Các mẫu gương trong cầu nguyện

Thứ hai - 02/04/2018 12:55  4764
Cầu nguyện cùng Chúa là tỏ lòng mình ra với Chúa, tỏ lòng thương xót thờ lạy, kính cẩn, khiêm tốn nhìn nhận Thiên Chúa cao cả quyền năng, bày tỏ mối tương quan giữa ta với Ngài. Xin ơn với một thái độ hạ mình, đừng khép mình lại. Bởi Thiên Chúa ban tự do cho ta. Tôi nhờ được sức mạnh là nhờ cầu nguyện của người khác nữa. Cầu nguyện với tâm tình tạ ơn, vì tất cả ta có là do Thiên Chúa: “Có ơn nào anh em không nhận” (1Cr 4,7). Qua đó, “Tạ ơn trong mọi hoàn cảnh” (1Tx 5,18). Cũng vậy, “Ta cũng hãy ca ngợi Chúa, đem cả tâm hồn mà ca ngợi chúc tụng Chúa” (Ep 5,19).
 
Đối với Áp-ra-ham, dù thử thách nhưng ông luôn vững tin vào Thiên Chúa. Còn Môsê trong tình thân mật với Thiên Chúa, mặt giáp mặt như 2 người bạn với nhau (Xh 33,11). Ông múc được sức mạnh để chuyển cầu cho dân mình. Trên đỉnh Carmel ông Êlia là tổ phụ của các tiên tri cầu khẩn: “Xin đáp lời con, lạy Chúa, xin đáp lời con” (1Tv 18,37). Cho nên, ông đã giúp dân chúng quay về với đức tin. Thật vậy, “Cầu nguyện là một sự trào dâng của con tim, cầu nguyện đơn giản là một cái nhìn hướng về trời, là một tiếng kêu nhận biết và yêu thương, ôm lấy cả thử thách lẫn niềm vui”[1]. Cầu nguyện với chính mình, có Thiên Chúa ở với ta. Bởi vì, “Cầu nguyện là một cuộc chiến đấu tên cám dỗ: vô cảm, lãnh đạm với Thiên Chúa. Tuy nhiên, “Cũng cần phải có những người cầu nguyện cho những người không bao giờ cầu nguyện”[2]. Thiên Chúa không phải là  một “nhà phân phối” tự động: ta phải tin cậy vào Chúa cả trong cách thế mà Chúa nhận lời ta nữa.
 
Từ đó, ta có thể nhận ra rằng: “Muốn biết thánh ý Chúa, phải làm 3 việc: Cầu nguyện, đợi chờ, và tìm hiểu hỏi han”[3]. Còn đối với Thánh Catarina thành Siena TK XIV, thì có “Ba hình thức để cầu nguyện: Cầu nguyện liên lỉ, bằng lời nói và bằng tâm trí (tâm nguyện)”. Không những ta cầu nguyện để đồng hành với Chúa, mà còn phải hạ mình xuống khi cầu nguyện, rèn luyện tâm hồn chúng ta, từ bỏ cái tôi như thế Thiên Chúa sẽ nhận lời cầu nguyện của ta. “Cầu nguyện là chu toàn bổn phận hằng ngày trong lòng mến làm những việc tầm thường, biết dùng gương sáng như một công cụ để cảm hoá người khác, làm việc trong tinh thần tín thác vào Chúa, kiên trì trung thành cũng như phó thác”[4].
 
Noi gương Đức Trinh Nữ Maria: “Nếu bạn không biết cầu nguyện thế nào, hãy xin Chúa dạy bạn và xin Mẹ trên trời của người cầu nguyện với bạn và cho bạn”[5]. Đức trinh nữ Maria đã trả lời Thiên sứ “Xin làm cho tôi như lời Thiên Thần nói” (Lc 1,38). Hiến trọn thân mình để đáp lại tình yêu Chúa. Và cho ý định cứu chuộc của Ngài. Cùng Mẹ ta thưa với Chúa lời “Xin vâng”, vâng theo thánh ý Chúa. Mẹ Tê-rê-sa Calcutta: “Cầu nguyện phải xuất phát từ con tim và phải chạm đến con tim của Chúa Giêsu”.
 
Mẫu gương cầu nguyện nơi Đức Kitô Giêsu: Chúa đã vui lòng chấp nhận mọi sự đau khổ và chết, sau khi Ngài phó linh hồn cho Chúa Cha”. “Lạy Chúa, con xin phó linh hồn trong tay Cha” (Lc 23, 46). Sau đó, Chúa tắt thở. Đó là biểu lộ lòng tin cậy vô bờ của người nơi Cha người. Chúa Giêsu còn học cầu nguyện từ Mẹ của mình là Đức Trinh nữ Maria và từ truyền thống Do Thái. Người cầu nguyện nơi hoang vắng, kể cả lúc ban đêm. Người cầu nguyện không theo ý Con mà theo ý muốn Cha của Người. Người dâng tất cả lên Chúa Cha, Đấng đón nhận tất cả lời cầu nguyện. Người dạy ta cầu nguyện bằng kinh lạy Cha. “Anh em hãy xin, anh em sẽ được, để niềm vui của anh em nên trọn vẹn” (Ga 16,24).
 
Để đạt được bình an trong tâm hồn, ta cần học hỏi về thế giới nội tâm của chính mình, biết lắng nghe tiếng nói bên trong con người mình. Và hành động dựa theo tiếng lương tâm. Cho nên, giảm thiểu ảnh hưởng của tiếng ồn bằng cách thử giải trí bằng một số âm thanh êm dịu hơn, để tâm trí giữ được thế cân bằng cần có. Như vậy, so với tâm trạng băn khoăn lo lắng, thì tư tưởng tích cực có hiệu quả hơn rất nhiều để cầu nguyện.
 
Qua gương sống của các Ngài, chắc chắn mỗi người trong chúng ta sẽ tìm ra một con đường cho riêng mình để cầu nguyện. Nếu dùng đời sống của các Ngài mà soi vào đời sống của ta. Mọi người sẽ nhận ra ơn gọi của bản thân, không có đời sống cầu nguyện thì sẽ cảm thấy lo lắng, không bình an, buồn rầu và chán nản. Nhờ đời sống cầu nguyện và học hòi mẫu gương của các Ngài. Đã đánh động chính bản thân và là động lực giúp bản thân trong hành trình theo Chúa. Với một niềm tin vững vàng và kết hợp với Chúa Kitô mà lớn lên trong tình con thảo. “Cầu nguyện trong gia đình là một phương thế ưu việt để diễn tả và củng cố đức tin Phục Sinh. Hành trình cầu nguyện của gia đình đạt tới đích điểm trong việc tham dự Thánh lễ”[6]. “Ơn nhận định thiêng liêng[7]: Chúng ta cần biết đọc thấy trong tâm hồn mình điều Chúa muốn. Trong thế giới phức tạp với biết bao tiếng nói ngày nay. “Lạy Thiên Chúa của con, nếu miệng lưỡi con không thể lúc nào cũng lặp lại rằng con yêu mến Ngài. Con muốn rằng tim con luôn lặp lại lời đó với Chúa theo từng nhịp thở của con[8]
 
Quai Dép
 
 

[1]  Thánh Tê-rê-sa Hài đồng Giêsu.
[2]  Victor Hugo.
[3]  Thánh Gioan Boscô.
[4]  Thánh Mônica.
[5]  ĐGH Bê-nê-dic-tô XVI.
[6]  Tông huấn Amoris Laetitia niềm vui của tình yêu số 318.
[7]  Ý cầu nguyện của Đức Thánh Cha Phan-xi-cô, tháng 3 năm 2018.
[8]  Gioan Maria Vianney.
 
***+***
xkta
lpv
gkpv
tvcv
***+***
ra khoi
lnth
LIÊN KẾT

 

 

 

11.jpg 8.jpg 9.jpg 10.jpg 13.jpg
PAGE FACEBOOK
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập221
  • Máy chủ tìm kiếm30
  • Khách viếng thăm191
  • Hôm nay40,842
  • Tháng hiện tại907,605
  • Tổng lượt truy cập70,935,362
Copyright © 2022 thuộc về Tòa Giám Mục Bùi Chu
   Phụ trách: Ban Truyền Thông Giáo Phận Bùi Chu
Địa chỉ: Xuân Ngọc - Xuân Trường - Nam Định

Email: bttbuichu@gmail.com

Chúng tôi trên mạng xã hội

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây