Phục Sinh cùng những sự trên trời

Chủ nhật - 21/04/2019 04:14  1370

Trong khi hân hoan mừng Đại lễ Phục Sinh, có lẽ nhiều người cũng tự hỏi: Phục Sinh là gì vậy??? Trong muôn vàn đáp án, người viết xin được mượn một nét thần học trong thư của thánh Phao-lô (Cl 3,1-4) để đi tìm câu trả lời theo cách của riêng mình: PHỤC SINH LÀ ‘NỖ LỰC TÌM KIẾM NHỮNG SỰ TRÊN TRỜI…’ Hay nói cách khác: Phục sinh là bài luyện tập ‘đi vào và đi ra, đi lên và đi xuống’?

00 00 ressuscite

Mấy nay chúng ta suốt ngày: cứ đi vào rồi lại đi ra, cứ đi lên rồi lại đi xuống: Đi vào nhà thờ, đi vào Tòa giải tội, đi vào bầu khí của Tam Nhật Thánh, đi vào Phòng Tiệc Ly, đi vào Vườn Câu Dầu để thức với Chúa, đi vào cuộc khổ nạn để theo, để vác, để hôn chân-viếng xác Chúa….Rồi chúng ta muốn đi lên thành Giê-ru-sa-lem để tham dự Lễ Vượt Qua, đi lên các ngọn đồi núi Ta-bor, Cal-vê, để lắng nghe tiếng lòng của Tình Yêu đến cùng…Và nếu chúng ta cứ đi vào và đi lên, cứ hành động như Con Người, thì khi đi ra và đi xuống, ấy là chúng ta đã và đang sống lại-phục sinh với Đức Ki-tô (Cl 3,1).

Khi đi vào-đi lên chúng ta như được xuất thần với những khoảnh khắc sốt mến, thăng hoa, bừng cháy: như được hiện nguyên hình về những tội lỗi, bất toàn, yếu đuối cho thân phận kiếp người, thật đến độ trần trụi; hiện nguyên hình những lần mất hết nhân tính nhân tình, những lần coi trời bằng vung-bán trời không văn tự; những lần coi cái vợ chỉ là thứ ô-sin cao cấp thứ thiệt mà thôi; những lần ném đá, bán sống, chơi xấu anh chị em mình bằng những trò táng tận lương tâm; những lần đi vào cái guồng của tham-sân-si, danh vọng, lạc thú: như một bài hát nói về chuyện: Bố hay đi linh tinh, bố hay đi một mình. Hay cách sống đạo theo kiểu Chúa tôi thờ chỉ là cái bụng không hơn không kém, nên sẵn sàng coi lương tâm bán rẻ hơn lương thực, Chân lý chân giò một giá thôi…

Khi đi vào ‘Tòa’, ta như được nghe những lời hoán cải, xin hứa đến ứa lệ tràn mi, có khi bật thành tiếng khóc vỡ òa như một đứa trẻ. Trong đó nếu được tra vấn: Thế xưng tội xong-ra khỏi tòa, vẫn ‘sốt sắng’ với nhà con, con cái con; vẫn ‘cả lòng’ bỏ lễ Chúa Nhật; vẫn ham mê lô-đề, số-má, ngày-giờ chứ….? Thì đại đa số đều trả lời rất xác tín: Không ạ, con sẽ quyết tâm chừa bỏ tất tần tật…Ôi nếu vậy ông-bà thành thánh luôn và ngay rồi đấy. Nhưng phải thú nhận rằng: biến đổi đứt đừn đựt với con người lỗi tội hay phản loạn của mình, quả không hề đơn giản chút nào? Vì rằng, khi đi ra-đi xuống: phút hân hoan bừng cháy cũng nhạt nhòa, tan thành mây khói. Chẳng chóng thì chày, ta lại hiện nguyên hình cái con, cái cái, cái thằng tôi, thằng người như hôm nào mà thôi.

Nhớ lại, khi đi vào tôi như được ngất ngây: Lạy Chúa, xin cho con bước đi với Ngài, xin cho con cùng vác với Ngài…Xin cho con đóng đinh với Ngài, xin cho con cùng chết với Ngài, để được sống với Ngài vinh quang, nhưng khi đi ra tôi lại ngựa quen đường cũ.

Rồi, khi đi vào, tôi thấy cái dấu ấn-bài học ‘Rửa chân’ Chúa dạy hay quá: Ngài là vị Thầy, vị Chúa mà còn rửa chân cho các học trò, chứ tôi là cái thớ gì? Thôi thì, từ rầy trở đi tôi sẽ tập làm người truowrg thành theo Tin Mừng: Cúi mình xuống mà ‘rửa chân’ cho vợ/chồng/con gia đình. Nhưng khi đi ra-về đến nhà, tôi thấy kỳ kỳ sao ý? Thế là những ý nghĩ tiềm tàng lại mách bảo: Ở kìa, sao lại thế được, là thằng chồng, là thằng bố của chúng nó cơ mà. Ta là đầu tàu, là thủy thủ, là cán bộ lãnh đạo ‘Công ty TNHH-GĐ’, nên thiết nghĩ cần phải gia trưởng một tý, chính trị một tý, phải ‘sát thủ’ một tý, phải trên dưới một tý…Một đời đã xông pha, đã đứng mũi chịu xào, đã phải ngậm đắng nuốt cay, ‘cầy như con trâu con bò’ cả rồi, thì cớ gì không để ‘cái vợ cái co’ phải cung phụng hầu hạ tý, cho ra dáng vẻ Nam nhi đại trượng phu kia mà?

Còn hai chữ Đi lên? Làm sao quên được, cảm giác khi đi lên hôn chân-viếng xác Chúa, có người đã chợt nhớ đến ‘hôn’? rồi họ nguyện hứa trung thành với luật thiết định: Đơn hôn và Vĩnh hôn-chỉ được hôn và hôn cho đến chết với 1 người mà tôi đã đoan nguyền thề ước. Người ấy vừa là tình yêu, vừa là thập giá, vừa là món quà Thượng đế tặng ban. Và người ấy có khi còn là cái ách, là cái nợ, là cái đợ (vợ/chồng) của nhau… Nhưng khi hôn xong-đi xuống, tôi chợt nghĩ: Chẳng lẽ cả đời chỉ với vợ mình thôi sao, liệu có nhàm chán quá chăng, thế là lối cũ ta về…

Tắt 1 lời, khi tản mạn đôi điều với cảm thức đi vào và đi ra, đi lên và đi xuống trong Tam Nhật Thánh, rất Bùi Chu nơi các xứ đạo, người viết chỉ muốn diễn tả nét thần học của thánh Phao-lô: ‘‘Anh em thân mến, nếu anh em đã sống lại với Đức Kitô, anh em hãy tìm những sự trên trời, nơi Đức Kitô ngự bên hữu Thiên Chúa. Anh em hãy nghĩ đến những sự trên trời, chứ đừng nghĩ đến những sự dưới đất.’ theo góc suy tư rất riêng của cá nhân mà thôi.

Mong sao khi hai tiếng Ha-lê-lu-ia, Chúa đã sống lại thật rồi còn đang nóng hổi cháy bỏng khí phách như âm hưởng của Bài Ca Xuất Hành, là lúc ai nấy cố gắng giết chết ‘những gì ở dưới đất’ là ‘gian dâm, ô uế, dục tình, đam mê xấu, tham lam cũng là thờ ngẫu tượng.’ Thay vào đó là những lần tập ‘thương cảm, nhân hậu, khiêm nhu, hiền hòa, kiên nhẫn, chịu đựng lẫn nhau và tha thứ cho nhau’, ấy là lúc chúng ta đang nỗ lực với lời mời gọi: Đừng nghĩ đến những điều dưới đất và không ngừng tìm kiếm những sự trên trời. Và cứ như thế, chúng ta đang làm cho đời sống Kitô hữu của mình ngập tràn sức sống mới từ Đấng Phục Sinh, Đấng đã được Thiên Chúa cho sống lại từ cõi chết.

Lm. Giuse Phạm Văn Quang

***+***
xkta
lpv
gkpv
tvcv
***+***
ra khoi
lnth
LIÊN KẾT

 

 

 

11.jpg 8.jpg 9.jpg 10.jpg 13.jpg
PAGE FACEBOOK
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập267
  • Máy chủ tìm kiếm25
  • Khách viếng thăm242
  • Hôm nay75,019
  • Tháng hiện tại1,017,236
  • Tổng lượt truy cập71,044,993
Copyright © 2022 thuộc về Tòa Giám Mục Bùi Chu
   Phụ trách: Ban Truyền Thông Giáo Phận Bùi Chu
Địa chỉ: Xuân Ngọc - Xuân Trường - Nam Định

Email: bttbuichu@gmail.com

Chúng tôi trên mạng xã hội

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây