết, cướp ấn, cướp lộc phải vào viện để băng bó, phải mua thuốc để giảm đau.

 
6 53643

Như vậy, họ đã biến lễ hội thành những nơi cướp cái gọi là lộc thông qua tranh giành, dẫm đạp lên nhau. Nếu thực sự có những ông thần bà thần hiển linh trong các lễ hội đó thì chắc hẳn các vị không muốn con người đối xử với nhau như thế. Điều này cho thấy, nhiều người đến với lễ hội chỉ để tìm kiếm sự may mắn qua các vật mà một số người thổi phồng lên ý nghĩa của nó chứ họ cũng không quan tâm đến các ông thần bà thần. Trộm nghĩ, có khi nào người tham dự lễ hội cho rằng các vị đó cũng là con người như chúng ta. Các vị chưa phù trợ nổi cho con cháu huống gì phù trợ cho người dưng. Ngoài ra cũng cần nói thêm, việc cướp phết, cướp ấn, cướp lộc để tìm sự may mắn có lẽ cũng chẳng khác gì là một điều mê tín dị đoan.

Nếu Việt Nam đang “loạn lễ hội” và các lễ hội này lại đầy dẫy bạo lực, mê tín thế thì tại sao các lễ hội lại ngày càng phát triển và phát triển với quy mô hơn? Đơn giản chỉ vì tâm lý người Việt Nam chúng ta, nhất là những người ở địa vị cao, sợ may mắn không đến với mình nên cần ông thần bà thần phù trợ để yên tâm hơn trong cuộc sống. Chung quy lại điều này chẳng qua cũng xuất phát từ một xã hội bất an, một xã hội mà chỉ cần “sơ sẩy” một chút là sự nghiệp đổ sông đổ bể.

 
Bên cạnh đó, mục đích thương mại cũng chính là lý do chủ yếu để các lễ hội ngày càng phát triển. Mới đây tờ báo Tuổi Trẻ cho biết một lễ hội ở Nam Định đã mang về cho tỉnh này hàng năm khoảng 10 tỷ đồng. Với số tiền thu về lớn như thế thử hỏi làm sao người ta lại không muốn tổ chức lễ hội, lại không muốn “pi-a” lễ hội để nhiều người biết đến hơn dù rằng đôi khi lễ hội đó bị xuyên tạc, bị thổi phồng lên? Cũng trên tờ báo Tuổi Trẻ, tiến sĩ Nguyễn Hồng Kiên (Viện Khảo cổ học Việt Nam) đã khẳng định khai ấn Đền Trần là một xuyên tạc lịch sử, mạo danh việc phục hồi lễ hội truyền thống. Ngài tiến sĩ còn đi đến kết luận: “Các lễ khai ấn này có rất ít ý nghĩa văn hoá, tất cả đều vì mục tiêu thương mại.”
 
cuop 3 FSNH

Nếu đúng như những gì tiến sĩ Nguyễn Hồng Kiên chia sẻ thì một bộ phận người ngày nay đang lợi dụng những ông thần bà thần để trục lợi thông qua các lễ hội. Họ đang biến Việt Nam thành một đất nước “loạn tín ngưỡng”. Nói cách khác, họ cũng đang dần biến một phần lớn người dân thành những kẻ cuồng tín vào những ông thần bà thần cũng từng sống một kiếp người như họ.

Tác giả: Antôn Hoàng Văn Phúc, OP

***+***
xkta
lpv
gkpv
tvcv
***+***
ra khoi
lnth
LIÊN KẾT

 

 

 

11.jpg 8.jpg 9.jpg 10.jpg 13.jpg
PAGE FACEBOOK
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập345
  • Máy chủ tìm kiếm53
  • Khách viếng thăm292
  • Hôm nay63,060
  • Tháng hiện tại924,595
  • Tổng lượt truy cập69,984,469
Copyright © 2022 thuộc về Tòa Giám Mục Bùi Chu
   Phụ trách: Ban Truyền Thông Giáo Phận Bùi Chu
Địa chỉ: Xuân Ngọc - Xuân Trường - Nam Định

Email: bttbuichu@gmail.com

Chúng tôi trên mạng xã hội

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây