Vui học Giáo Lý và Thánh Kinh số 33

Thứ tư - 26/08/2015 21:06  1463
VUI HỌC GIÁO LÝ & THÁNH KINH SỐ 33
Chúa Nhật XXII Thường Niên B

 
TIN MỪNG (Mc 7,1-8a.14-15.21-23)
1 Có những người Pha-ri-sêu và một số kinh sư tụ họp quanh Đức Giê-su. Họ là những người từ Giê-ru-sa-lem đến. 2 Họ thấy vài môn đệ của Người dùng bữa mà tay còn ô uế, nghĩa là chưa rửa. 3 Thật vậy, người Pha-ri-sêu cũng như mọi người Do-thái đều nắm giữ truyền thống của tiền nhân: họ không ăn gì, khi chưa rửa tay cẩn thận; 4 thức gì mua ngoài chợ về, cũng phải rảy nước đã rồi mới ăn; họ còn giữ nhiều tập tục khác nữa như rửa chén bát, bình lọ và các đồ đồng. 5 Vậy, người Pha-ri-sêu và kinh sư hỏi Đức Giê-su: "Sao các môn đệ của ông không theo truyền thống của tiền nhân, cứ để tay ô uế mà dùng bữa?" 6 Người trả lời họ: "Ngôn sứ I-sai-a thật đã nói tiên tri rất đúng về các ông là những kẻ đạo đức giả, khi viết rằng:
            Dân này tôn kính Ta bằng môi bằng miệng,
            còn lòng chúng thì lại xa Ta.
7           Chúng có thờ phượng Ta thì cũng vô ích,
            vì giáo lý chúng giảng dạy chỉ là giới luật phàm nhân.
8              Các ông gạt bỏ điều răn của Thiên Chúa, mà duy trì truyền thống của người phàm."
14 Sau đó, Đức Giê-su lại gọi đám đông tới mà bảo: "Xin mọi người nghe tôi nói đây, và hiểu cho rõ: 15 Không có cái gì từ bên ngoài vào trong con người lại có thể làm cho con người ra ô uế được; nhưng chính cái từ con người xuất ra, là cái làm cho con người ra ô uế. 21 Vì từ bên trong, từ lòng người, phát xuất những ý định xấu: tà dâm, trộm cắp, giết người, 22 ngoại tình, tham lam, độc ác, xảo trá, trác táng, ganh tỵ, phỉ báng, kiêu ngạo, ngông cuồng. 23 Tất cả những điều xấu xa đó, đều từ bên trong xuất ra, và làm cho con người ra ô uế."

Download File PowerPoint tại đây
Download File Word tại đây

I. HÌNH
 

1.     Tìm 3 điểm khác nhau giữa 2 hình trên?

II. TRẮC NGHIỆM
2.     Người Pha-ri-sêu cũng như người Do-thái nắm giữ truyền thống gì của tiền nhân? (Mc 7,3-4)
a.     Rửa tay
b.     Rửa đồ ăn
c.     Rửa chén rửa bình
d.     Tất cả các ý trên

3.     Dân này tôn kính Ta bằng gì? (Mc 7,6)
a.     Môi miệng
b.     Tấm lòng
c.     Chân lý
d.     Của lễ

4.     Những gì làm cho con người ra ô uế? (Mc 7,23)
a.     Tất cả những gì từ bên ngoài vào trong con người
b.     Tất cả những gì từ bên trong con người xuất ra
c.     Cả a và b đúng
d.     Cả a và b sai

III. GIẢI Ô CHỮ
5.     Ô chữ hàng dọc là gì?
 
 
 
Những gợi ý hàng ngang
1. "Sao các người nào không của Đức Giêsu không theo truyền thống của các tiền nhân, cứ để tay ô uế mà dùng bữa"?
2. Vì từ bên trong, từ lòng người, phát xuất những ý định xấu: tà dâm, trộm cắp, giết người, ngoại tình, ... ..., độc ác, xảo trá, trác táng, ganh tỵ, phỉ báng, kiêu ngạo, ngông cuồng.
3. Không có cái gì từ đâu vào trong con người lại có thể làm cho con người ra ô uế được?
4. Đức Giêsu gọi cái gì đến mà bảo?
5. Người Pha-ri-sêu và các kinh sư thấy vài môn đệ của Đức Giêsu làm gì mà tay còn ô uế, nghĩa là chưa rửa?
6. Vì từ bên trong, từ lòng người, phát xuất những ý định xấu: tà dâm, ... ..., giết người, ngoại tình, tham lam, độc ác, xảo trá, trác táng, ganh tỵ, phỉ báng, kiêu ngạo, ngông cuồng.?
7. Vì từ bên trong, từ lòng người, phát xuất những ý định xấu: tà dâm, trộm cắp, giết người, ngoại tình, tham lam, độc ác, xảo trá, trác táng, ganh tỵ, phỉ báng, kiêu ngạo, ... ...?
8. Một số kinh sư và nhóm người nào tụ họp quanh Chúa Giêsu?
9. Ngôn sứ nào nói tiên tri rất đúng về các ông là những kẻ đạo đức giả?

IV. GIÁO LÝ
6.     Cử hành thánh lễ với loại rượu nho nào?
 


ĐÁP ÁN
VUI HỌC GIÁO LÝ & THÁNH KINH SỐ 32
Chúa Nhật XXI Thường Niên B
(Ga 6,54a.60-69)

I. HÌNH


1. Khác nhau: (1) tòa nhà cao tầng; (2) tai của Chúa; (3) chấm trắng.

II. TRẮC NGHIỆM
2a; 3a; 4d

III. GIẢI Ô CHỮ



5. Ô chữ cần tìm là: ĐẤNG THÁNH

IV. GIÁO LÝ
6. Tại sao chủ tế đổ ít nước vào rượu?
Ngày xưa, tại các xứ vùng biển Địa Trung Hải, người ta có thói quen pha một chút nước vào rượu, thường nặng và gắt.
Vào bữa Tiệc Ly (bữa ăn cuối cùng của Chúa Giêsu với các môn đệ trước khi chịu tử nạn), phải chăng Chúa Giêsu đã pha chút nước vào rượu nho ? Có thể như vậy, tuy không có một tài liệu nào xác quyết việc này cả. Nhưng từ thế kỷ thứ II, người ta có thể xác định chắc chắn có việc pha nước vào rượu trong thánh lễ.
Nghi thức này có ý nghĩa rất hay : đó là dấu chỉ mối liên quan chặt chẽ giữa thần tính và nhân tính trong Chúa Kitô ; đồng thời, là sự liên kết chặt chẽ của chúng ta (tượng trưng bởi nước) với Chúa Kitô (rượu nho) làm thành lễ vật dâng trong trong thánh lễ. Chúa Kitô không tự hiến tế một mình, nhưng liên kết với Giáo Hội mà chính Người là đầu.
Ý nghĩa phong phú của các biểu tượng này được thể hiện trong lời cầu nguyện của vị chủ tế khi pha chút nước vào rượu nho : "Cũng như giọt nước này hòa chung với rượu, xin cho chúng con được thông phần bản tính Thiên Chúa của Đấng đã đoái thương chia sẻ thân phận làm người với chúng con".
 

Ghi chú: Thể lệ tham gia VUI HỌC GIÁO LÝ & THÁNH KINH (mỗi tuần 1 số):
Thành phần: gồm tất cả các em thiếu nhi 14 tuổi trở xuống thuộc các giáo xứ trong giáo phận Bùi Chu
Bài dự thi:
- Phải đề rõ tên thánh, họ và tên gọi, năm sinh, thuộc giáo họ/giáo xứ, địa chỉ và số điện thoại (nếu có)
- Trả lời đúng tất cả các câu hỏi trên và
- Gửi bài dự thi về địa chỉ josbuituyen@yahoo.co.uk  hay josbuituyen@gmail.com hoặc gửi tin nhắn (SMS) về số Đt: 0917 673017 sớm nhất. Hạn chót nhận bài hết ngày Chúa nhật hàng tuần.
Giải thưởng: sẽ được gửi về qua các cha xứ vào dịp tĩnh tâm tháng lẻ
-         Giải nhất: 100 000 VNĐ
-         Giải nhì: 60 000 VNĐ
-         Giải ba: 40 000 VNĐ

Tác giả: Lm. Giuse Tuyền Bá

***+***
xkta
lpv
gkpv
tvcv
***+***
ra khoi
lnth
LIÊN KẾT

 

 

 

11.jpg 8.jpg 9.jpg 10.jpg 13.jpg
PAGE FACEBOOK
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập205
  • Máy chủ tìm kiếm54
  • Khách viếng thăm151
  • Hôm nay29,602
  • Tháng hiện tại877,224
  • Tổng lượt truy cập70,904,981
Copyright © 2022 thuộc về Tòa Giám Mục Bùi Chu
   Phụ trách: Ban Truyền Thông Giáo Phận Bùi Chu
Địa chỉ: Xuân Ngọc - Xuân Trường - Nam Định

Email: bttbuichu@gmail.com

Chúng tôi trên mạng xã hội

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây