Nỗ lực ngăn chặn dịch bệnh Êbôla ở Congo

Thứ ba - 30/07/2019 19:10  808
Blaise Manamba, một nhân viên cứu trợ của Caritas tiên phong trong trận chiến chống lại sự bùng phát dịch bệnh Ebola tại Nước Cộng Hoà Dân Chủ Congo. Tại trung tâm phân phối thực phẩm ở ngay giữa khu vực thuộc vùng quê hẻo lánh đang bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Ebola, Blaise hỗ trợ một nhóm người có nguy cơ cao tiếp xúc trực tiếp với nạn nhân của loại virus rất dễ lây lan, và loại virus này lây qua tuyến nước bọt và mồ hôi và chưa có cách chữa trị. 
 
1 3

Công việc của Blaise trở nên khó khăn hơn vì anh làm việc trong vùng lãnh thổ có biến động chính trị ở phía đông bắc của đất nước, một khu vực nghèo nàn về an ninh và bị kiểm soát bởi dân quân, nơi đây người dân không tin là Ebola tấn công và làm chết nhân viên cứu trợ. 
Nhưng bất chấp những trở ngại, Blaise tin chắc rằng dịch bệnh bùng phát kinh khủng kể từ khi virus tấn công vào Tây Phi năm 2013 sẽ bị diệt vong ở Congo. “Vâng, điều này là có thể và chúng ta sẽ thắng được trận chiến (chống lại Ebola) bằng cách giáo dục người dân bằng việc cảm hoá họ, bởi vì lúc đầu người dân đã trốn trong rừng nhưng bây giờ họ đang đến với chúng ta.”
Nhưng ngay cả khi có một chương trình tiêm vắc-xin và hưởng ứng của quốc tế đã được phát động sau nạn bùng phát dịch bệnh Ebola được tuyên bố cách đây 11 tháng, loại virus đã tỏ ra khó diệt, đang trở thành căn bệnh tồi tệ nhất ở Congo với hơn 1,700 người chết. 
Ebola bùng phát là một khẩn cấp về y tế trên bình diện quốc tế.
Ngày 17 tháng bảy, Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) đã tuyên bố dịch bệnh Ebola bùng phát tại Congo là một tình trạng khẩn cấp về y tế quốc tế, đó là một báo động toàn cầu hiếm có sau khi căn bệnh đe doạ lan đến thành phố lớn và những nước xung quanh.Tedros Adhanom Ghebreyesus, giám đốc WHO đã phát biều trong một tuyên bố.
Thông báo được đưa ra sau khi một nạn nhân được chuẩn đoán mắc bệnh ở thủ phủ tỉnh Goma, đó là trường hợp đầu tiên ở thành phố lớn có dân số lên đến hai triệu và là cửa khẩu đi qua những nước khác trong khu vực.
WHO đã cảnh báo các nước Rwanda, Nam Sudan, Burundi và Uganda đang là những nước có nguy cơ lây nhiễm cao. Uganda đã xác nhận ba trường hợp nhiễm bệnh và bốn trường hợp tử vong. 

 
2 4

Phản kháng của cộng đồng với dịch bệnh Ebola ở Congo là trở ngại chính 
Hơn 160,000 người ở Congobị ảnh hưởng ở các tỉnh phía đông bắc Kivu và Ituri đã được tiêm phòng. Nhưng sự tái xuất hiện liên tục của các trường hợp bệnh ở những nơi đang trong quá trình được tuyên bố là hết bệnh dịch đã làm dấy lên mối lo ngại về hiệu quả của cơ chế ứng phó.

Caritas là một trong những tổ chức viện trợ tăng cường nỗ lực để ngăn chặn dịch bệnh bùng phát. “Miễn là dịch bệnh còn tiếp tục lây lan, chúng ta phải xem xét lại chiến lược của mình để cải thiện chúng hoặc đề xuất những người khác khắc phục được dịch bệnh,” Emmanuel Mbuna Badjonga, giám đốc cứu trợ khẩn cấp của Caritas Congo phát biểu. 
“Trở ngại lớn vẫn là sự kháng cự của cộng đồng đối với dịch bệnh: một số người tiếp tục phủ nhận dịch bệnh đang xảy ra,” Anh ta nói thêm. “Tệ hơn nữa có những người còn lan tin dịch bệnh hiện nay là việc của các nhà nhân đạo những người tạo ra dịch bệnh này để kiếm tiền.”
Phân phối thực phẩm để người dân hạn chế tiếp xúc với bệnh Ebola ở Congo
“Nhờ vào sự hợp tác với Chương Trình Lương Thực Thế Giới, chúng tôi đang phân phát lương thực cho các gia đình bị nhiễm bệnh và các bệnh nhân nhập viện tại các trung tâm y tế,” Cha Valerian Katsinge, đứng đầu Caritas Butembo – Beni. 

 
3 1

Caritas cộng tác với chính quyền Congo và các cơ quan quốc tế khác đã giúp đỡ bằng cách điều hành các chương trình hỗ trợ tâm lý và phân phát lương thực. “Việc phân phối lương thực làm hạn chế việc đi lại của người dân đang tìm kiếm thức ăn, giảm số người tiếp xúc với bệnh lây nhiễm”, Cha nói thêm. “Việc phân phối lương thực đi đôi với tư vấn tâm lý để giúp những người bị ảnh hưởng bởi chấn thương và sự kỳ thị do bị nhiễm bệnh Ebola hoặc có người bị tác động bởi virus trong gia đình của họ. 
Đóng góp cho Caritas để ứng phó với dịch bệnh Ebola
Caritas đang chuyển nhiều khoản quyên góp vào các chiến dịch để gia tăng sự ý thức về virus và hỗ trợ vệ sinh bằng cách lắp đặt các điểm  rửa tay nơi công cộng. Quỹ cũng được sử dụng vào lương thực, đào tạo nghề và các toà nhà để nhân viên y tế sử dụng. 
Nhưng cấp thiết cần có nhiều đóng góp để sự lây nhiễm dừng lại. “Caritas dự định tham gia nhiều hơn vào sự ứng cứu,” Emmanuel cho biết. “Sự xuất hiện thảm hoạ và bất lực của dịch bệnh này tiếp tục càn quét dân số và không loại trừ một ai.” “Caritas mong muốn có nhiều đóng góp hơn nữa để tập trung sự ứng phó của mình vào nhận thức của cộng đồng, phòng ngừa và tham gia của cộng đồng, và để chống lại sự kháng cự của cộng đồng. 
Chuyển ngữ: BTT – Caritas Việt Nam

Nguồn tin: Caritas Quốc Tế

***+***
xkta
lpv
gkpv
tvcv
***+***
ra khoi
lnth
LIÊN KẾT

 

 

 

11.jpg 8.jpg 9.jpg 10.jpg 13.jpg
PAGE FACEBOOK
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập342
  • Máy chủ tìm kiếm67
  • Khách viếng thăm275
  • Hôm nay30,736
  • Tháng hiện tại972,953
  • Tổng lượt truy cập71,000,710
Copyright © 2022 thuộc về Tòa Giám Mục Bùi Chu
   Phụ trách: Ban Truyền Thông Giáo Phận Bùi Chu
Địa chỉ: Xuân Ngọc - Xuân Trường - Nam Định

Email: bttbuichu@gmail.com

Chúng tôi trên mạng xã hội

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây