Lắng nghe lời Chúa và kết quả của việc lắng nghe

Thứ tư - 30/01/2019 10:39  1786

THỨ 5 CN III TN NĂM C

Dt 10, 19-25; Mc 4, 21-25

 

images 6Trọng tâm sứ vụ rao giảng của Đức Giê-su là loan báo mầu nhiệm Nước Thiên Chúa, là Tin Mừng Cứu Độ và chính Ngài là hiện thân của Nước Thiên Chúa. Trong số những người lắng nghe Ngài rao giảng, có nhiều người không hiểu, nếu có hiểu thì cũng lơ mơ hoặc hiểu chưa hết điều Ngài nói. Vì thế, Ngài đã dùng nhiều dụ ngôn để giải thích cho họ. Bài Tin Mừng hôm nay đưa ra hai dụ ngôn trong các dụ ngôn đó: dụ ngôn cây đèn và dụ ngôn cái đấu.

Ngày xưa, không có điện như thời nay nên người ta muốn thắp sáng căn nhà, căn phòng chủ yếu dựa vào cây đèn dầu, xua tan đi bóng tối đêm về. Nhưng dù sao đi nữa, đốt đèn là phải đặt trên đế, trên kệ để chúng toả sáng ra không gian, làm cho người trong nhà đi lại, nhìn thấy mọi sự dễ dàng hay đúng hơn, biết đường đi lại, tìm đồ đạc nhanh và chính xác. Đức Giê-su đã khéo léo dùng ánh sáng cây đèn rất đời thường, gần gũi với dân chúng hằng ngày, để nói về chính mình, vì Ngài là ánh sáng thế gian. Lời của Ngài là Thần Khí, là sự sống và là ánh sáng nên ai tiếp nhận Lời Ngài cũng tiếp nhận chính sự sống, Thần Khí và ánh sáng của Ngài soi dẫn.

Lời rao giảng của Đức Giê-su mang tính phổ quát, không dành cho riêng ai hoặc nhóm nào mà cho tất cả mọi người trên thế gian này. Những ai được lãnh nhận sự sống, ánh sáng từ Ngài thì đừng có dập tắt, trái lại phải có trách nhiệm và tìm cách lan toả ánh sáng đó ra chung quanh, thắp sáng cho mọi người. Ánh sáng ấy không thể dấu kín được như Lời Ngài nói: “Không gì dấu kín mãi mà không lộ ra, không gì dấu lâu mà sau không biết”. Đó chính là những mầu nhiệm mà Ngài loan báo: là Tin mừng, là mầu nhiệm Nước Trời và bản thân Đức Giê-su, dù có huyền nhiệm, dù ai lãnh nhận những mầu nhiệm ấy mà dấu kín lâu ngày cũng sẻ tỏ lộ. Quả thực, những điều này được hoàn tất trên thập giá, nhờ cuộc tử nạn và phục sinh của Ngài. Vì thế, Đức Giê-su dùng dụ ngôn cây đèn như lời nhắc nhở những người xung quanh Ngài và nhóm 12 tông đồ, cách riêng các tín hữu giáo đoàn Rôma xưa: Hãy để ý mà lắng nghe, đừng để Lời Ngài ra vô ích và Ngài nói: “Ai có tai để nghe thì hãy nghe”. Lời ấy vẫn vang lên cho mỗi chúng ta hôm nay.

Còn dụ ngôn cái đấu, Đức Giê-su dùng để giải thích về thái độ lắng nghe của mỗi chúng ta. Đấu là đồ người ta dùng để đong, “Anh em đong bằng đấu nào, thì Thiên Chúa cũng sẽ đong đấu ấy cho anh em”. Có lẽ Đức Giê-su muốn nói rằng ai càng biết lắng nghe Lời Ngài thì càng được ban nhiều, ngược lại ai không đón nghe Lời thì chẳng được gì cả.

Như vậy, hai dụ ngôn trong bài Tin Mừng là một sự liên kết chắt chẽ giữa thái độ lắng nghe Lời Đức Giê-su và kết quả của sự lắng nghe. Mỗi người Kitô hữu hôm nay được mời gọi chăm nghe Lời Chúa và đem ra thực hành trong đời sống hằng ngày “Vì những ai đã có thì được cho thêm; còn ai không có, thì ngay cái đang có cũng sẽ bị lấy đi”, Amen!

Tác giả: Nhóm suy niệm BC

***+***
xkta
lpv
gkpv
tvcv
***+***
ra khoi
lnth
LIÊN KẾT

 

 

 

11.jpg 8.jpg 9.jpg 10.jpg 13.jpg
PAGE FACEBOOK
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập154
  • Máy chủ tìm kiếm19
  • Khách viếng thăm135
  • Hôm nay44,784
  • Tháng hiện tại484,471
  • Tổng lượt truy cập70,512,228
Copyright © 2022 thuộc về Tòa Giám Mục Bùi Chu
   Phụ trách: Ban Truyền Thông Giáo Phận Bùi Chu
Địa chỉ: Xuân Ngọc - Xuân Trường - Nam Định

Email: bttbuichu@gmail.com

Chúng tôi trên mạng xã hội

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây