CN3 MC: Chết có phải là hậu quả của tội?

Thứ tư - 24/02/2016 22:30  1297
Tuần III

Xh 3,1-8a.13-15; 1Cr 10,1-6.10-12; Lc 13,1-9

Chết có phải là hậu quả của tội hay không?”, đây là một câu hỏi được khá nhiều người thắc mắc. Câu trả lời nếu chỉ đơn giản là “có” hoặc “không” thì đều không chính xác. Về phương diện vật chất, mỗi con người là một thân xác vật chất. Thân xác này có khởi đầu và có kết thúc, sinh ra từ bụi tro và sẽ trở về bụi tro. Tuy nhiên, theo niềm tin Kitô giáo, sự sống thân xác không phải là tất cả. Con người còn có hy vọng bước vào một thế giới mới, thế giới của Thiên Chúa: “Nước Trời”; và bằng một thân xác đã được tái sinh “Thật, tôi bảo thật ông: không ai có thể vào Nước Thiên Chúa, nếu không sinh ra bởi nước và Thần Khí” (Ga 3,5). Như vậy, cái chết về mặt thân xác chưa hẳn đã phải là kết quả của tội, mà trước hết nó là quy luật của cuộc đời do Đấng Tạo Hóa làm nên, bất kể là người công chính hay kẻ bất lương “Người công chính dù có chết non, …” (Kn 4,7).

Trong Tin Mừng hôm nay, người ta đưa ra cho Chúa Giêsu một câu chuyện về những người Ga-li-lê bị tổng trấn Phi-la-tô giết khi họ đang dâng lễ tế. Xét theo bối cảnh của đoạn Tin Mừng, có thể quả quyết rằng Chúa Giêsu đã hiểu được ý đồ họ muốn nói: có tội thì phải chết, chết thì đương nhiên phải có tội; và, những người không phải chết thì không có tội. Chúa Giêsu đã đưa ra thêm một sự kiện về những người bị tháp Si-lô-ác đổ xuống đè chết. Từ hai sự kiện này, Chúa Giêsu đã chất vấn đám đông: “Các ông tưởng họ là những người mắc tội nặng hơn tất cả mọi người ở thành Giê-ru-sa-lem sao?

Trở lại với câu hỏi ban đầu: “Chết có phải là hậu quả của tội hay không?”, Chúa Giêsu đã quả quyết: “Nếu các ông không chịu sám hối, thì các ông cũng sẽ chết hết y như vậy”. Thực ra, người ta có sám hối hay không thì thân xác cũng sẽ phải chết, nghĩa là phải biến đổi “Mọi sự đều đi về một nơi, mọi sự đều đến từ bụi đất, mọi sự đều trở về bụi đất” (Gv 3,20). Tuy nhiên, câu nói của Chúa Giêsu là nhắm đến việc mời gọi người ta sám hối và đổi mới đời sống để sau khi thân xác này chết đi sẽ được biến đổi thành thân xác phục sinh, nghĩa là được vào Nước Trời. Và như vậy, sự sống vĩnh cửu của con người có hay không hoàn toàn phụ thuộc vào lòng sám hối.

Thiên Chúa là Đấng thưởng phạt công minh, nhưng Người cũng là Đấng giàu lòng thương xót. Tin Mừng hôm nay cho người tin một sứ điệp về lòng thương xót của Thiên Chúa. Lòng thương xót của Thiên Chúa trải dài theo dòng thời gian. Thiên Chúa là Đấng kiên trì chờ đợi đoàn con cái lạc lối trở về. Điều này được thể hiện qua hình ảnh cây vả. Theo chu kỳ sinh trưởng, một cây vả từ khi trồng đến khi có trái phải mất ba năm (Lv 19,23). Tin Mừng lại cho thấy ông chủ suốt ba năm liền cứ ra cây tìm trái. Như vậy, chắc chắn thời gian ông chủ ra cây tìm trái phải từ năm thứ tư trở đi, kể từ khi trồng cây vả đó. Ông chủ kiên nhẫn chờ đợi trái vả trong suốt ba năm mà không có. Ông lại còn kiên nhẫn chờ đợi thêm một năm nữa. Tính tổng thời gian, ông chủ mất ít nhất bảy năm để chăm sóc và chờ đợi. Chờ đợi và chờ đợi. Hình ảnh ông chủ là phản ánh hình ảnh của một Thiên Chúa nhẫn nại.

Thiên Chúa là Đấng kiên nhẫn chờ đợi con người, cho dù là muộn màng, miễn là con người có lòng sám hối trở về. Tuy nhiên, trong khi Thiên Chúa còn kiên nhẫn chờ đợi, thì con người phải biết sám hối và sám hối càng sớm càng tốt. Nếu không, khi thời gian đã quá trễ, theo lời Kinh Thánh thì “ông sẽ chặt nó đi”.
Hãy thật lòng sám hối trước khi Thiên Chúa ra tay.

Tác giả: Giuse Đoàn Văn Tuân

***+***
xkta
lpv
gkpv
tvcv
***+***
ra khoi
lnth
LIÊN KẾT

 

 

 

11.jpg 8.jpg 9.jpg 10.jpg 13.jpg
PAGE FACEBOOK
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập301
  • Máy chủ tìm kiếm33
  • Khách viếng thăm268
  • Hôm nay73,711
  • Tháng hiện tại695,470
  • Tổng lượt truy cập70,723,227
Copyright © 2022 thuộc về Tòa Giám Mục Bùi Chu
   Phụ trách: Ban Truyền Thông Giáo Phận Bùi Chu
Địa chỉ: Xuân Ngọc - Xuân Trường - Nam Định

Email: bttbuichu@gmail.com

Chúng tôi trên mạng xã hội

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây