Đại hội Taizé : sống lòng thương xót

Thứ năm - 07/01/2016 14:41  1505
Trước tình trạng xã hội đang gặp phải những khó khăn mới : di-nhập cư, môi trường, khủng bố; trong khi trái đất như ngôi nhà lại đang bị xuống cấp ; người trẻ trong ngôi nhà này đang bị mất hướng đi vì rơi vào những cực đoan, những tệ nạn, thầy Alois, bề trên cộng đoàn Taizé, Pháp quốc, đưa ra năm vấn đề nhằm sống Lòng Thương Xót.
 
Trong điểm thứ nhất, ngài đề nghị "phó thác cho Thiên Chúa giàu Lòng Thương Xót ". Từ hai đoạn Kinh Thánh (Né 9,17 và Lc 6,36), ngài nên bật dụ ngôn người cha nhân hậu (Lc 15) nhằm diễn tả tình thương, lòng nhân ái của Cha trên trời. Người Cha ấy đã tạo dựng con người theo hình ảnh Mình, tức là theo tình thương, lòng nhân ái của Ngài. Tình thương của Ngài tồn tại mãi mãi chứ không phải tồn tại trong giây lát.
 
Lời mời gọi của điểm thứ nhất này là chia sẻ cho những người có niềm tin tôn giáo khác Lòng Thương Xót và lòng nhân từ trong đời sống.
 
Trong điểm thứ hai, ngài đề nghị "tha thứ mãi mãi và còn tha thứ". Từ hai đoạn Kinh Thánh (Col 3,12-13 và Mt 18,21-22), ngài nói rằng Thiên Chúa tha thứ và không từ chối ai. Nơi sự tha thứ ẩn chứa niềm vui giải thoát, bình an nội tâm. Giáo Hội gồm những người yêu mến Đức Kitô, được mời gọi để cho Lòng Thương Xót biến đổi. Tha thứ không bảo lãnh cho sự dữ và bất công. Trái lại để nhận ra những lỗi lầm và bất công.
 
Lời mời gọi của điểm thứ hai này là mở ra với mọi người, đừng xét đoán, bảo vệ những người bị loại trừ.
 
Trong điểm thứ ba, ngài kêu gọi "gần gũi với những người có hoàn cảnh khó khăn.". Từ hai đoạn Kinh Thánh (Is 58,10 và 1Ga 3,17), ngài cho thấy Lòng Thương Xót nơi Đức Kitô tỏ ra qua câu chuyện Người Samaritanô nhân hậu (Lc 10). Lòng Thương Xót mở trái tim chúng ta cho nỗi khổ của người khác : nỗi khổ của đứa trẻ, của gia đình gặp khó khăn, người vô gia cư, người trẻ không tìm được ý nghĩa cuộc sống, người già cô đơn...
 
Lời mời gọi của điểm thứ ba này là can đảm đến gần những người này. Lòng Thương Xót không màu mè, nhưng là một đòi buộc. Lề luật đòi buộc bổn phận, trong khi Lòng Thương Xót không hề nói : "Đủ rồi, tôi đã làm tròn bổn phận".
 
Trong điểm thứ bốn, ngài kêu gọi "mở rộng Lòng Thương Xót với mọi chiều kích". Từ hai đoạn Kinh Thánh (Gr 9,23 và Mi 6,8), ngài viết rằng trong trái tim Chúa, mọi người làm thành một gia đình duy nhất, cho nên Lòng Thương Xót mở ra với mọi chiều kích.
 
Lời mời gọi của điểm thứ bốn này là đừng sợ hãi khi phải gặp gỡ người chưa quen biết vì tất cả là những thành viên của một gia đình nhân loại.
 
Trong điểm thứ năm, thầy Alois kêu gọi có "Lòng Thương Xót với mọi thụ tạo". Từ hai đoạn Kinh Thánh (Xh 23,12 và Xh 23,10), ngài nói rằng Kinh Thánh kêu gọi tỏ tình thương với môi trường, tôn trọng các sinh vật, đừng khai thác vô tội vạ vì nạn nhân đầu tiên của thảm họa thiên nhiên thường là những người nghèo nhất. Trái đất là của Thiên Chúa, con người đón nhận như quá tặng Chúa ban.
 
 
Lời mời gọi của điểm thứ năm là chăm sóc hành tinh này, đừng lãng phí tài nguyên. Trái đất có giới hạn, con người phải nhận ra giới hạn đó. Lòng Thương Xót Chúa dành cho tất cả những gì thuộc về ngôi nhà chung của chúng ta.
 
Qua năm điểm vừa nêu, thầy Alois muốn chỉ ra sự can đảm của Lòng Thương Xót ngõ hầu mọi người sống sự toàn cầu hóa tình liên đới và cần thiết hơn nữa là sự tương trợ lẫn nhau.
 
Minh Sáng lược dịch
 
***+***
xkta
lpv
gkpv
tvcv
***+***
ra khoi
lnth
LIÊN KẾT

 

 

 

11.jpg 8.jpg 9.jpg 10.jpg 13.jpg
PAGE FACEBOOK
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập334
  • Máy chủ tìm kiếm37
  • Khách viếng thăm297
  • Hôm nay71,901
  • Tháng hiện tại1,014,118
  • Tổng lượt truy cập71,041,875
Copyright © 2022 thuộc về Tòa Giám Mục Bùi Chu
   Phụ trách: Ban Truyền Thông Giáo Phận Bùi Chu
Địa chỉ: Xuân Ngọc - Xuân Trường - Nam Định

Email: bttbuichu@gmail.com

Chúng tôi trên mạng xã hội

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây