Nhìn lên Thánh Giá mà tin…

Thứ hai - 08/04/2019 11:32  3990

Thứ Ba tuần V Màu Chay

(Ga 8, 21-30)

5mcc t3Người Do thái được Thiên Chúa giải thoát khỏi ách nô lệ Ai cập, để đưa họ về Đất Hứa là “vùng đất tràn trể sữa và mật”. Mặc dù họ đã thoát khỏi cảnh nô lệ Ai cập, nhưng lại không thoát khỏi sự nô lệ thân xác. Thay vì họ tạ ơn Thiên Chúa, cám ơn ông Môsê đã giải thoát họ, thì họ lại kêu trách Thiên Chúa, than trách ông Môsê, chỉ vì họ thiếu thức ăn ngon, những thứ mà khi còn sống trong kiếp nô lệ họ vẫn được cung cấp. Thiên Chúa nổi giận và ra án phạt bằng việc cho rắn lửa bò ra cắn chết nhiều người. Nhưng khi dân Do thái biết ăn năn hối lỗi, thì Thiên Chúa đã chỉ cho họ con đường để được cứu thoát: “tất cả những ai bị rắn cắn mà nhìn lên con rắn đồng, thì được cứu sống”

Trong Tin mừng hôm nay, Chúa Giêsu đã dùng hình ảnh đó để nói về chính bản thân Ngài: “Khi các ông giương cao Con Người lên, bấy giờ các ông sẽ biết là Tôi Hằng Hữu”. Đó là cách Chúa Giêsu diễn tả về cái chết của Ngài. Cái chết đúng là một sự giương cao trên thập giá trong sự nhục nhã và đau đớn. Nhưng cũng qua cái chết đó, Chúa Giêsu mạc khải Ngài là Đấng “Hằng Hữu”. Đồng thời, mạc khải mầu nhiệm tử nạn của Ngài để lôi kéo mọi người lên cùng Chúa Cha. Khi mạc khải chính mình cho con người, Chúa Giêsu cũng mạc khải mối tương quan giữa Ngài với Chúa Cha. Ai tin nhận Chúa Giêsu, thì cũng phải tin nhận Chúa Cha, Đấng đã sai Con một Ngài xuống trần gian “vì chúng ta và để cứu rỗi chúng ta” (Kinh tin Kính). Đây là mầu nhiệm mà chúng ta cần phải chiêm ngắm để tin vào tình yêu Thiên Chúa đã dành cho chúng ta mà dâng lời cảm tạ. Nhờ đó đời sống chúng ta được đổi mới theo mầu nhiệm tình yêu này.

 Những kẻ “giương cao” Ngài lên thánh giá là các nhà lãnh đạo Do thái. Họ đã giết Chúa Giêsu vì nhiều lý do, nhưng lý do lớn nhất là vì Ngài đã dám sống trọn vẹn cho Chúa Cha và cho con người. Đối với Chúa Cha, cái chết của Chúa Giêsu nằm trong kế hoạch cứu độ của Chúa Cha, và Ngài đã hoàn toàn yêu mến vâng phục thánh ý Chúa Cha “cho đến nỗi bằng lòng chịu chết và chết trên thập giá” (Pl 2, 8). Vì thế, mỗi khi nhìn lên thánh giá, chúng ta nhìn thấy tình yêu lớn nhất mà Chúa Cha tặng trao cho nhân loại chính Con Một của mình. Đối với con người, cái chết của Chúa Giêsu đã gắn kết Ngài với muôn triệu cái chết khác của những người vô tội lại trở thành nạn nhân của sự bất công và bạo lực trong suốt dòng lịch sử.

Như Chúa Giêsu đã tuyên bố: "Khi nào Ta được treo lên, Ta sẽ lôi kéo mọi người lên cùng Ta" (Ga 12,32). Kể từ khi thánh giá của Chúa Giêsu được dựng lên, bóng của nó đã bao trùm cả trái đất. Không ai có thể đứng ngoài bóng mát của thánh giá. Không ai có thể ở ngoài vòng lôi kéo của Chúa Giêsu. Không bao giờ con người có thể loại bỏ Chúa Giêsu ra khỏi lịch sử của mình nữa. Nhưng tất cả những ai nhìn lên thánh giá và tin vào tình yêu Thiên Chúa, người ấy sẽ được cứu độ. Đồng thời, khi mỗi kitô hữu biết kết hợp thánh giá riêng của đời mình với thánh giá của Giêsu, và cũng được giương cao như Ngài, thì thánh giá nhỏ bé ấy sẽ có sức kéo nhiều người lên với Giêsu.

Ước gì, mỗi khi chiêm ngắm thánh giá của Đấng đã chịu chết và sống lại, chúng ta không ngừng nghe vang dội từ thánh giá ấy lời nhắc nhở về một tình yêu đang ôm trọn lấy chúng ta. Nguyện xin cho bóng mát của thánh giá Chúa Giêsu luôn bao phủ chúng ta để chúng ta không ngừng tiến bước trong hân hoan, tin tưởng và yêu thương. Amen.

 

Tác giả: Lm. GaB. Vũ Quốc Đạt, Nhóm suy niệm BC

***+***
xkta
lpv
gkpv
tvcv
***+***
ra khoi
lnth
LIÊN KẾT

 

 

 

11.jpg 8.jpg 9.jpg 10.jpg 13.jpg
PAGE FACEBOOK
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập299
  • Máy chủ tìm kiếm11
  • Khách viếng thăm288
  • Hôm nay73,711
  • Tháng hiện tại675,547
  • Tổng lượt truy cập70,703,304
Copyright © 2022 thuộc về Tòa Giám Mục Bùi Chu
   Phụ trách: Ban Truyền Thông Giáo Phận Bùi Chu
Địa chỉ: Xuân Ngọc - Xuân Trường - Nam Định

Email: bttbuichu@gmail.com

Chúng tôi trên mạng xã hội

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây