Thứ 5 tuần 4 PS: Phục vụ như Đức Kitô

Thứ tư - 15/05/2019 00:23  1264

Thứ Năm tuần IV Phục Sinh (Ga 13,16-20)

Sau khi rửa chân cho các môn đệ, Đức Giê-su muốn dạy các ông về bài học “phục vụ” trong yêu thương, khiêm nhường và nhưng không. Ngài nói: “Anh em biết điều đó, nếu anh em thực hành thì thật phúc cho anh em” (Ga 13,17).

00 00 lavement des pieds

Vậy “phục vụ” theo gương Đức Giê-su như thế nào?

Trước tiên, phục vụ trong yêu thương, thánh Phao-lô nói rằng Đức Giê-su vốn dĩ là Thiên Chúa, Ngài đã từ bỏ địa vị, huỷ mình ra không, mang thân phận con người, sống giữa chúng ta và cuối cùng chịu chết trên thập giá để mang ơn cứu độ cho nhân loại (Pl 2,6-11). Vì yêu con người, Đức Giê-su từ bỏ tất cả, trừ tư cách là Con Thiên Chúa sống hoà mình với tội nhân để nối kết và giao hoà hối nhân với Chúa Cha. Còn thánh Gioan nói: Đức Giê-su là Đấng Mê-si-a Tôi Tớ. Đấng cúi mình xuống phục vụ con người và phục vụ cho đến chết. Đấng ấy cũng là Con Thiên Chúa và được Chúa Cha trao ban mọi sự. Người từ Thiên Chúa mà đến và trước khi trở về với Thiên Chúa, “Người vẫn yêu thương những kẻ thuộc về mình còn ở thế gian và Người yêu thương họ đến cùng” (Ga 13,1). Thể hiện cử chỉ yêu thương, đang trong bữa ăn Tiệc ly, Đức Giê-su đứng dậy, rời bàn ăn, cởi áo ngoài ra và lấy khăn mà thắt lưng. Rồi Người đổ nước vào chậu, bắt đầu rửa chân cho các môn đệ và lấy khăn thắt lưng mà lau. Cử chỉ yêu thương ấy đã làm cho các môn đệ ngạc nhiên về bài học phục vụ: “Ai muốn làm lớn phải là người phục vụ mọi người” (Mc 10,43). Vì thế, phục vụ trong yêu thương sẽ rút ngắn mọi khoảng cách khác biệt, trở nên gần gũi và thân thiện hơn. Có thể nói phục vụ yêu thương là phục vụ của một ngời tôi tớ. Phục vụ không từ trên xuống, nhưng phục vụ từ dưới lên. Phục vụ vì lòng mến Chúa thì vượt lên mọi khó khăn và đau khổ.

Thứ đến, phục vụ trong khiêm nhường: theo sách Gương Chúa Giê-su, “Khiêm nhường là mình là sao thì đánh giá mình là vậy, xem xét mình trong sự hèn mọn của mình, tủi hổ vì các khiếm khuyết của mình, xác tín mình nhỏ nhất so với mọi người” (II, 2; III, 8). Thánh Phao-lô còn dạy rằng: “Đừng làm chi vì ganh tị hay vì hư danh, nhưng hãy lấy lòng khiêm nhường mà coi người khác trọng hơn mình” (Pl 2,3). Khiêm nhường phục vụ người khác không làm cho mình giảm giá, nhưng trở nên sáng giá theo ý muốn của Đức Giê-su. Người biết coi người khác trọng hơn mình. Là người sống chính mình, biết từ bỏ bản thân, không quan trọng vần đề hơn thua hoặc không so sánh với người khác và cũng không cho mình khôn ngoan hơn họ. Điều này giúp người phục vụ khiêm nhường sống âm thầm, hy sinh vì lợi ích của người khác. Khi ai đó dám chấp nhận sống theo ý nghĩa này, thì họ đang chấp nhận sống và đi theo con đường phục vụ của Đức Giê-su.

Sau cùng, phục vụ nhưng không là một hành động không tự vinh danh mình, không xuất phát từ một ngoại lực nào mà chỉ là ước muốn hành động từ con tim vì lòng mến Chúa. Thánh Phao-lô dạy: “Đức mến thì nhẫn nhục, hiền hậu, không ghen tương, không vênh vang, không tự đắc, không làm điều bất chính, không tìm tư lợi, không nóng giận, không nuôi hận thù” (1Cr 13,4-5). Đức Giê-su còn đòi hỏi triệt để hơn: “Khi bố thí, đừng cho tay trái biết việc tay phải làm” (Mt 6,3). Do vậy, phục vụ nhưng không là thái độ cần thiết để tôn vinh Thiên Chúa.

Ngoài ra, gương mẫu phục vụ theo gương Đức Giê-su, chúng ta tìm thấy nơi thánh Giu-se và Đức Maria, cả cuộc đời các ngài đã sống âm thầm, khiêm tốn phục vụ, dưỡng nuôi Chúa Giê-su trong suốt cuộc đời tại thế. Noi gương các ngài, mỗi người chúng ta được mời gọi tin tưởng và thực hành bài học “phục vụ” trong đời sống hằng ngày với tha nhân bằng thái độ yêu mến, khiêm nhường và vô vị lợi thì thật là phúc cho chúng ta, amen!

NVC, Nhóm Suy niệm BC

***+***
xkta
lpv
gkpv
tvcv
***+***
ra khoi
lnth
LIÊN KẾT

 

 

 

11.jpg 8.jpg 9.jpg 10.jpg 13.jpg
PAGE FACEBOOK
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập363
  • Máy chủ tìm kiếm54
  • Khách viếng thăm309
  • Hôm nay69,543
  • Tháng hiện tại1,011,760
  • Tổng lượt truy cập71,039,517
Copyright © 2022 thuộc về Tòa Giám Mục Bùi Chu
   Phụ trách: Ban Truyền Thông Giáo Phận Bùi Chu
Địa chỉ: Xuân Ngọc - Xuân Trường - Nam Định

Email: bttbuichu@gmail.com

Chúng tôi trên mạng xã hội

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây