Rửa chân, dấu chỉ của phục vụ trong yêu thương 

Thứ tư - 12/04/2017 04:39  2684
Trong các Tin Mừng Nhất Lãm, tình yêu của Chúa đối với các môn đệ là trở nên của ăn của uống cho các ông, còn Tin Mừng Gioan tình yêu đến cùng là cúi xuống rửa chân. Cách thể hiện tình yêu trong Tin Mừng Gioan là một tình yêu xóa mình, làm mọi việc vì yêu thương. Qua sự khác biệt này, chúng ta có thể suy niệm qua ba điểm sau:
 
Công việc của người đầy tớ
 
Theo tục lệ của người Do Thái, rửa chân là một công việc hèn hạ và chỉ những người đầy tớ làm cho chủ. Một vị thầy đầy quyền uy như Chúa Giê-su mà lại cúi xống rửa chân cho các môn đệ là điều không thể. Đối diện với tình huống này, thánh Phê-rô đã phản ứng rất mãnh liệt: “Thầy mà rửa chân cho con, không đời nào con chịu đâu!” (Ga 13,8).
 
Không giống với công việc của người đầy tớ, Chúa Giê-su rửa chân cho các môn đệ chính là biểu tỏ tình yêu tuyệt vời mà Chúa muốn trao ban. Chúa đã trở nên như người đầy tớ để mời gọi các môn đệ cũng hãy làm như Ngài đã làm: “Ai muốn làm lớn giữa anh em thì phải làm người phục vụ anh em; ai muốn làm đầu anh em thì phải làm đầy tớ mọi người” (Mc 10,43-44).
 
Tình yêu Phục vụ
 
Thánh Gioan thật kheo léo khi diễn giải hành động của Chúa Giê-su: “Đức Giê-su biết giờ của Người đã đến, giờ phải bỏ thế gian mà về với Chúa Cha. Người vẫn yêu thương những kẻ thuộc về mình còn ở thế gian, và Người yêu thương họ đến cùng” (Ga 13,1).
 
Như thế, đối với Đức Giê-su, một tình yêu đến cùng là tình yêu dẫn đến sự phục vụ cách nhưng không và trọn vẹn, cho dù kẻ đó làm cho mình phải khổ, làm cho mình phải thiệt thòi, oan ức. Theo cách nhìn này, rửa chân không còn phải là công việc của người dưới mà là tình yêu của người trên dành cho người dưới.
 
Cử chỉ của Chúa Giêsu dành cho các môn đệ giống như tình thương của người mẹ hiền dành cho con thơ . Những hành động ấy như đang đụng chạm tới tận cõi lòng của các ông. Bàn tay rất êm dịu của Chúa đã từng chữa mắt cho người mù, làm cho kẻ chết sống lại, đang đụng chạm để chữa lành và chuyển thông quyền lực cho các môn đệ. Quyền lực ở đây không phải để thống trị, nhưng để phục vụ và hiến dâng mạng sống.
 
Lời mời gọi yêu thương
 
Ai cũng thích được người khác phục vụ, chứ không thích mình phục vụ, đó chính là bản chất yếu hèn nhưng cũng đầy tham vọng của con người: kiêu căng và thích thống trị. Chúa Giê-su muốn tẩy rửa các môn đệ khỏi não trạng này, nên Ngài đã đi trước và mời gọi các môn đệ bước theo Ngài.
 
Anh em gọi Thầy là "Thầy", là "Chúa", điều đó phải lắm, vì quả thật, Thầy là Thầy, là Chúa. Vậy, nếu Thầy là Chúa, là Thầy, mà còn rửa chân cho anh em, thì anh em cũng phải rửa chân cho nhau” (Ga 13,13-14).
 
Từ việc phục vụ Chúa mời gọi các môn đệ hãy gạt bỏ cái tôi nhỏ mọn để mặc lấy tình yêu hiến trao của Chúa. Vì “Thầy là Thầy là Chúa” mà còn sẵn sàng cúi xuống rửa chân cho anh em, không lý nào anh em lại không thể rửa chân cho nhau được. Qua đó Chúa cho các môn đệ thấy chỉ có phục vụ mới có thể đem lại tình yêu đích thực và qua công việc phục vụ người ta sẽ nhận biết anh em là môn đệ Thầy: “Mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy ở điểm này: là anh em có lòng yêu thương nhau” (Ga 13,35).
 
Thành Trung
***+***
xkta
lpv
gkpv
tvcv
***+***
ra khoi
lnth
LIÊN KẾT

 

 

 

11.jpg 8.jpg 9.jpg 10.jpg 13.jpg
PAGE FACEBOOK
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập165
  • Máy chủ tìm kiếm31
  • Khách viếng thăm134
  • Hôm nay42,394
  • Tháng hiện tại478,895
  • Tổng lượt truy cập70,506,652
Copyright © 2022 thuộc về Tòa Giám Mục Bùi Chu
   Phụ trách: Ban Truyền Thông Giáo Phận Bùi Chu
Địa chỉ: Xuân Ngọc - Xuân Trường - Nam Định

Email: bttbuichu@gmail.com

Chúng tôi trên mạng xã hội

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây