Bà không cần đôi mắt nữa !!!

Thứ bảy - 08/12/2018 20:41  1564

doi matCâu hỏi khó trả lời cho nhiều người nhất: Bà nội của bạn à? hay bà ngoại vậy? vì thực ra, bà không phải là người sinh ra bố mẹ tôi, nhưng bà đã ở cùng gia đình tôi khi tôi mới chào đời. Chẳng biết từ lúc nào tôi có được người bà mà tôi hằng yêu quý. Bà quý mến tôi và yêu thương tôi hơn tất cả mọi người khác. Bà không lập gia đình. Bà ở vậy! cho nên, mọi người thường gọi bà là bà già cô đơn.

Ngay từ nhỏ, tôi đã được bà dạy cho cách đối nhân xử thế: “Khi con gặp người trên, con hãy chào hỏi và vui vẻ với mọi người”. Ngoài ra, bà còn hướng dẫn tôi cầu nguyện: “Trước khi đi ngủ nhớ làm dấu, và không được cởi trần”. Lớn lên, tôi mới hiểu ra là ta phải luôn tín thác vào Chúa, Đấng đã yêu thương ta. Bà còn nói với tôi: “cởi trần là Thiên Thần đi qua không nhận”. Lúc đó tôi không hiểu, nhưng lớn lên tôi nhận ra rằng bà nói thế vì quan tâm tôi nên không để tôi ngủ bị cảm hay bị côn trùng đốt.

Mỗi khi đi học xa nhà, tôi rất nhớ bà, nhớ nhất là lên Hà nội lần đầu tiên phải xa bà. Tôi đã khóc vì xa bà mấy ngày! Đi đâu xa nhà, tôi cũng nhanh chóng hay cố gắp sắp xếp thời gian về thăm bà vì tôi nghĩ rằng: bà già cô đơn đã chăm sóc tôi ngay từ nhỏ. Mẹ đi chợ cả ngày nuôi 5 chị em, bố đi xa. Bà thay thế bố mẹ ở nhà dạy dỗ, cơm nước cho chị em chúng tôi trong suốt thời gian dài. 10 năm gần đây bà không nhìn thấy nữa nên nhiều người gọi bà là bà già cô đơn mù. Lại một sự thiệt thòi cho bà nữa! Đáng thương quá!

Dù bà không nhìn thấy gì, bù lại bà có đôi tai nhạy bén và bộ óc minh mẫn. Ai vào thăm bà, bà đều nhớ và luôn cầu nguyện cho mọi người. Có lần tôi hỏi bà: “Mỗi ngày bà lần chuỗi Mân Côi nhiều không? bà cầu nguyện cho những ai? Bà đáp: “Cho tất cả mọi người trong giáo xứ, họ hàng, xóm làng, đặc biệt là các thành viên trong gia đình”. Bà yêu thích việc lần chuỗi Mân Côi và luôn tín thác vào Chúa. Bà nhắc nhở mọi người hãy cầu nguyện không ngừng.

Một vài lần cha xứ hỏi bà: “Sao bà lại để tượng chịu nạn trên đầu làm gì? Bà đáp: “Con giờ không còn nhìn thấy gì nữa, cho nên con để tượng chịu nạn trên đầu để Chúa soi sáng trí óc cho con?” Khi bà bị mù lòa, vậy mà bà tự làm được rất nhiều việc khiến tôi phải học tập. Đó là phải tự lo cho bản thân mình, tự giúp lấy mình, tự cứu lấy mình và tự biết chuẩn bị cho đời sau của mình. Tuy bà mù lòa, nhưng bà tự giặt quần áo và tự phơi đồ. Khi khát nước bà tự đi lấy, nước sôi ở phích bà rót ra cốc, điều đó khiến tôi lo lắng, nhưng bà vẫn làm được.

Hơn 10 năm qua, bà đã chuẩn bị ván cho mình, thời gian mù lòa bà cũng chuẩn bị rất kỹ kho tàng đời sau cho mình. Đôi lúc lên mạng tôi đọc được bài viết họ viết về người cha, người mẹ rất hay với nội dung như sau: “Nếu như một năm bạn về thăm cha mẹ một lần, vậy giả như cha mẹ bạn sống chỉ được 10 năm nữa thôi thì bạn còn gặp bố mẹ bạn mấy lần nữa?”. Điều đó nhắc nhở tôi, giả như bà tôi còn sống được 2 năm nữa mà một năm tôi thăm được bà 10 lần. Vậy là chỉ còn 20 lần nữa gặp bà. Thật không ngờ! đúng là như vậy! Lần cuối cùng tôi nghỉ phép về thăm bà là lần thứ 20.

Nghe tin bà mất, tôi rất buồn! Bởi bà không còn hiện diện trên cõi đời này nữa, không bao giờ còn nghe được lời khuyên bảo, hướng dẫn, dạy dỗ tận tình của bà. Điều quan trọng hơn cả là bà luôn cầu nguyện cho tôi trong mỗi giờ kinh. Kiểm tra đồ đạc của bà khi bà ra đi, không ai thấy vàng bạc hay tiền của, dù chỉ một đồng. Nhưng mọi người có thể thấy được, trong mỗi bọc túi bóng, hòm đồ là cỗ tràng hạt Mân Côi cũ được cất giữ cẩn thận. Bà yêu mến Đức Mẹ và cậy trông vào Chúa. Chúa cho bà một điều mà ai cũng thấy được. Bà mất lúc 15 giờ chiều, hôm thứ Sáu và thánh lễ được cha xứ cử hành thật long trọng. Giờ! Bà không cần đôi mắt nữa.

Tác giả: Agape

***+***
xkta
lpv
gkpv
tvcv
***+***
ra khoi
lnth
LIÊN KẾT

 

 

 

11.jpg 8.jpg 9.jpg 10.jpg 13.jpg
PAGE FACEBOOK
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập303
  • Máy chủ tìm kiếm46
  • Khách viếng thăm257
  • Hôm nay60,489
  • Tháng hiện tại922,024
  • Tổng lượt truy cập69,981,898
Copyright © 2022 thuộc về Tòa Giám Mục Bùi Chu
   Phụ trách: Ban Truyền Thông Giáo Phận Bùi Chu
Địa chỉ: Xuân Ngọc - Xuân Trường - Nam Định

Email: bttbuichu@gmail.com

Chúng tôi trên mạng xã hội

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây